Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group: Đưa Việt Nam ra thế giới - mang thế giới đến Việt Nam
Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, mời Thủ tướng Phạm Minh Chính di chuyển tới vị trí danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Thủ tướng Petr Fiala mời Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt đội danh dự, sau đó hai Thủ tướng giới thiệu thành phần đoàn của hai bên tham dự lễ đón. Sau lễ đón, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Petr Fiala có cuộc gặp hẹp và dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Czech sau 75 năm tiếp tục phát triển tốt đẹp. Đây là sự kiện khởi động năm 2025 kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và hai bên cũng dự kiến sẽ nâng cấp quan hệ trong chuyến thăm này. Czech luôn ủng hộ Việt Nam trong suốt công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ truyền thống với Cộng hòa Czech. Czech luôn quan tâm thực hiện chính sách phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; duy trì các cơ chế hợp tác; luôn ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế. Thời gian qua, quan hệ kinh tế, thương mại song phương phát triển vượt bậc. Czech là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Czech trong ASEAN. Kim ngạch thương mại giữa hai nước gần đây có tăng trưởng mạnh, năm 2024 đạt khoảng 2 tỉ USD. Hiện, Cộng hòa Czech có 41 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 91 triệu USD tại Việt Nam. Ngoài hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, hai nước cũng hợp tác tích cực trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao…Thanh toán không tiền mặt đang thành xu hướng mới tại Việt Nam
Chiều 21.1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu, đối thoại tại Phiên Đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu".Phiên đối thoại được WEF truyền hình trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến lớn của diễn đàn, và được sắp xếp làm điểm nhấn trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của Hội nghị WEF 55.Đây cũng là một trong 5 phiên đối thoại chính sách với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, những người được WEF đánh giá là có tầm nhìn, ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng được tổ chức tại Hội nghị WEF Davos năm nay. Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và người dẫn chương trình nổi tiếng - Trưởng ban biên tập Tạp chí Financial Times Gillian Tett, đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn nhờ vào thành tựu phát triển kinh tế qua 40 năm đổi mới. Ý chí và quyết tâm cùng với các chính sách phát triển đột phá nhằm nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên thông minh để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành nguồn lực để đưa kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Theo Thủ tướng, kỷ nguyên thông minh là một kỷ nguyên mà chính trị ổn định, không có chiến tranh; kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, môi trường phải được bảo đảm và không ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, kỷ nguyên thông minh phải đi đôi với phát triển trí tuệ thông minh, cơ sở dữ liệu. Để chuẩn bị cho kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng cho biết, Việt Nam chủ trương thúc đẩy hoàn thiện thể chế, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển bình đẳng trong nền kinh tế nhiều thành phần, xác định phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam. Theo đó, Nghị quyết 57 mới ban hành về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ. Thủ tướng thông tin, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thông minh, dự kiến hoàn thành xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trong tháng 6.2025.Mặc dù là đất nước chịu nhiều thiệt thòi, có xuất phát điểm thấp, có nền kinh tế đang chuyển đổi nhưng Thủ tướng cho biết, với những nỗ lực trên, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng về hợp tác nghiên cứu và phát triển, là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu như Samsung, NVIDIA… Kết luận phiên đối thoại, bà Gillian Tett chia sẻ ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam là đất nước ấn tượng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong suốt 4 thập kỷ cải cách. Với mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu của phát triển trên thế giới. Các thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu tham dự. Sự thành công của phiên đối thoại chính sách năm thứ hai liên tiếp góp phần củng cố vai trò, vị thế quốc tế, lan tỏa những thành tựu to lớn của đất nước trong những năm qua, cũng như tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Pháp luật quy định thế nào về 'thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động'?
Tờ The Guardian ngày 7.3 đưa tin các bác sĩ ở London đã phục hồi thành công khứu giác và vị giác cho những bệnh nhân mắc Covid-19 kéo dài, nhờ phương pháp phẫu thuật tiên tiến giúp mở rộng đường thở trong mũi để thúc đẩy quá trình phục hồi.Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán mắc Covid-19 đều hồi phục hoàn toàn, nhưng căn bệnh này có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng lâu dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 100 người mắc Covid-19 thì có khoảng 6 người bị hậu Covid-19, với hàng triệu người bị ảnh hưởng trên toàn cầu.Mất khứu giác và vị giác là một trong hơn 200 triệu chứng khác nhau được ghi nhận ở những người bị hậu Covid-19.Giờ đây, các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện thuộc Đại học College London (UCLH) ở Anh đã chữa khỏi cho hàng chục bệnh nhân bị mất khứu giác nghiêm trọng sau khi nhiễm Covid-19.Tất cả đều đã gặp vấn đề này trong hơn 2 năm và các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như đào tạo khứu giác và corticosteroid, đều không hiệu quả.Trong một nghiên cứu nhằm tìm ra những cách mới để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ phẫu thuật đã thử một kỹ thuật gọi là phẫu thuật vách ngăn mũi chức năng (fSRP), thường được sử dụng để điều chỉnh độ lệch của vách ngăn mũi, làm tăng kích thước của đường thở qua mũi.Điều này thúc đẩy luồng không khí vào vùng khứu giác, ở vòm của khoang mũi, nơi kiểm soát mùi. Các bác sĩ cho biết phẫu thuật này giúp tăng lượng chất tạo mùi đến được vòm mũi, nơi có khứu giác.Họ tin rằng việc tăng cường đưa chất tạo mùi đến khu vực này sẽ "khởi động" quá trình phục hồi khứu giác ở những bệnh nhân đã mất khứu giác do hậu Covid-19.Trong thử nghiệm, 12 bệnh nhân được phẫu thuật và một nhóm đối chứng gồm 13 bệnh nhân tiếp tục luyện tập khứu giác bằng cách ngửi đi ngửi lại cùng một mùi hương.Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật đều có khứu giác được cải thiện, trong khi không có bệnh nhân nào trong nhóm đối chứng cải thiện. Thậm chí 40% trong nhóm đối chứng cho biết khứu giác của họ trở nên tệ hơn.
Người bạn trai gần đây đã nhắn tin rằng anh ấy không thể chịu được nữa và chặn số của cô.
7 món ăn ẩn chứa “quyền lực mềm” văn hóa phổ biến nhất trên thế giới
Tại hội nghị này, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai mong muốn được lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về tầm nhìn và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kinh tế xanh, bền vững. Từ đó rút ra các bài học cũng như đề xuất, giải pháp tổng thể phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của tỉnh Đồng Nai.