Nhiều hoạt động chăm lo cho thanh niên công nhân và người lao động khó khăn
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin do thời điểm hiện nay rất thuận lợi để các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, có nguy cơ bùng phát mạnh.Theo ghi nhận từ Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, đầu năm 2025, số lượt khách hàng đến tiêm chủng tăng 5% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vắc xin cúm và phế cầu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua. Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và gia tăng nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phòng bệnh chủ động trước những thông tin về dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 tỉ ca mắc cúm, với 3-5 triệu ca bệnh nặng và từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A (H1N1). Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa cúm và các biến chứng nguy hiểm. WHO thông báo, việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70-80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80-90%. Tính riêng với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, tiêm vắc xin có thể giảm 35% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, giảm 58% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường, giảm 70% tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Theo bác sĩ Lê Thanh Khôi, Trưởng hội đồng y khoa, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, cúm gây các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. “Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền, việc chủ động tiêm vắc xin cúm là rất quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt”, bác sĩ Khôi nhấn mạnhThông thường, cúm thường diễn biến biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn.Bác sĩ Pierre Jaillot: Người đưa ra chỉ dẫn quan trọng trước mỗi ca mổ tại FV
Từ giữa tháng 12.2024, ứng dụng VNeID của Bộ Công an đã chính thức tích hợp thêm tính năng mua thuốc trực tuyến. Tính năng này được xây dựng để giúp người dân dễ dàng tiếp cận thuốc men một cách an toàn, thuận tiện và minh bạch hơn. Đây là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu, hai đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và y tế.Việc tích hợp tính năng này không chỉ giúp người dân mua thuốc nhanh chóng mà còn giảm thiểu tình trạng mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng nhờ cơ chế xác thực thông tin chặt chẽ. Đồng thời, hệ thống cũng giúp tăng cường khả năng quản lý dữ liệu về sức khỏe, từ đó hỗ trợ các bác sĩ và cơ quan y tế đưa ra những quyết định phù hợp hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Tính năng mua thuốc trực tuyến qua VNeID là bước tiến quan trọng trong quá trình số hóa y tế, mang lại lợi ích không chỉ cho người dân mà còn cho cả hệ thống y tế quốc gia.Với tiện ích mới, người dân có thể mua thuốc trực tiếp từ Nhà thuốc Long Châu mà không cần đến cửa hàng. Quy trình mua thuốc qua VNeID gồm các bước chi tiết như sau:Tính năng này mang lại nhiều lợi ích đáng kể, giúp người dân tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, theo dõi sức khỏe toàn diện và giảm tải cho hệ thống y tế. Đồng thời, việc số hóa hồ sơ y tế sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nhờ dữ liệu đầy đủ và kịp thời.Việc triển khai tính năng mua thuốc trực tuyến qua VNeID đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế. Với khả năng hỗ trợ quản lý sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng dịch vụ, VNeID đang góp phần phục vụ cộng đồng một cách hiệu quả, đồng thời xây dựng nền tảng y tế hiện đại và tiện ích hơn cho người dân.
Dân bức xúc vì con đường nắng bụi, mưa lầy
VinFast VF 7 ra đời là mảnh ghép hoàn hảo cho dải sản phẩm SUV thuần điện của hãng xe Việt Nam. Có kích thước xếp vào phân khúc C, VinFast VF 7 phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng nhiều nhu cầu hơn so với "đàn anh" VF 8 hay VF 9 vốn có kích thước to lớn hơn.
Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên nhiều tuyến đường của Hà Nội như Lê Quang Đạo, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển... tràn ngập các loại hoa lan như lan hồ điệp, lan vũ nữ, các loại lan rừng quý hiếm được bày bán phục vụ nhu cầu chơi hoa ngày tết của người dân.Tại đường Lê Quang Đạo (đoạn đối diện sân vận động Mỹ Đình, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội), rất nhiều gian hàng trưng bày, bán hoa lan hồ điệp Đà Lạt đã được dựng lên. Bên trong mỗi gian hàng có hàng trăm chậu lan với đủ kích cỡ lớn, nhỏ.Các nhân viên bán hàng cho biết, giá mỗi chậu lan hồ điệp dao động từ 3 triệu đồng đến vài chục triệu đồng, tùy vào kiểu dáng, chậu hoa và kích thước. Đối với hoa lan hồ điệp được ghép trên thân gỗ đều có giá trên 10 triệu đồng.Đáng chú ý, cũng tại khu vực sân vận động Mỹ Đình, một gian hàng đã trưng bày tác phẩm hoa lan có tên gọi "rồng vàng lan ngọc" cao hơn 3 m, ghép từ 2.868 cành hoa lan hồ điệp Đà Lạt được rao bán với giá 3,868 tỉ đồng.Giải thích về chậu hoa lan có giá "khủng", anh Hoàng Nghiệp, chủ chậu hoa lan, cho biết 2.868 cành hoa lan hồ điệp được lựa chọn có chuỗi hoa từ 13 - 14 hoa, mỗi cành hoa có giá trị 500.000 đồng.Phần chậu hoa được nghệ nhân ở Thái Bình đắp thủ công 9 con rồng, dát 20 cây vàng 24K. Đặc biệt, trong 9 con rồng, có 8 con được đính đá ruby trên mắt, con rồng chính được đính 1 kim cương ở giữa. Ngoài ra, chậu hoa lan cũng được xác lập kỷ lục là chậu hoa lan lớn nhất Việt Nam.Anh Hiệp tiết lộ, đây là năm thứ 4 anh tung ra thị trường chậu lan "khủng" nhưng vẫn chưa có đại gia "xuống" tiền để sở hữu nó. "Nếu năm nay không bán được, tôi sẽ giữ lại và làm một chậu lan khác cho năm sau", chủ nhân chậu lan nói.
