Đánh ghen, 3 người rơi xuống sông Sài Gòn là thông tin sai sự thật
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 16.3 bổ nhiệm thiếu tướng Andriy Hnatov làm Tổng tham mưu trưởng thay thế trung tướng Anatoliy Barhilevych nhằm đẩy mạnh cải cách quân đội Ukraine.Ukraine đang ở thế bất lợi trên chiến trường khi quân đội nước này phải rút lui khỏi khu vực Kursk của Nga và đang vất vả chống đỡ áp lực ngày càng tăng ở khu vực Donetsk phía đông, nơi quân đội Nga đã tiến quân trong nhiều tháng.Các nhà phân tích quân sự ước tính có khoảng 880.000 người hiện đang phục vụ trong lực lượng vũ trang Ukraine.Cẩm nang tuyển sinh 2023 về với học sinh phố núi mộng mơ
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Minh Hồng (chuyên khoa y tế công cộng, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu), khi bị chuột cắn, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng chúng vô hại với con người, chuột chỉ cắn phá làm hư hỏng đồ đạc. Tuy nhiên, chuột là loài động vật thường ẩn trú ở những nơi ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh,... nên chúng là một trung gian dễ lây lan các mầm bệnh và vi khuẩn.Chuột là loài động vật dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm. Khi bị chuột cắn, có thể bạn sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm sau:Bệnh nhân bị Sodoku thường bị nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, thường là từ 5 - 30 ngày sau khi chuột cắn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài từ 1 - 2 tháng và có thể dẫn đến tử vong.Bệnh truyền nhiễm từ chuột thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng thường gặp ở Mỹ và thỉnh thoảng là ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp sang con người thông qua vết cắn hoặc cào của con chuột bị nhiễm bệnh. Một nguyên nhân nhiễm bệnh khác ít gặp hơn đó là người tiếp xúc với các con chuột bị bệnh trong phòng thí nghiệm nhưng không đeo găng tay bảo hộ. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 10 ngày, bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột.Sốt Haverhill là do Streptobacillus moniliformis gây nên, chúng thường lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn nhiều so với bệnh Sodoku. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không vỏ bao, không di động, đa hình thể. Chúng thường có dạng hình cầu, oval, thoi hoặc một số trường hợp sẽ cuộn thành hình khối. Streptobacillus moniliformis thường được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.Người bệnh sốt Haverhill sẽ có những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da ở gan bàn chân, bàn tay sẽ xuất hiện các ban xuất huyết. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim,…Khi bị chuột cắn, bạn có thể bị nhiễm virus Hanta, đây là loại virus gây bệnh cho con người. Nguyên nhân chính thường là do bị cắn hoặc hít phải virus tồn tại trong không khí được tạo ra từ chất thải của con chuột đã bị nhiễm virus. Phần lớn bệnh sẽ bộc phát trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta có hai dạng.Hội chứng phổi (HPS): Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng giống với bệnh cúm bình thường như: Sốt, ho, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, nhức đầu, suy nhược cơ thể. Khoảng từ 4 - 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu chuyển biến nặng hơn: Sốt cao, khó thở, thở gấp,… thậm chí là bị suy hô hấp.Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS): Bệnh nhân bị hạ huyết áp và rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể.Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng cho biết, ngay khi bị chuột cắn chảy máu, bạn không nên chủ quan mà cần xử lý vết thương ngay lập tức:Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, chúng ta có thể đề phòng tình trạng bị chuột cắn bằng một số phương pháp dưới đây như:Khi bị chuột cắn, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý vết thương và tư vấn tiêm phòng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây tiếp nhận đôi vợ chồng ở Hải Dương cùng nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ, toàn thân gai rét và có vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễm trùng ở bàn tay.Bệnh nhân cho biết ngày 15.12, trong lúc 2 vợ chồng cùng đuổi bắt 1 con chuột thì bị cắn vào ngón tay chảy máu. Hai ông bà sau đó có rửa tay xà phòng và nhỏ dầu gió vào vết thương.Sau đó 5 ngày, hai ông bà cùng sốt cao, thậm chí có lúc nằm li bì, mê sảng, toàn thân gai rét, vết chuột cắn sưng tấy, đau nhức. Tự theo dõi 2 ngày ở nhà không thấy đỡ, hai ông bà đi khám ở tuyến huyện, được tiêm phòng uốn ván và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, hai bệnh nhân bệnh được chẩn đoán bệnh là "sốt do chuột cắn" (sodoku). Sau hơn một tuần được điều trị tích cực với phác đồ kháng sinh hiệu quả, các dấu hiệu lâm sàng đã được cải thiện rõ rệt, hai bệnh nhân đã được ra viện chiều 31.12.2024.
