FDA cảnh báo không tái sử dụng khẩu trang N95 của Trung Quốc
Chiều 16.1, lực lượng chức năng Q.Phú Nhuận (TP.HCM) đã có thông tin liên quan vụ chiếc siêu xe Lamborghini đột ngột dừng giữa đường trên đường Huỳnh Văn Bánh (P.15).Theo lực lượng chức năng, cụ ông C.V.Tr (70 tuổi, ở Q.Phú Nhuận) là người bị đột quỵ bên trong siêu xe nói trên.Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ 55 phút cùng ngày, ông Tr. lái siêu xe Lamborghini chạy trên đường Huỳnh Văn Bánh (hướng từ đường Phan Đình Phùng về đường Nguyễn Văn Trỗi), đến trước số 102 thì bất ngờ dừng giữa đường.Người dân và lực lượng CSGT tới kiểm tra thì thấy ô tô vẫn nổ máy, cụ ông vẫn ngồi yên tại ghế lái, có dấu hiệu bị đột quỵ. Vợ nạn nhân cho biết ông Tr. có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.Lực lượng CSGT đã phân luồng giao thông, cùng người dân hỗ trợ đưa cụ ông khỏi ô tô, sơ cứu và hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu.Thời điểm xảy ra vụ việc, một số người quay clip đăng tải lên mạng xã hội, tạo nhiều dư luận sai sự thật. Đại diện Đội CSGT - trật tự Công an Q.Phú Nhuận đã bác bỏ thông tin lực lượng CSGT xử lý chiếc siêu xe trên.Khách Việt chọn du lịch ở đâu nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5?
"Chúng tôi vô cùng đau buồn khi biết tin Roberta Flack qua đời. Bà ra đi thanh thản trong vòng tay gia đình. Roberta đã phá vỡ các ranh giới và kỷ lục. Bà cũng là một nhà giáo dục đáng tự hào", tuyên bố từ người đại diện.Roberta Flack là một trong những ngôi sao âm nhạc hàng đầu của thập niên 1970, với 3 đĩa đơn đạt vị trí số 1 trong vòng 2 năm: The First Time Ever I Saw Your Face, Killing Me Softly with His Song và Feel Like Makin' Love.Vào tháng 11.2022, người phát ngôn của ca sĩ kiêm nhạc sĩ huyền thoại này nói với tờ People rằng Flack được chẩn đoán mắc bệnh ALS vào tháng 8.2022 và đã phải nhập viện để điều trị. Thông cáo báo chí được đưa ra vào thời điểm đó xác nhận căn bệnh này "khiến bà không thể hát và nói khó".Đầu năm 2022, nữ ca sĩ chia sẻ về những kế hoạch lớn mà bà ấp ủ cho tương lai, bất chấp những vấn đề sức khỏe: từng cơn đột quỵ năm 2016 và bị Covid-19 vào tháng 1.2022.Ngày 21.4.2018, Flack được đưa vội ra khỏi Nhà hát Apollo ở New York trong một buổi hòa nhạc từ thiện - nơi bà dự kiến sẽ nhận giải thưởng Thành tựu trọn đời từ Quỹ nhạc Jazz Mỹ - và được đưa đến bệnh viện sau khi ngã bệnh."Bà ấy bị đột quỵ cách đây vài năm. Bà cảm thấy không khỏe, vì vậy tốt nhất là đưa bà đến bệnh viện. Bà vẫn ổn nhưng được giữ lại đó qua đêm để theo dõi", người quản lý của nữ ca sĩ nói với People. Sinh năm 1937 tại Bắc Carolina, Roberta Flack nhận được cây đàn piano đầu tiên từ cha mình sau khi ông mang về từ khỏi bãi phế liệu và tân trang. "Ông ấy đã sơn cây đàn màu xanh lá cây, và nó có mùi rất khó chịu, nhưng tôi đã chơi, luyện tập hàng giờ liền trên cây đàn piano đó. Nó đã mang đến cho tôi đôi cánh âm nhạc mà khi mới 9 tuổi, tôi vô cùng cần đến", bà chia sẻ với People vào năm 2022.Flack tốt nghiệp Đại học Howard năm 19 tuổi và trở thành giáo viên trước khi bắt đầu sự nghiệp ca hát vào những năm 1960. Năm 1969, bà phát hành album đầu tay mang tên First Take nhưng phải đến năm 1972, sau khi tài tử Clint Eastwood chọn ca khúc The First Time Ever I Saw Your Face cho bộ phim Play Misty for Me của ông thì sự nghiệp của bà mới cất cánh. Mặc dù Flack không phải là người đầu tiên biểu diễn và thu âm Killing Me Softly with His Song (Lori Lieberman lần đầu thu âm ca khúc này vào năm 1971), nhưng sau khi Flack phát hành phiên bản của mình vào tháng 1.1973, ca khúc này giữ vị trí số 1 trong 5 tuần. Flack tiếp tục nổi tiếng trong suốt những năm 1970 với đĩa đơn giữ vị trí số 1 Killing Me Softly with His Song và Feel Like Makin' Love.Bà là nghệ sĩ solo đầu tiên và duy nhất giành giải Grammy hạng mục Bản thu âm của năm trong hai năm liên tiếp. Sau khi tạm dừng hoạt động trong 2 năm để điều trị bệnh viêm amidan, Flack đã trở lại với âm nhạc vào năm 1977 với album Blue Lights in the Basement. Vào những năm 1980 và 1990, bà song ca với Peabo Bryson (Tonight I Celebrate My Love) và Maxi Priest (Set the Night to Music). Album gần đây nhất của Roberta Flack là Let It Be Roberta, trong đó bà cover lại những bài hát kinh điển của The Beatles, được phát hành vào năm 2012. Buổi biểu diễn cuối cùng trên sân khấu của bà là lần song ca với Valerie Simpson vào năm 2017 tại Trung tâm Lincoln ở New York. Bà phát hành đĩa đơn Running vào năm 2018. "Âm nhạc vẫn là nguồn sống của tôi. Và lời bài hát 'Running' nói lên vị trí hiện tại của tôi, nỗ lực để tiếp tục theo đuổi âm nhạc", bà nói.Tháng 5.2023, Roberta Flack nhận bằng tiến sĩ danh dự từ Berklee College of Music.
Món Việt lên bàn ăn thế giới
Kênh "Bác sĩ ơi!" sẽ là nơi các bác sĩ uy tín, có chuyên môn cao chia sẻ những thông tin về sức khỏe, phương pháp phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe đúng cách và giải đáp các thắc mắc thường gặp. Kính mời quý vị đăng ký ngay kênh YouTube và TikTok "Bác sĩ ơi!" của Báo Thanh Niên để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích về sức khỏe.YouTube: youtube.com/@bacsioi-baothanhnienTikTok: tiktok.com/@bacsioi_baothanhnien
Tại TP.HCM, giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 70.000 - 75.000 đồng/kg. Giá thịt heo phổ biến như: thịt ba rọi 107.000 đồng/kg, sườn non từ 140.000 đồng/kg, sườn già 96.000 đồng/kg, nạc vai 95.000 đồng/kg, chân giò rút xương 106.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 165.000 đồng/kg…
Sọc màn hình điện thoại Samsung khó sửa bằng phần mềm
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.