Cua rơ trẻ Phạm Lê Xuân Lộc đoạt lại áo vàng giải xe đạp 'Về Điện Biên Phủ’
Ngày 11.3, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt cho biết, việc chậm xử lý tình trạng ô nhiễm tại hồ Vạn Thành 2 là do UBND P.5, TP.Đà Lạt thiếu kiên quyết vì khu vực chăn nuôi nằm ngoài hành lang bảo đảm an toàn hồ đập.Ông Hỷ cho biết, ngày 26.2.2024, trung tâm và UBND P.5 cùng một số cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt kiểm tra và lập biên bản về tình trạng ô nhiễm hồ nước Vạn Thành 2 và các hộ chăn nuôi heo quanh khu vực hồ. Thời điểm đó, 2 hộ chăn nuôi heo gồm Nguyễn Trọng Toàn và Trần Văn Trúc đang chăn nuôi trên 300 con heo, nhưng không cung cấp được giấy tờ pháp lý liên quan việc chăn nuôi như giấy đủ điều kiện, giấy phép môi trường. Lúc đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu các chủ cơ sở chăn nuôi không được thải nước thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và hồ Vạn Thành 2; khẩn trương di dời chuồng trại đi nơi khác theo quy định. Các hộ này đều ký vào biên bản.Sáng 11.3, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND P.5, cho biết năm 2024, khi làm việc, 2 hộ nuôi heo trên đồng ý di dời trại heo nhưng do họ chưa tìm được quỹ đất để dời. "Sáng nay (11.3), chúng tôi tiếp tục mời các hộ chăn nuôi heo phía trên thượng nguồn hồ làm việc, phường sẽ yêu cầu họ di dời trại heo để bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường và hồ nước Vạn Thành 2", ông Cường khẳng định.Trước đó, ghi nhận vào ngày 10.3 của PV Thanh Niên tại hồ thủy lợi Vạn Thành 2, trên địa bàn làng hoa Vạn Thành, P.5 (TP.Đà Lạt), nước hồ vẫn đang ô nhiễm khiến nhiều nông hộ không thể canh tác. Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Tổ trưởng dân phố Vạn Thành, cho biết hồ thủy lợi Vạn Thành 2 trước thuộc Tập đoàn 5 Vạn Thành, sau này thuộc sự quản lý của Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt. Trước đây, hồ nước rất trong xanh phục vụ nước tưới cho hơn 40 héc ta rau hoa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước hồ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhiều nông hộ không thể canh tác hoa.Ông Nguyễn Quốc Toản (nông dân Vạn Thành kiêm Tổ trưởng tổ tự quản hồ Vạn Thành 2) cho biết thêm, từ khi trên đồi phía thượng nguồn của hồ có 2 trại nuôi heo thì nước hồ bắt đầu bị ô nhiễm. Những ngày trời nắng nóng cả khu vực thung lũng này bốc mùi hôi thối, khó chịu. Gia đình ông không thể canh tác hoa.Tương tự, ông Trương Thanh Vũ (làng hoa Vạn Thành), cho biết: "Vườn hoa đồng tiền tưới nước hồ bị ô nhiễm, hoa bị châm kim, nhiễm bệnh rụng hết cánh không thể thu hoạch để bán. Nước ở hồ Vạn Thành 2 bơm vào hồ nuôi cá, cá cũng chết hết".Theo chân cán bộ UBND P.5, chúng tôi vượt núi đến 2 trại nuôi heo phía trên đồi. Mỗi trại heo nuôi khoảng 100 con heo lấy thịt. Quan sát thực tế, nước thải từ 2 trại heo này chạy vào ống nhựa dẫn xuống những hồ nhỏ phía dưới vườn cà phê bốc mùi hôi thối. Khi nước thải trong hồ quá nhiều, chảy tràn xuống khe suối và chảy vào hồ nước Vạn Thành 2.Chưa kể một số người dân gần 2 trại heo này cũng xin tận dụng nước thải của 2 trại heo trên để dẫn về vườn tưới gốc cà phê (thay phân). Điều đáng nói, những bể chứa này không có nắp đậy, luôn sủi bọt, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Khi hồ chứa đầy, nước thải hôi thối cũng chảy xuống hồ nước Vạn Thành 2.Ông Nguyễn Trọng Toàn (chủ trại heo) cho biết ông thuê đất của ông Phạm Công (người dân ở địa phương) để làm trại nuôi heo trong nhiều năm qua. Ông Toàn thừa nhận, việc nước hồ Vạn Thành 2 bị hôi thối, ô nhiễm có nhiều nguyên nhân, trong đó 2 trại nuôi heo cũng có một phần. Theo ông Toàn, có những hộ sau khi ngâm giá thể trồng hoa chậu cũng xả nước thải xuống hồ Vạn Thành 2."Trại heo của chúng tôi nuôi hơn 100 con, do nuôi bằng thức ăn thừa, không nuôi bằng cám nên heo chậm lớn. Hơn nữa, heo có nhiều lứa nên chúng tôi đang bán dần và sẽ có hướng chuyển trại heo đi nơi khác, không nuôi ở đây nữa", ông Toàn nói.Trước những thiệt hại do hồ nước bị ô nhiễm, từ giữa tháng 5.2022, người dân làng hoa đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. UBND P.5 cùng các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt đã đến hiện trường nhiều lần nhưng tình trạng nuôi heo gây ô nhiễm hồ nước vẫn chưa được xử lý. Khi họp cử tri, người dân làng hoa cũng đã nêu ý kiến nhưng rồi mọi việc vẫn đâu vào đấy, tình trạng nước hồ ô nhiễm ngày càng nặng.