Đam mê với nông sản sạch
Hôm nay, 6.3, Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ, TP.HCM ban hành thông báo kết luận và chỉ đạo của Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện - bà Lê Thị Kim Châu tại hội nghị sơ kết học kỳ 1, triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 bậc học mầm non năm học 2024-2025.Bà Lê Thị Kim Châu đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần cho trẻ, trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc vệ sinh phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra tiếp phẩm tại đơn vị.Các đơn vị phải phối hợp ngành y tế tổ chức khám bệnh và quản lý trẻ, thông tin kịp thời các hiện tượng bất thường về sức khỏe trẻ cho phòng GD-ĐT, trạm y tế địa phương, trung tâm y tế huyện.Bên cạnh đó, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện cũng đề nghị các trường: mầm non Cần Thạnh 2, mầm non Doi Lầu, mầm non Thạnh An các đơn vị rà soát các điều kiện chuẩn bị thí điểm chương trình Giáo dục mầm non mới. Đồng thời, các trường cần tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh theo quy định.Lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ đề nghị các đơn vị rà soát hồ sơ phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, nắm tình hình trẻ 5 tuổi trên địa bàn; cập nhật, lưu trữ đầy đủ hồ sơ hàng năm tại đơn vị. Đồng thời, để làm tốt công tác vận động trẻ ra lớp đảm bảo chỉ tiêu giao, các đơn vị cần phối hợp chuyên trách phổ cập địa phương nắm tình hình trẻ nhà trẻ, 3 tuổi, 4 tuổi trên địa bàn.Cũng theo chỉ đạo của Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện, các đơn vị cần rà soát, đảm bảo hoạt động của Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường theo quy định tại Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về Ban hành Điều lệ trường mầm non. Đồng thời, "hiệu trưởng các trường mầm non phải thực hiện nghiêm túc chế độ hội họp; báo cáo theo quy định; quan tâm cơ sở dữ liệu ngành. Số liệu báo cáo phải chính xác và thống nhất, đề nghị hiệu trưởng kiểm tra kỹ trước khi ký", thông báo của Phòng GD-ĐT nêu rõ.
Ngày 31.12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã ký văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, biểu dương Tỉnh ủy Cà Mau vì những nỗ lực vượt bậc trong việc triển khai thực hiện Công điện số 130/CĐ-TTg ngày 10.12.2024 về thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội.Theo văn bản trên, tại báo cáo số 1585-CV/TU ngày 17.12.2024, Tỉnh ủy Cà Mau đã trình bày chi tiết các giải pháp cụ thể, rõ ràng trong việc thực hiện Công điện 130/CĐ-TTg. Đặc biệt, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải được Thủ tướng đánh giá cao nhờ chỉ đạo sát sao, quyết liệt, phân công nhiệm vụ minh bạch, đôn đốc kịp thời và tháo gỡ khó khăn, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau. Hành động khẩn trương, quyết liệt này không chỉ tháo gỡ vướng mắc mà còn thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai các dự án, góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phương.Thủ tướng kỳ vọng Cà Mau tiếp tục giữ vững tinh thần đoàn kết, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các mục tiêu đề ra, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, Thủ tướng khuyến khích các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là những nơi có khu công nghiệp và khu kinh tế lớn, học hỏi mô hình triển khai hiệu quả từ Cà Mau để giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội.Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các nội dung được nêu trong Công điện 130/CĐ-TTg. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được giao nhiệm vụ chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền (nếu có), đồng thời báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ.
Louis Brasseur: Vị bác sĩ tận tâm, nhiều lần thanh toán giúp bệnh nhân để trị đau
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.