ĐH top 2 châu Á ưu tiên tuyển sinh người Việt với nhiều học bổng
Chiều 20.1, TAND TP.Hà Nội tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh (Lâm Đồng).Trong số các bị cáo, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị tuyên phạm tội đưa hối lộ, với mức án 3 năm tù.6 người bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 năm 6 tháng tù; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 6 năm 6 tháng tù; Lê Quốc Khanh, Hoàng Văn Xuân và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, thấp nhất 2 năm tù, cao nhất 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 3 năm tù.3 người còn lại bị tuyên phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, bị tuyên 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ, mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ, 14 tháng 21 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).Theo cáo buộc, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh.Quá trình thực hiện, dự án có nhiều vi phạm như không nộp tiền sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm tiến độ… Do đó, tháng 6.2020, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Dù đang trong thời điểm bị kiến nghị thu hồi, nhưng nhờ sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, việc "sang tay" dự án vẫn được thực hiện. Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hoa sang ông Trí.Tiếp đó, ông Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm điều chỉnh trái pháp luật các quyết định liên quan đến việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Kết quả là, dự án này "hồi sinh", từ diện phải thu hồi sang không thu hồi. Ông Trí sau đó bán dự án cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, bị cáo thu lợi 2.700 tỉ đồng.Để "hồi sinh" dự án, ông Nguyễn Cao Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số tiền 2,1 tỉ đồng; đưa hối lộ cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số tiền 4,2 tỉ đồng…Quá trình xét xử vụ án, các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội, bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong được hưởng khoan hồng."Đại gia" Nguyễn Cao Trí cho biết mục đích ban đầu khi thực hiện dự án là muốn đóng góp cho địa phương. Nhưng vì khó khăn, cộng thêm áp lực phải tìm cách tháo gỡ, bị cáo đã quyết định nóng vội, sai lầm.Ông Mai Tiến Dũng thừa nhận việc cầm tiền, chuyển đơn cho ông Trí là sai, tuy vậy bị cáo khẳng định không mặc cả hay thỏa thuận để nhận bất cứ lợi ích vật chất nào. Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày về hoàn cảnh bệnh tật, quá trình công tác…, mong được hưởng khoan hồng.Hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận cũng đều thừa nhận được bị cáo Trí đưa nhiều tỉ đồng, nhưng nghĩ rằng đây là quà cảm ơn chứ không hề đòi hỏi, ép buộc. Riêng ông Hiệp nhiều lần cho biết, một phần dẫn tới sai phạm là chịu sức ép từ cố Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh và "lãnh đạo cấp cao của Chính phủ gọi điện nhờ".Trong phần tranh luận về hành vi phạm tội của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, đại diện viện kiểm sát đánh giá vụ án này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn "tha hóa chính bị cáo; tha hóa nhiều bị cáo giữ chức vụ trong cơ quan quản lý nhà nước, từ Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng... Rõ ràng hậu quả về công tác cán bộ là cực kỳ đau xót".Thi IELTS trên máy tính nở rộ, thí sinh cần thay đổi ôn luyện thế nào?
Đầu tháng, đầu năm, khởi đầu cho thắng lợi mới"Một năm bắt đầu từ ngày mùng 1 tết và khởi sự vào buổi sáng ngày đầu năm là một sự khởi đầu hoàn hảo nhất. Nó giống như chất xúc tác giúp cho mọi việc thành công rực rỡ hơn", người đứng đầu Intimex giải thích về việc đi làm ngày mùng 1 tết và nói thêm, trong nước, bà con nông dân ĐBSCL đang trong vụ thu hoạch lúa đông xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm. Ngược về Tây nguyên, bà con cũng đang trong mùa hái cà phê. Trên thị trường thế giới, cả 2 sàn cà phê London (Anh) và New York (Mỹ) vẫn hoạt động đều đặn và khách hàng của công ty cũng giao dịch bình thường. "Các đối tác và đối thủ trong ngành gạo, hồ tiêu, hạt điều cũng không dừng lại để chờ chúng ta ăn tết", ông Nam nói vui. Vị "thuyền trưởng" của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn nhất Việt Nam, tự hào: Năm 2024 là một năm thành công rực rỡ của ngành nông nghiệp Việt Nam và Intimex là doanh nghiệp trong ngành nên cũng được hưởng lợi lớn từ thành công chung đó. Dù Intimex đã 7 lần