Đà Nẵng bắt tay 'ông lớn' đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo
Các bác sĩ có thể giúp bạn hiểu rõ tình trạng của mình và giúp bạn có những đứa con đáng yêu.'Bản copy' Angkor Wat đang xây dựng ở Thái Lan bị Campuchia chỉ trích
Khác với mọi năm, lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty năm nay diễn ra trong bối cảnh bờ sông được UBND TP.Phan Thiết chỉnh trang lại bờ kè. Hai bờ sông Cà Ty trở nên rộng rãi, như 2 khán đài, trải dài từ cầu Dục Thanh xuống tới cầu Trần Hưng Đạo, thu hút hàng nghìn khán giả là người dân và du khách khắp nơi đến thưởng lãm và cổ vũ cho các tay chèo.Sở "chỉ huy" không đóng trên cầu Lê Hồng Phong như mọi năm, mà chuyển xuống bờ sông thuộc P.Lạc Đạo, nơi có cả 2 phường Đức Thắng và Đức Nghĩa (cũ) sáp nhập kể từ ngày đầu năm 2025.Dù năm nay các phường Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo đã bị sáp nhập, nhưng lễ hội đua thuyền vẫn giữ nguyên 9 đội tham gia, mỗi đội 25 tay chèo đến từ các làng chài ở phố biển Phan Thiết. Với 3 cự ly đua là 300 m, 500 m và 1.200 m; điểm xuất phát từ chân cầu Dục Thanh, điểm kết cuối quay đầu là cầu Trần Hưng Đạo.Cái khó năm nay mà các tay chèo gặp phải là khi xuống dòng Cà Ty gặp gió ngược rất mạnh, trong khi thủy triều bắt đầu rút. Do vậy, có những thuyền đua tưởng chừng sắp cán đích thì bị thuyền bạn soán ngôi, một phần do gió ngược quá mạnh.Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Nam Long, trưởng ban tổ chức giải đua thuyền, cho biết không ngờ lượng khán giả năm nay lại đông như vậy. Một phần do hai bờ kè sông được chỉnh trang sạch đẹp, rộng rãi, làm tăng thêm diện tích cho người dân đến xem, cổ vũ cổ vũ các đội đua.Không chỉ có thuyền đua, giải năm nay còn thu hút gần 30 thuyền thúng tham gia lắc thúng.
Chiến sự Ukraine ngày 731: Lời nhắn từ phương Tây đến Kyiv
Tháng 5.2023, khi mới kết hôn được nửa năm thì anh Đặng Tuấn (TP.HCM) phát hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn 2, tế bào ung thư đã bắt đầu di căn. Ở tuổi 33, anh Tuấn phải mổ cắt bỏ 1 tinh hoàn chứa khối u, xử lý triệt để di căn và phối hợp hóa, xạ trị. "Lúc nhận được chỉ định và tư vấn của bác sĩ là tôi có nguy cơ vô sinh do các hóa chất trị liệu và tia xạ có khả năng tàn phá chức năng sinh sản, tôi hoang mang tột cùng", anh Tuấn nhớ lại.
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Nhộn nhịp ngày hội đua thuyền trên cao nguyên đất đỏ M’Nông
Năm nay, lễ hội Đình làng Hải Châu (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) diễn ra từ ngày 10.4 đến ngày 12.4 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Lễ hội được tổ chức thường niên nhằm tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền hiền đã có công lao mở cõi, lập làng.