Câu chuyện về chiếc váy của Miss Universe Philippines 2023 trong bộ ảnh sau khi đăng quang
Chị Nguyễn Nguyệt Như (26 tuổi), chủ đại lý vé máy bay ở TP.Quảng Ngãi (Quảng Ngãi), cho biết các chuyến bay từ sân bay Chu Lai (Quảng Nam), sân bay Phù Cát (Bình Định) tới sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trong thời gian từ ngày 13.2 – 18.2 (tức mùng 4 – mùng 9 âm lịch) đã hết vé từ trước tết. Chính vì thế, nhiều người ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định muốn trở lại TP.HCM phải chọn sân bay Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng) làm điểm khởi hành.Tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỉ đồng
Chuyển từ BMW 320i sang cầm lái BMW 520i mang đến cảm giác khác lạ cho tay lái. Chiếc BMW 520i vận hành êm ái và đầm chắc khá rõ, tăng tốc chậm hơn một chút so với BMW 320i, đây cũng là điều dễ hiểu với xe kích thước to lớn hơn và trọng lượng nặng hơn. Dù vậy, cảm xúc từ vô-lăng mang lại vẫn vẹn nguyên, nếu khéo léo chân ga vẫn đủ sức giúp chiếc xe di chuyển theo ý muốn, hoàn thành các góc cua một cách ngọt ngào theo kiểu phấn khích nhất. Nhờ sự ổn định, đầm chắc và có phần chậm hơn, hành khách đi cùng trên chiếc BMW 520i có cảm giác không "sợ" như ngồi trên chiếc BMW 320i mỗi khi vào cua gắt, bứt tốc.
Hội nghị giao ban công tác Đoàn cụm miền Đông Nam bộ
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.
Văn bản nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp đến. Cụ thể, Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình đề nghị các cơ sở giáo dục tăng cường tuyên truyền cho học sinh về tác hại của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, sử dụng các chất kích thích; không được mua các vật dụng liên quan và chế tạo pháo nổ. Nhà trường phải đẩy mạnh giáo dục, định hướng và tổ chức nhiều loại hình vui chơi lành mạnh, giới thiệu cho học sinh những tác phẩm hay, có ý nghĩa giáo dục, biết chọn lọc các thông tin bổ ích trên các mạng xã hội. Cần đa dạng hình thức tuyên truyền để học sinh nắm rõ các văn bản xử phạt nếu vi phạm các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo nổ và vi phạm trật tự an toàn giao thông.Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình, TP.HCM chỉ đạo lãnh đạo các trường học trong quận: "Nghiêm cấm học sinh tham gia các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo và vi phạm trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Cho học sinh cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, không để xảy ra các vi phạm về pháo nổ, trật tự an toàn giao thông. Quán triệt, phân công các lực lượng trong nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, ngăn ngừa và phát hiện sớm việc học sinh có liên quan đến các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo và vi phạm trật tự an toàn giao thông".Bên cạnh đó, quận này yêu cầu nhà trường phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời với lực lượng công an, với gia đình học sinh để ngăn chặn, không để xảy ra các vụ việc liên quan đến các tệ nạn xã hội, học sinh vi phạm pháp luật về pháo nổ, về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là tai nạn thương tích do pháo nổ.
X-Cyber eSports Stadium - Điểm đến hoành tráng cho game thủ khu vực Quận 9
Theo ghi nhận của Thanh Niên, lễ hội phết Hiền Quan năm 2025 xã Hiền Quan chỉ tổ chức phần rước kiệu, tế lễ, không tổ chức phần cướp phết.Việc không tổ chức cướp phết khiến người dân Hiền Quan tiếc nuối. Họ cho rằng lễ hội được tổ chức hàng nghìn năm nay nhưng lại thiếu đi phần "linh hồn".Ông Bùi Phúc Khánh (75 tuổi, người dân xã Hiền Quan) bày tỏ dân làng Hiền Quan luôn náo nức hướng về, trông đợi ngày hội làng đầy ý nghĩa. Thế nhưng 7 năm nay xã chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội (cướp phết) khiến người dân hụt hẫng. Thậm chí, những năm trước, thanh niên trong làng đã tập trung trước sân đền đòi cướp phết ngay tại sân tế lễ của hội.Theo ông Khánh, lễ hội phết Hiền Quan được duy trì hàng nghìn năm qua, dù có những hình ảnh phản cảm do đông người nhưng chưa từng xảy ra sự cố hay có người bị thương. Sau dịch Covd-19, việc dừng cướp phết phải chăng là do địa phương không muốn tổ chức? "7 năm không diễn ra cướp phết, dân làng tâm tư, nhiều người xa quê không về dự lễ hội nữa", ông Khánh nói và khẳng định, nếu cướp phết được tổ chức lại, ông sẽ cùng thôn, chi đoàn thanh niên vận động đảm bảo an ninh trật tự, đáp ứng mọi yêu cầu của cơ quan chức năng.Ông Nguyễn Tiến Nhân (55 tuổi, ở khu 10, xã Hiền Quan), người năm nay được chọn vào vai ông Tiên Chỉ - thực hành phần “khẩn tấu” trong lễ hội, cũng bày tỏ các cơ quan quản lý, chính quyền "trả" lễ hội cướp phết về cho người dân.Liên quan đến việc không tổ chức cướp phết, ông Trần Kim Tuyến, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Quan, cho biết năm nay, tỉnh Phú Thọ và H.Tam Nông đã giao chính quyền xã Hiền Quan lên kịch bản tổ chức, nhưng với quy mô lớn như lễ hội này, cấp cơ sở không tổ chức được.Ông Tuyến lý giải, khi cướp phết có hàng trăm người, ai cũng mong muốn được sờ vào quả phết để lấy may, lấy lộc. Vì vậy, vấn đề an ninh của cơ sở sẽ không đảm bảo, phải có sự hỗ trợ của cấp huyện, tỉnh và T.Ư.Mặt khác, địa phương cũng đang thiếu kinh phí để tạo ra một khuôn viên an toàn và văn hóa. Quy hoạch đã có nhưng phải được người dân ủng hộ. Có thể sẽ phải gieo cấy chậm lại và "phải được sự đồng thuận từ cấp trên"."Khó nhất là kinh phí, xã chúng tôi vẫn còn khó khăn, một năm chỉ được phân bổ 300 triệu đồng tiền ngân sách cho mọi thứ nên rất khó. Tôi ví dụ, nếu như hội phết này có 1 tỉ đồng, chúng tôi tổ chức được luôn", ông Tuyến nói.Ông Tuyến chia sẻ, năm nay không tổ chức cướp phết, bản thân ông cũng rất trăn trở nhưng thời gian vẫn hơi gấp. "Nếu có sự chuẩn bị đồng thuận của nhân dân, năm 2026 hội phết sẽ được phục hồi. Trong trường hợp được phục hồi, tôi cũng sẽ đề xuất không cho thanh niên đã uống rượu tham gia cướp phết bằng cách thử nồng độ cồn để đảm bảo an ninh trật tự", ông Tuyến nói tiếp.Lễ hội cướp phết Hiền Quan được tổ chức trong 2 ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch hàng năm tại xã Hiền Quan. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Lễ hội phết Hiền Quan gồm 4 phần: rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh phết. Theo người dân quan niệm, nếu ai động được vào, cướp được quả phết sẽ mang lại may mắn cả năm nên phần đánh phết hằng năm tại xã Hiền Quan thu hút rất đông người tới tham dự.