Những tấm lòng vàng 3.11.2022
Ngày 11.4, Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN (VICOFA) tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng với các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI) cùng đại diện các bộ NN-PTNT, Công thương, các tỉnh Tây nguyên để tìm giải pháp phát triển bền vững ngành cà phê.Đánh giá Vespa GTS Notte 150: Cá tính thời trang, vận hành êm ái
Trong ngày ra quân đầu năm Ất Tỵ 2025, Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) chính thức tổ chức lễ khánh thành bến 5 vạn tấn thuộc cảng quốc tế Chu Lai. Công trình cầu cảng số 2 (bến 5 vạn tấn) đã hoàn thiện là phần mở rộng 365 m về phía hạ lưu, nối tiếp bến cảng số 1, nâng tổng chiều dài toàn bến cảng Chu Lai lên 836 m, độ sâu trước bến đạt âm 11,6 m. Với kết cấu bến liền bờ sử dụng công nghệ cọc ống ván thép lần đầu tiên được áp dụng thi công tại Việt Nam, cầu bến đảm bảo tiếp nhận các loại tàu hàng tổng hợp, tàu container tải trọng đến 5 vạn tấn. Đồng thời, đầu tư lắp đặt hệ thống cẩu chuyên dụng xếp dỡ container hiện đại như 2 cẩu giàn STS (chi phí đầu tư hơn 300 tỉ đồng), 3 cẩu khung RTG cho bãi cảng (gần 100 tỉ đồng) cùng số lượng lớn phương tiện chuyên dụng phục vụ vận chuyển nội bộ cảng. Việc đầu tư đồng bộ về hạ tầng, trang thiết bị sẽ gia tăng năng lực xếp dỡ lên gần 100 container/giờ, gấp 3 lần so với bến cảng số 1.Việc hoàn thiện, đưa vào khai thác bến 5 vạn tấn đã khẳng định quyết tâm của THACO trong đầu tư phát triển tập đoàn công nghiệp đa ngành, cũng như phát triển THILOGI và cảng Chu Lai. Đây là cam kết của THACO với các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác trong việc mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng cao, hướng đến gia tăng tiện ích, lợi thế và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Qua đó, thu hút các nhà đầu tư đến Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và các vùng lân cận.Cũng trong ngày ra quân đầu năm Ất Tỵ 2025, hơn 300 container hàng hóa của các tập đoàn thành viên thuộc THACO được xuất khẩu qua cảng Chu Lai đến với thị trường quốc tế, mang theo niềm tin và kỳ vọng một năm mới với những thành công mới.Lô hàng xuất khẩu lớn đầu năm đã khẳng định năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các tập đoàn thành viên của THACO, đồng thời thể hiện quyết tâm tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đưa THACO trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN. Ngoài ra, THACO cũng đưa nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô và Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES vào hoạt động. Ngoài ra, THACO cũng đưa nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô và Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES vào hoạt động.Các nhà máy này bao gồm: Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES, Nhà máy Sản xuất linh kiện khung thân vỏ ô tô, Nhà máy Sản xuất kính ô tô cao cấp, Nhà máy Sản xuất thiết bị điện ô tô.Cụ thể, Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES được xây dựng trên diện tích 30.000 m2 với tổng vốn đầu tư gần 40 triệu USD, bao gồm trung tâm thiết kế, trung tâm thí nghiệm vật liệu và thử nghiệm sản phẩm, xưởng sản xuất mẫu và hội trường đa năng.Với hệ thống trang thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm hiện đại, như thiết bị phân tích tế vi kim loại, thiết bị thử nghiệm độ xuyên sáng, thiết bị đo độ đồng màu trên nền nhựa, thiết bị đo kiểm CMM…, trung tâm thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn thành viên thuộc THACO, các đối tác trong nước và xuất khẩu.Riêng nhà máy sản xuất linh kiện khung thân vỏ ô tô được xây dựng trên diện tích 15.000 m2, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, với các trang thiết bị, hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại.Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước và xuất khẩu, THACO AUTO cũng chính thức khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu line-up sản phẩm mới với thương hiệu THACO Truck, THACO Bus.THACO AUTO đã tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm xe bus thế hệ hoàn toàn mới; nâng cấp các linh kiện nội, ngoại thất xe bus, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường. Nhà máy THACO Bus cũng được đầu tư, nâng cấp với dây chuyền công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, tự động hóa, thông minh...Nhà máy THACO Bus cũng đưa vào vận hành hệ thống SCADA (kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất trên từng dây chuyền) và sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng việc đưa vào vận hành hệ thống điều hành sản xuất MES, hệ thống quản trị tích hợp nguồn lực ERP, từng bước hình thành nhà máy thông minh. Các dự án và sản phẩm mới được công bố khẳng định quyết tâm, nỗ lực của THACO AUTO trong việc nâng cao năng lực sản xuất, định hướng trở thành trung tâm sản xuất của khu vực, góp phần tạo dựng và phát huy giá trị xe thương hiệu Việt, tạo đà để mở rộng thị trường xuất khẩu.Các dự án đầu tư của THACO tại Chu Lai được khánh thành trong dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025 là những dự án động lực, góp phần hiện thực hóa các định hướng theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030.
Quán bún thịt nướng không bao giờ nghỉ ở TP.HCM của vợ chồng chạy Grab: Nhập viện vẫn... 'trốn' về bán
Khang cùng vợ xây một cái chòi nhỏ ngay mảnh đất tại gia. Kế bên có ao nuôi cá, giàn bầu, luống rau đa chủng loại, trồng thêm hoa…
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.
Phần đầu tiên của loạt phim mới 'Chúa tể những chiếc nhẫn' ra rạp năm 2026
Ngày 15.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo đến các trường học việc chi tiền quà Tết Nguyên đán cho giáo viên theo quy định của UBND TP.HCM về tổ chức các hoạt động và kinh phí chăm lo Tết Ất Tỵ năm 2025.Theo đó, căn cứ công văn số 237/STC-HCSN ngày 10.1.2025 của Sở Tài chính về hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch chăm lo Tết Ất Tỵ năm 2025, Sở GD-ĐT triển khai đến các trường việc thực hiện chi quà tết cho giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị với mức chi 1.800.000 đồng/người.TP.HCM quy định nguồn kinh phí chi tiền quà tết cho giáo viên như sau: Đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, tự cân đối từ nguồn kinh phí giao tự chủ, nguồn thu của đơn vị để chi quà.Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thì ngân sách thành phố bổ sung dự toán kinh phí để chi quà tết cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị.Trước mắt, Sở GD-ĐT yêu cầu trường thực hiện chi quà tết cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ nguồn kinh phí được giao trong dự toán năm 2025. Đồng thời, các đơn vị có văn bản đề nghị bổ sung dự toán năm 2025.