Giảm tác hại do 'thế hệ nicotin mới' ra sao?
Năm ngoái, vì anh ấy tin rằng có điều gì đó từ tôi đã khiến anh ấy phát ban kéo dài trong vài tuần, chúng tôi đã chia tay rất nhiều lần. Vì vậy, tôi đã phải loại bỏ những thứ mà tôi nghi ngờ và chúng tôi lại bắt đầu nói chuyện lại.Liên Quân Mobile: AIC 2023 bước vào giai đoạn cao trào
Rạng sáng 30.12 (giờ Việt Nam), tổ chức phi lợi nhuận đại diện cựu tổng thống là Trung tâm Carter đã ra thông báo về sự ra đi của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.Theo AFP dẫn thông báo từ trung tâm, lễ tưởng niệm dành cho công chúng sẽ được tổ chức ở thành phố Atlanta (bang Georgia) và thủ đô Washington.Ông Carter, Tổng thống Mỹ thứ 39 (nhiệm kỳ 1977-1981), đã được chăm sóc ở nhà an dưỡng từ giữa tháng 2.2023 tại thành phố quê nhà Plains.Vợ ông, cố đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter, qua đời vào tháng 11.2023, thọ 96 tuổi.Hôm 29.12.2024, tới lượt ông Carter qua đời trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở cùng thành phố.Ông Carter từng là cựu tổng thống Mỹ sống lâu nhất. Theo CNN, ông vượt qua căn bệnh ung thư não vào năm 2015 nhưng phải đối mặt với một loạt vấn đề sức khỏe vào năm 2019 và đã phải được phẫu thuật để loại bỏ áp lực lên não. Ông từng là nông dân trồng đậu phộng và là trung úy hải quân trước khi tham gia chính trị, rồi giữ chức thống đốc bang Georgia một nhiệm kỳ và trở thành tổng thống thứ 39 của Mỹ, từ năm 1977 đến năm 1981.Trong những năm sau nhiệm kỳ tổng thống, ông Carter đã thành lập Trung tâm Carter cùng với vợ của mình là bà Rosalynn Carter, với hy vọng thúc đẩy hòa bình và sức khỏe của thế giới. Cựu Tổng thống Carter đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 2002 vì những nỗ lực thúc đẩy hòa bình trên toàn cầu.Trong một tuyên bố từ Nhà Trắng hôm 29.12, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Hôm nay, nước Mỹ và thế giới đã mất đi một nhà lãnh đạo, chính khách và nhà nhân đạo phi thường".Tổng thống đắc cử Donald Trump thì nói "tất cả chúng ta đều nợ ông Carter một lời cảm ơn". Trên mạng xã hội, ông Trump viết: "Những thách thức mà ông Jimmy phải đối mặt trên cương vị tổng thống xuất hiện trong thời điểm then chốt đối với nước Mỹ và ông ấy đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để cải thiện cuộc sống của tất cả người Mỹ".Cựu Tổng thống Bill Clinton cho biết ông Carter đã "làm việc không mệt mỏi vì một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn". Trong một tuyên bố chung với vợ là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ông Clinton nói rằng ông Carter "sống để phục vụ người khác - cho đến phút cuối cùng".Cựu Tổng thống George W. Bush chia sẻ những nỗ lực của ông Carter nhằm để lại một thế giới tốt đẹp hơn không chỉ dừng lại ở nhiệm kỳ tổng thống. Còn cựu Tổng thống Barack Obama nói ông Carter "đã dạy cho tất cả chúng ta ý nghĩa của việc sống một cuộc sống khoan dung, nhân phẩm, công bằng và phục vụ".
Những tấm lòng vàng 5.1.2024
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Chiều 16.1, lực lượng chức năng Q.Phú Nhuận (TP.HCM) đã có thông tin liên quan vụ chiếc siêu xe Lamborghini đột ngột dừng giữa đường trên đường Huỳnh Văn Bánh (P.15).Theo lực lượng chức năng, cụ ông C.V.Tr (70 tuổi, ở Q.Phú Nhuận) là người bị đột quỵ bên trong siêu xe nói trên.Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ 55 phút cùng ngày, ông Tr. lái siêu xe Lamborghini chạy trên đường Huỳnh Văn Bánh (hướng từ đường Phan Đình Phùng về đường Nguyễn Văn Trỗi), đến trước số 102 thì bất ngờ dừng giữa đường.Người dân và lực lượng CSGT tới kiểm tra thì thấy ô tô vẫn nổ máy, cụ ông vẫn ngồi yên tại ghế lái, có dấu hiệu bị đột quỵ. Vợ nạn nhân cho biết ông Tr. có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.Lực lượng CSGT đã phân luồng giao thông, cùng người dân hỗ trợ đưa cụ ông khỏi ô tô, sơ cứu và hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu.Thời điểm xảy ra vụ việc, một số người quay clip đăng tải lên mạng xã hội, tạo nhiều dư luận sai sự thật. Đại diện Đội CSGT - trật tự Công an Q.Phú Nhuận đã bác bỏ thông tin lực lượng CSGT xử lý chiếc siêu xe trên.
