SeABank mang hơi ấm mùa xuân đến với những người có hoàn cảnh khó khăn
Theo chuyên trang quân sự The War Zone, truyền thông Algeria tiết lộ các phi công Algeria đang được huấn luyện tại Nga để có thể tiêm kích và Algeria có thể nhận được những chiếc Su-57 xuất khẩu đầu tiên vào cuối năm nay. Giá trị đơn hàng và số lượng tiêm kích chuyển giao không được tiết lộ. Tập đoàn quốc phòng Rosoboronexport của Nga hôm 10.2 cho biết một đối tác nước ngoài sẽ nhận tiêm kích Su-57 trong năm nay. Chiếc tiêm kích thế hệ 5 của Nga cũng được giới thiệu tại triển lãm hàng không Ấn Độ diễn ra từ đầu tuần này. Giới chức Nga chưa bình luận về thông tin sẽ xuất khẩu Su-57 cho Algeria.Một số nguồn tin cho hay Algeria có thể nhận 6 chiếc Su-57 đầu tiên, song thông tin này chưa được xác thực. Trong khi đó, tốc độ sản xuất loại máy bay này cũng bị đặt dấu hỏi. Không quân Nga nhận ít nhất 6 chiếc Su-57 vào năm 2022, hơn 10 chiếc vào năm 2023 và chỉ khoảng 2 hoặc 3 chiếc vào năm ngoái, theo The War Zone. Các lệnh cấm vận Nga cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng lực sản xuất Su-57.Phiên bản xuất khẩu Su-57E được giới quân sự dự báo sẽ cắt giảm một số công nghệ, song mẫu phi cơ này nếu được trang bị cho Không quân Algeria thì vẫn sẽ trở thành sự bổ sung đáng chú ý khi so sánh với không quân các nước láng giềng châu Phi. Algeria cũng đang có trong biên chế các phi cơ của Nga như Su-30MKA, MiG-29, Su-24MK2, các trực thăng Mi-24 và Mi-28.Theo tài liệu của quân đội Nga, Su-57 có khả năng bay “gấp đôi tốc độ âm thanh” (tương đương 2.500 km/giờ), trần bay 20 km và bay được gần 3.000 km trước khi phải tiếp nhiên liệu, Newsweek cho hay.Chiếc tiêm kích còn được biết đến như “kho vũ khí trên không” khi có thể trang bị nhiều loại vũ khí phục vụ cho từng mục đích cụ thể. Su-57 có thể mang tên lửa không đối không R-77M có tầm bắn gần 200 km, bom, tên lửa đối đất (như Kh-69) hoặc tên lửa chống hạm. Tải trọng vũ khí của Su-57 lên đến 14 - 16 tấn, nhiều hơn so với các loại máy bay đối thủ nhờ thiết kế sử dụng vật liệu composite.
U.23 Indonesia quật ngã U.23 Hàn Quốc, tại sao CĐV cảm ơn... trọng tài và VAR?
Tuần đầu của Tháng Thanh niên (từ ngày 4.3 đến ngày 9.3), các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 175 công trình như xây dựng bản đồ số, số hoá các tài liệu, hiện vật, thông tin địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ với trị giá gần 2 tỉ đồng. Ngoài ra cũng đã tổ chức được 4.525 hoạt động tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Đoàn nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn.Cũng trong tuần đầu tiên, Đoàn thanh niên cả nước đã vận động kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 868 căn nhà với 25.885 ngày công của đoàn viên, thanh niên tham gia, tổng giá trị hỗ trợ hơn 14,8 tỉ đồng góp phần chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát. Nội dung trọng tâm của Tháng Thanh niên là cụ thể hóa Chương trình hành động của T.Ư Đoàn thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cấp bộ Đoàn, Hội trong cả nước đã duy trì và triển khai mới 4.650 đội hình thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức 4.366 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho 620.692 người dân.Thanh niên cũng đã thực hiện 7.428 hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; 8.743 hoạt bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; 6.349 hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội. Các cấp bộ Đoàn đã duy trì và triển khai mới 1.046 tuyến đường "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn" với sự tham gia tích cực thanh niên; thực hiện 303 km công trình "Thắp sáng đường thôn", sửa chữa 205 km đường giao thông nông thôn, sửa chữa và xây mới 56 nhà văn hóa, trồng mới hơn 660.000 cây xanh… Anh Nguyễn Kim Quy, Trưởng Ban Mặt trận thanh niên T.Ư Đoàn - đơn vị thường trực Tháng Thanh niên năm 2025 cho biết: "Sau 1 tuần triển khai các nội dung của Tháng Thanh niên, đã có nhiều chỉ tiêu đạt tỷ lệ hoàn thành cao (điển hình như các chỉ tiêu liên quan đến các phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước trong năm 2025, phong trào "Bình dân học vụ số"… đều đạt trên 60%); các hoạt động thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia, các nguồn lực được huy động có giá trị lớn, đã xác định được đúng các trọng tâm, trọng điểm, các vấn đề khó tại địa phương, đơn vị để tổ chức hoạt động, điều đó cho thấy sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức các chương trình, hoạt động của các cấp bộ Đoàn".Anh Quy cũng cho biết thêm sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc trong công tác triển khai thực hiện các mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện, tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong triển khai các hoạt động của Tháng Thanh niên.
Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30.11.2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Theo đó, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18.2. Quy định mới được đưa ra sẽ giúp ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ từ các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là theo chân các sàn thương mại điện tử bùng nổ gần đây. Điều đó khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, nhà nước thất thu thuế. Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải bỏ quy định miễn thuế cho hàng nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống đã được ban hành cách nay hơn 14 năm.Trước đó, báo cáo từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3.2023, có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử. Ước tính theo số liệu nói trên, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 tỉ đồng hàng giá rẻ được nhập khẩu thì tiền thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế nhập khẩu (giả sử bình quân 5%) thì mỗi năm nhà nước đã thất thu hơn 50.000 tỉ đồng.
Thủ môn của đội Báo Thanh Niên cứu thua trong trận tranh hạng 3
IDLE LUCA - tựa game P2O dễ chơi của Com2us chính thức ra mắt toàn cầu
Theo sử sách ghi chép lại, vào năm 1112 thời Lý Nhân Tông (1072 - 1128), vị Thành hoàng thứ 3 là Nguyễn Công Phạn dâng biểu từ quan, được vua chuẩn y. Ngài về làng tu tại chùa Dịch Diệp (xã Trực Chính, H.Trực Ninh, Nam Định), cùng người dân tu bổ lại chùa, đúc chuông, tạc tượng, trồng cây. Trong đó, có cây bồ đề và cây đa. Năm 2007, cây đa chết, chỉ còn lại cây bồ đề. Tính tới nay, cây bồ đề đã 900 năm tuổi.

Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 18: An Nhiên 'máu lạnh' cỡ nào?
Món ngon độc lạ ở xứ sở đội bóng châu Phi Ma-rốc vào bán kết World Cup
Xem nhanh 12h ngày 8.3.2025 có những nội dung đáng chú ý sau:Ngày 7.3.2025, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết cơ quan này đã nhận được thông tin trên một số website, mạng xã hội đang quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bổ sung SUPERGREENS GUMMIES với tên gọi là Kẹo rau củ Kera (do Công ty cổ phần Tập đoàn Chị em rọt, địa chỉ tại số 144-146-148 đường số 11, khu phố 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) công bố, sản xuất tại Công ty cổ phần ASIA LIFE (địa chỉ số 18/99 Nguyễn Văn Linh, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm, gây bức xúc dư luận.Trước thông tin này, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM khẩn trương kiểm tra hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em rọt (nằm trên địa bàn TP.HCM) về điều kiện sản xuất, công bố, quảng cáo của sản phẩm kẹo rau củ Kera và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời công bố kết quả kiểm tra trên các phương tiện thông tin.Giá vàng trong nước những giờ qua liên tục tăng, trong đó vàng nhẫn đạt mức cao kỷ lục mới với 93,5 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay của vàng nhẫn 4 số 9. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC đã tăng lại mức giá kỷ lục xác lập từ đầu tháng 2 ở 93,1 triệu đồng chiều bán ra, các đơn vị kinh doanh vàng mua vào vàng miếng 91,1 triệu đồng. Tuy nhiên, giá vàng miếng SJC hiện đang thấp hơn vàng nhẫn từ vài trăm nghìn đồng đến gần 1 triệu mỗi lượng. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44 ngày 7.3 về việc miễn thị thực cho công dân 12 nước nhập cảnh Việt Nam.Quy định miễn thị thực cho công dân các nước này có thời hạn tạm trú 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, được thực hiện kể từ 15.3 đến hết 14.3.2028 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 9.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
Cướp giật điện thoại, còn lấy luôn xe của cảnh sát hình sự để bỏ chạy
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
sea games host 2025
Trong ngày 15.3, đoàn công tác của lãnh đạo TP.Đà Nẵng đi thăm và bàn giao nhà đại đoàn kết cho tỉnh Quảng Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.TP.Đà Nẵng tổ chức 2 đoàn, đoàn đi H.Đông Giang (Quảng Nam) do ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng dẫn đầu, thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông A Lăng Câu và ông A Râl Xu (tổ dân phố Gừng, TT.Prao, H.Đông Giang).Đoàn đi H.Tây Giang (Quảng Nam) do ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng dẫn đầu, ghé thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông Pơ Loong Dít và hộ ông A Lăng Chấp (thôn Bhlố, xã A Vương).Chiều cùng ngày, 2 đoàn cùng về H.Duy Xuyên (Quảng Nam), thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết cho bà Võ Thị Thao (thôn Phú Nham Tây, xã Duy Sơn) và bà Hồ Thị Châu Sa (thôn Trung Đông, xã Duy Trung).Tại H.Duy Xuyên, đoàn của lãnh đạo TP.Đà Nẵng tham dự buổi lễ trao bảng biểu trưng TP.Đà Nẵng trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết, với tổng kinh phí 16 tỉ đồng cho tỉnh Quảng Nam.Các căn nhà đại đoàn kết này dành cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam - Đà Nẵng thời kỳ kháng chiến, nhân dịp 50 năm ngày giải phóng 2 tỉnh thành Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.Bên cạnh các căn nhà bàn giao trong ngày 15.3, số nhà đại đoàn kết còn lại sẽ được khởi công và xây dựng hoàn thiện trong thời gian đến.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư