Phương Thanh bật khóc khi hát về những biến cố trong tình yêu
Thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, số lượng tàu cá các tỉnh miền Trung neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang rất lớn. Đây cũng là thời điểm thường xuyên xảy ra những vụ cháy, gây thiệt hại lớn tài sản. Ông Phạm Trung Thành, Phó trưởng ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ tàu cá là do chập điện từ bình ắc quy, chủ tàu quên khóa van bình gas… Đặc biệt, gần đây các vụ cháy xảy ra do sự cố từ dây điện pin năng lượng mặt trời được lắp cố định trên tàu."Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân dẫn đến cháy tàu cá còn do người trông coi tàu nấu nướng hoặc tổ chức ăn uống trên tàu. Vì vậy, chúng tôi đã nghiêm cấm việc nấu nướng, tổ chức ăn uống trên tàu để tránh nguy cơ cháy nổ và mất an ninh trật tự", ông Thành nhấn mạnh.Theo ông Thành, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ban quản lý phối hợp các lực lượng tăng cường kiểm tra tàu cá neo đậu tại âu thuyền nhằm kịp thời nhắc nhở các chủ tàu về công tác PCCC.Thiếu tá Lê Tuấn Anh, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ trên sông (Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Đà Nẵng), cho biết khu vực âu thuyền tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ do mật độ tàu cá tập trung đông bốc dỡ hàng và neo đậu để về quê nghỉ tết."Tính tới ngày 23.1, tại âu thuyền có gần 1.000 tàu đang neo đậu, con số này còn tăng lên trong những ngày cận tết. Một số tàu không có chủ tàu ở lại trông coi trong dịp tết mà thuê người khác trông coi. Vì vậy, cần tuyên truyền nâng cao ý thức và giám sát người ở lại tàu để phòng tránh cháy, nổ", thiếu tá Lê Tuấn Anh nói.Theo thiếu tá Lê Tuấn Anh, lực lượng chức năng đã tổ chức cho chủ tàu, người trông coi tàu ký cam kết trách nhiệm để góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy nổ xảy ra trong những ngày tết."Các chủ tàu được yêu cầu tháo cọc tiếp điện ra khỏi bình ắc quy, khóa van bình gas, luồn dây điện từ pin mặt trời vào ống nhựa chống cháy, tắt bộ năng lượng khi không sử dụng… Đa số chủ tàu đã ký cam kết thực hiện", thiếu tá Lê Tuấn Anh nói.Có thâm niên hơn chục năm hành nghề trông coi tàu dịp lễ tết tại âu thuyền Thọ Quang, ông Lê Thanh Tuấn (61 tuổi, trú Q.Sơn Trà) cho biết sau nhiều vụ cháy tàu cá xảy ra ở âu thuyền, ông hiểu rõ tầm quan trọng của việc an toàn PCCC vì một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn."Việc cơ quan chức năng yêu cầu ký cam kết đã nhắc nhở trách nhiệm của chúng tôi trong bảo quản tài sản, tàu thuyền của người khác", ông Tuấn nói.Công an TP.Đà Nẵng vừa tổ chức buổi thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, tại chợ Cồn (Q.Hải Châu) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Với nhiều điểm đổi mới, buổi diễn tập đã tạo ra thử thách thực tế hơn cho các lực lượng tham gia.Khác với các lần diễn tập trước đây, vị trí đám cháy giả định không được cố định trước mà do lực lượng tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên, thời gian diễn tập cũng không được báo trước.Cụ thể, các đội chuyên trách đã chọn một ki ốt bất kỳ ở chợ Cồn để tạo đám cháy, từ đó kiểm tra thực tế khả năng ứng phó tức thời của lực lượng chữa cháy cơ sở và phương tiện tại chỗ. Đặc biệt trong buổi diễn tập, các xe chữa cháy chuyên nghiệp được xuất phát tại đơn vị, sau khi nhận lệnh điều động từ Trung tâm 114, như một vụ cháy thật. Cách tổ chức diễn tập này giúp đánh giá toàn diện các yếu tố như thời gian xuất phát, khả năng sẵn sàng chiến đấu và mức độ phối hợp giữa các đơn vị.Buổi diễn tập không chỉ kiểm tra khả năng xử lý tình huống, hoạt động còn góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp chỉ huy, điều hành giữa lực lượng PCCC cơ sở và các đơn vị chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng phó với mọi sự cố thực tế.Tình người châu thổ
Ngày 13.1, đại diện UBND TP.Kon Tum (Kon Tum) đã đến thăm hỏi gia đình các nạn nhân trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên địa bàn.Trước đó, vào khoảng 14 giờ ngày 11.1, các cháu gồm: Rơmah Y Pond (12 tuổi), Rơ Mah Cham Pi On (6 tuổi), Rơ Mah Cham Pio (5 tuổi) và Y Ngọc Thương (2 tuổi, cùng trú tại thôn 3, xã Kroong, TP.Kon Tum) rủ nhau đến khu vực bán ngập tại lòng hồ thủy điện Yaly chơi. Đến khoảng 17 giờ 40 cùng ngày, cháu Rơmah Y Pond và cháu Y Ngọc Thương bị trượt chân đuối nước. Các cháu còn lại liền chạy đi tìm người ứng cứu. Sau đó, các cháu được vớt lên bờ và đưa đến Trạm y tế xã Kroong cấp cứu. Tại đây, nhân viên y tế đã thực hiện sơ cứu nhưng các cháu không còn dấu hiệu sự sống. Người nhà tiếp tục đưa 2 cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, tuy nhiên các cháu đã tử vong do ngạt nước. Được biết cả 2 cháu bị đuối nước đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Doanh nghiệp làm mới hình ảnh bằng chiến lược tái định vị thương hiệu
Ngày 11.2, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch ứng phó nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong mùa cạn 2025.Kế hoạch nhằm sẵn sàng các kịch bản ứng phó nguy cơ về nguồn nước, tăng cường phối hợp và giao trách nhiệm cụ thể các đơn vị; kịp thời thông tin, vận động các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.Trong đó, các đơn vị tăng cường theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) có nguy cơ ảnh hưởng cấp nước cho TP.Đà Nẵng để phát hiện các bất thường về lưu lượng, mực nước. Đồng thời, theo dõi các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trong vận hành hồ chứa. Tất cả nhằm đảm bảo cấp nước cho TP.Đà Nẵng đến cuối mùa cạn và duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông.Trường hợp trong 24 giờ liên tục độ mặn tại Nhà máy nước Cầu Đỏ lớn hơn 1.000 mg/lít (nhiễm mặn không thể khai thác), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng có thẩm quyền điều hành vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của hồ A Vương, sông Bung 4 - 4A - 5 - 6, Đắk Mi 4, sông Côn 2 bậc 1, đập An Trạch về hạ lưu sông Vu Gia để giảm mặn, cho đến khi độ mặn thấp hơn 700 mg/lít trong 12 giờ liên tục.TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương đắp đập tạm trên sông Quảng Huế và cao trình phù hợp để ngăn mặn khi cần thiết.Nếu tất cả phương án không đảm bảo cấp nước, TP.Đà Nẵng sẽ đắp đập tạm trên sông Cẩm Lệ để ngăn mặn.TP.Đà Nẵng cũng phối hợp tỉnh Quảng Nam lập kế hoạch hoạt động của Ban điều phối quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ 2 tỉnh, thành trong năm 2025, nhằm kiến nghị Trung ương về các giải pháp ứng phó diễn biến bất thường. Nhất là khi thủy điện Hòa Bình mở rộng từ tháng 4 đến tháng 6, có thể các hồ thủy điện trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn được huy động phát điện, gây nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn gia tăng trên sông Cầu Đỏ.Trong khi chờ Bộ NN-PTNT sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi An Trạch, Bàu Nít, Thanh Quýt, Hà Thanh, UBND TP.Đà Nẵng giao Sở NN-PTNT có giải pháp khắc phục tạm thời sự cố rò rỉ, thất thoát nước.
Sáng sớm nay, TP.HCM mát mẻ với nhiệt độ khoảng 23 độ C, trời phủ một màu trắng đục như sương. Đến 9 - 10 giờ sáng, dù nắng lên nhưng lớp "sương mù" vẫn còn dầy khiến nhiều người đặt câu hỏi, sương mù hay ô nhiễm bởi thời gian gần đây, ô nhiễm không khí trầm trọng đã nhiều lần tạo thành lớp sương dầy đặc đè nặng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân TP.HCM và Hà Nội. Câu hỏi này ngay lập tức được trả lời bằng số liệu quan trắc trực tuyến của IQAIR, khoảng 8 giờ 30 phút có 3 trạm đo chỉ số AQI đạt mức cảnh báo tím. Đây cũng là ngày ghi nhận chỉ số ô nhiễm cao nhất kể từ đầu mùa khô đến nay. Dự báo tình trạng ô nhiễm sẽ còn tiếp tục duy trì trong tình trạng "rất không tốt" này đến giữa trưa và giảm nhẹ xuống mức đỏ - không lành lạnh vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, ở hầu hết trạm đo khác trên địa bàn thành phố chất lượng không khí cũng ở mức cảnh báo đỏ.Tình trạng ô nhiễm không khí thường kéo dài từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có khác nhau tùy theo điều kiện thời tiết và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân. Vào thứ 5 tuần trước, là một ngày hiếm hoi chất lượng không khí của TP.HCM ở mức "xanh".Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc khuếch tán sâu xuống phía nam nên thời tiết ở TP.HCM trong những tới tiếp tục dịu mát; nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C và cao nhất là 33 - 34 độ C.Các chuyên gia y tế khuyến cao, với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay người dân nên ở trong nhà đặc biệt là đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em và những người có bệnh về đường hô hấp. Với những người phải ra đường cần chú ý sử dụng các thiết bị bảo vệ như khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn.
Việt Nam trên ‘hành trình xanh’
Đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng đề nghị chủ đầu tư dự án chủ động phối hợp với sở, ban, ngành liên quan để sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý, bố trí đủ vốn chủ sở hữu theo cam kết và thực hiện dự án theo đúng tiến độ.