vượt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD nhưng trong lần thứ 8 vào năm 2024 là năm thành công nhất với con số xuất khẩu kỷ lục 1,4 tỉ USD và tổng doanh thu là 79.000 tỉ đồng. Đáng mừng hơn, tất cả các đơn vị thành viên đều hoàn thành tốt công việc. Hướng tới năm 2025, Intimex đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1,9 tỉ USD và tổng doanh thu 90.000 tỉ đồng. "Những con số vừa nêu đều do các đơn vị thành viên tự đặt ra chứ không phải từ lãnh đạo áp xuống. Các đơn vị đều đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 20 - 30%, căn cứ vào nhu cầu thị tế thị trường, xu hướng giá cả hàng hóa. Do đó, công ty có lòng tin mạnh mẽ về việc sẽ tiếp tục chinh phục cột mốc kỷ lục mới trong năm Ất Tỵ, ông Nam chia sẻ. Chúng tôi không thể và không cho phép mình dừng lại. Chúng tôi phải luôn vận động để tiến lên phía trước, nắm bắt những cơ hội mới để cùng đất nước và dân tộc tiến vào kỷ nguyên mới tươi đẹp hơnDù vậy, ông Nam thừa nhận: "Với những người trẻ, tôi vẫn khuyến khích và tạo điều kiện cho họ chăm lo cuộc sống cá nhân và gia đình. Còn bản thân mình thì tôi dành ra 1 - 2 ngày để nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả. Thời gian đó, cũng như bao người Việt Nam khác tôi dành cho gia đình, thăm viếng và chúc tết họ hàng nhằm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, có thể sẽ dành thêm một ít thời gian để chơi golf cùng bạn bè - một môn thể thao giúp thư giãn và rèn luyện sức khỏe mà tôi yêu thích". Trong năm 2025, nông sản Việt vẫn còn nhiều tiềm năng để bứt phá khi giá cà phê tăng chưa có điểm dừng. Còn hồ tiêu có thể trở lại mốc lịch sử 200.000 đồng/kg. Hạt điều vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt. Trong khi đó, giá gạo trên thị trường châu Á đang đi xuống nhưng gạo Việt mang đặc trưng riêng được thị trường ưa chuộng và giá giảm chỉ là hiện tượng tạm thờiCâu chuyện tết của "vua xuất khẩu nông sản" lại quay trở lại với vòng xoáy công việc. Ông Nam tự tin dự báo: Trong năm 2025, nông sản Việt vẫn còn nhiều tiềm năng để bứt phá khi giá cà phê tăng chưa có điểm dừng, hồ tiêu có thể trở lại mốc lịch sử 200.000 đồng/kg, hạt điều vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt...Theo ông Nam, hiện tại chỉ có Việt Nam là nước duy nhất tuân thủ nghiêm quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR). Quy định này sẽ chính thức đi vào thực tế vào đầu năm 2026. Intimex và nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành như Simexco hay Vĩnh Hiệp đã sẵn sàng cho việc tuân thủ EUDR nên cà phê Việt có lợi thế cạnh tranh rất lớn ở thị trường châu Âu - nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Ngay lúc này, Intimex có sẵn nguồn hàng 200.000 tấn cà phê đạt chứng nhận EUDR, tương đương khoảng 50% nhu cầu của thị trường EU. Hiện Intimex đã đầu tư nhà máy chế biến cà phê hòa tan công suất 4.000 tấn/năm. Công ty đang triển khai giai đoạn 2 với vốn đầu tư trên 400 tỉ đồng nhằm nâng công suất lên 8.000 tấn/năm, sẽ đi vào vận hành vào cuối năm 2025. Sản phẩm hướng đến xuất khẩu sang các thị trường giàu tiềm năng như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và cả châu Âu. Với hồ tiêu, năm 2024 dù đang ở mức cao nhưng trong quá khứ giá đã có lúc lên tới trên 200.000 đồng/kg. Hiện nay, nguồn cung hạt tiêu toàn cầu đang thiếu hụt trong khi ngành tiêu Việt Nam chiếm 50% nguồn cung tiêu trên thị trường thế giới. "Chúng ta chỉ cần giảm lượng cung thì thị trường thế giới sẽ sốt giá. Doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực giữ giá tiêu ở mức có lợi cho ngành và bà con nông dân", ông Nam nói.Ông Nam khẳng định, câu chuyện lúa gạo cũng tương tự. Ngay khi Ấn Độ mở kho giá gạo Việt Nam vẫn giữ mức rất cao. Nguyên nhân là do gạo Việt Nam có tính khác biệt về giá và chất lượng nên thị trường Philippines và nhiều nước rất thích. Những ngày trước tết, giá gạo giảm mạnh do xu hướng của thị trường thế giới, tuy nhiên cũng có vấn đề tâm lý tranh bán của một số doanh nghiệp. Hiện tại, khách hàng Philippines đã mua gạo trở lại và các thị trường lớn khác như Trung Quốc, châu Phi cũng bắt đầu tăng mua, nên giá gạo sẽ sớm phục hồi. "Để giữ giá gạo cũng như nông sản Việt nói chung cần sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có vai trò quan trọng của hiệp hội ngành hàng cũng như các bộ ngành liên quan trong việc xây dựng chính sách phù hợp nhằm tạo thuận lợi", vua xuất khẩu nông sản Việt nhấn mạnh.Tết với ông, cuối cùng vẫn là câu chuyện nông sản Việt ra thế giới...