Du khách Pháp suýt mất chân sau chuyến bay dài do huyết khối
Tôi nhớ nhà văn Vũ Bằng viết về tháng giêng như vầy: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái; ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Thế mà sao mỗi lúc nghe cánh én chở tin xuân, lòng tôi tràn ngập bâng khuâng và phập phồng lo sợ.Khi tôi hiểu ra niềm vui từ những chiếc bao lì xì của mình cũng được đổi bằng những đồng tiền mở hàng của mẹ; khi tôi hiểu rằng tết đến, mẹ tôi đã phải tất tả gồng mình trong cái lạnh sắt se của cơn gió đông đang chạy KPI thổi những luồng tiếp nhau như con sóng liên hồi, thì tôi không còn hân hoan mỗi lần nắng vàng điểm lên cành mai trước ngõ.Bởi những ngày chót của năm, mẹ tôi phải làm việc bằng ba vì "Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có đến ba mươi tết mới hay". Vất vả thế để ba ngày tết trong nhà đủ đầy thịt mỡ, dưa hành, bánh mứt. Lam lũ thế thì ban thờ mới có mâm ngũ quả đầy đặn, hương đăng ấm cúng để kịp đón ông bà về ăn tết, đón xuân.Có những lần tôi hờn trách mẹ, chiều ba mươi rồi vẫn chưa mua đồ mới, giày mới. Nhiều khi còn vùng vằng, khó chịu và vô tình nói những lời làm mẹ tổn thương. Mẹ tôi không nói gì, bà chỉ thở dài rồi lại vội vội vàng vàng với hàng tá công việc đang bu tới níu lấy mình. Tôi dại dột quá chỉ biết se sua. Tôi nào hay cả ngày hôm ấy, khi người người nhà nhà đã nghỉ việc và nô nức sắm sửa trang hoàng, mẹ tôi – và nhiều bà mẹ khác vẫn đang đổ mồ hôi nóng, mồ hôi lạnh để tranh thủ kiếm thêm tiền mua cho con vài bộ quần áo mới.Cuối ngày, khi mọi người bắt đầu chực chờ tiếng pháo nổ đì đùng điểm sáng cho đêm trừ tịch bớt đi sự tối tăm, mẹ tôi vẫn lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa, cẩn thận ủi cho tôi những bộ quần áo mới tinh. Lúc ấy, tôi đã chìm vào cơn mơ. Sáng hôm sau, tôi ngỡ ngàng. Những chiếc áo được ủi phẳng lì và những chiếc quần xếp li láng cót khiến tôi nhảy cẫng lên sung sướng và nhiều năm sau khiến tôi hối hận, day dứt. Tôi bắt đầu không ham thích tết. Nếu không xé lịch mà thời gian ngừng lại, tôi tình nguyện để những cuốn lịch cứ thế nằm im, để mẹ tôi không phải vất vả với những lo toan trong mấy ngày giáp tết.Lúc tôi thấu hiểu sự nhọc nhằn của mẹ cũng là khi tôi nhìn rõ bản chất sự luân hồi của thời gian. Làm gì có sự tuần hoàn khi mỗi năm gương mặt mẹ tôi lại thêm một nếp hằn của năm tháng. Thời gian lướt qua, lau lách trổ cờ trên tóc mẹ gieo vào lòng tôi muôn chiều bâng khuâng, khắc khoải. Mỗi bận xuân về hoa thắm, tuổi đời phai. Tuổi đời mẹ như cánh én nghiêng chao qua mùa xuân đang dần tàn úa, khẽ khàng mà xao động cả đời tôi. Tôi cứ sợ mỗi lần xuân qua rồi, mẹ tôi sẽ ngày thêm còm cõi già nua, như cội cây già đang cạn dần nhựa sống khi những cụm hoa nhỏ vẫn còn cần sự bảo bọc, chở che.Mỗi một mùa xuân đến, tôi vẫn được mẹ gửi cho những đồng tiền mừng, ôi sao mà hạnh phúc! Hạnh phúc ấy không phải là hạnh phúc của một đứa trẻ con được cho những tờ tiền mới cót. Đó là niềm hạnh phúc được nuôi lớn từ nhiều năm và mỗi ngày một lớn, tựa như cây mai trước sân mỗi một năm đều được chăm bón rồi lại trổ hoa đầy hi vọng sau giá rét. Năm trước tôi được đón xuân cùng mẹ, năm này lại được đón xuân cùng mẹ sau nỗi lo sợ tóc mẹ như mây gió bay qua đời mình thì còn niềm vui sướng nào hơn.Nhưng rồi cứ mỗi một xuân qua vậy, lòng lại tràn ngập lo âu. Để rồi rưng rức mỗi lần nghe câu hát: "Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi/Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần/Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin/Tôi vẫn phải tin mẹ đang còn trẻ/Mỗi mùa xuân về mẹ thêm tuổi mới/Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi mẹ". Tôi đã đồng điệu với tác giả ca khúc này rồi."Dị sàng đồng mộng", chúng tôi cùng một nỗi lo, cùng một cảm xúc và cùng một hành động. Đâu ai kháng cự nổi định luật của thời gian. Nếu một xuân nào bàng hoàng tôi không mẹ, xuân sẽ quạnh hiu và lòng người quạnh quẽ. Tôi cứ ngần ngại và lắng lo trước sự mất mát ấy. Nên cứ mỗi độ xuân về, tôi gửi lòng mình theo cánh én để nhắn đến xuân lời ca: "Xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì/Hãy đừng, đừng tìm đến chi"…