Những trò đùa ngày cá tháng tư và… cái kết
Hôm 20.1, Tổng thống Trump cho biết ông đang xem xét áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ hai quốc gia này vào ngày 1.2, một sự “giảm tông" đáng kể so với đe dọa ông từng đưa ra là sẽ áp thuế ngay trong ngày đầu nhậm chức.Các nhà lãnh đạo của Canada và Mexico hôm 21.1 cho biết họ đã chuẩn bị bảo vệ lợi ích của mỗi nước khi Mỹ đang cân nhắc khả năng và thời điểm áp dụng các mức thuế quan mới.Hôm 20.1, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang xem xét áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ hai quốc gia này vào ngày 1.2, một sự “giảm tông" đáng kể so với đe dọa ông từng đưa ra là sẽ áp thuế ngay trong ngày đầu nhậm chức.Trong một bản ghi nhớ thương mại của tổng thống, ông Trump về cơ bản đề nghị có thêm nhiều nghiên cứu để hỗ trợ cho các hành động áp thuế trong tương lai.Các đe dọa áp thuế của Tổng thống Trump đối với Canada và Mexico xuất phát từ điều mà ông cho là nạn di cư bất hợp pháp và fentanyl xâm nhập từ các nước này đổ vào Mỹ.Các nhà đầu tư và nguồn vốn nước ngoài đã chuẩn bị đối phó với khả năng ông Trump đảo ngược các thỏa thuận thương mại lâu đời.Nhưng sự trì hoãn của ông đã thúc đẩy một đợt tăng giá cổ phiếu toàn cầu và khiến các loại tiền tệ khác tăng giá so với đồng USD.Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 21.1 cho biết sự thịnh vượng mà ông Trump hứa hẹn cho nước Mỹ sẽ cần đến nguồn lực của Canada để thúc đẩy nó.“Chúng tôi sẽ kiên định tập trung vào việc bảo vệ cả lợi ích của Canada, nhưng cũng bảo vệ mối quan hệ kinh tế giữa Canada với Mỹ”, ông Trudeau nói. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết chính phủ của bà đã tham gia các cuộc đàm phán song phương với chính quyền mới. Khoảng 80% hàng xuất khẩu của Mexico là sang Mỹ.Bà cũng cho biết chính phủ của bà sẽ đáp ứng nhu cầu của người di cư theo cách "nhân đạo"."Về các sắc lệnh, vì điều quan trọng là phải tham khảo các sắc lệnh được Tổng thống Donald Trump ký ngày hôm qua. Tôi muốn nói thế này: trước tiên, người dân Mexico có thể chắc chắn rằng chúng tôi sẽ luôn bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của mình", bà tuyên bố.Bản ghi nhớ của Tổng thống Trump chỉ đạo các cơ quan liên bang điều tra tình trạng thâm hụt thương mại dai dẳng của Mỹ, các hoạt động thương mại không công bằng và cáo buộc thao túng tiền tệ tại các quốc gia khác.
Đó là nhận định của KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam khi trao đổi về chủ trương khai thác không gian phát triển mới, tạo hệ sinh thái kinh tế đất nước được nhắc đến nhiều trong thời gian qua.* Trong những phát biểu chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, để có dư địa phát triển, “Việt Nam cần tập trung khai thác không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm”. Trong đó, không gian biển có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông? - KTS Trần Ngọc Chính: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng: Không gian vũ trụ, không gian ngầm và không gian biển, nếu khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, là động lực tăng trưởng mới quan trọng của nền kinh tế. Không gian vũ trụ quốc gia nào cũng có thể khai thác nhưng không gian biển thì không phải quốc gia nào cũng có. Thế giới công nhận Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên biển.Các quốc gia khác đều rất mong muốn có biển như Việt Nam. Bởi vì chúng ta có 3.260 km bờ biển, lãnh hải khá rộng. Bởi vì vùng biển thuộc Việt Nam có giá trị cao về mặt kinh tế. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; châu Âu - châu Á; Trung Đông - châu Á, là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải).Các nước thèm khát sự đẹp đẽ về bãi tắm, những khu vực cảng nước sâu của Việt Nam… mà đi sâu hơn nữa chính là tiềm năng kinh tế biển. Như vậy, phải nhìn nhận rằng không gian biển của Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.Bất cứ một quốc gia nào nếu có điều kiện đều nỗ lực khai thác tốt nhất không gian biển. Thậm chí có quốc gia như Slovenia, đất liền rộng mênh mông, chỉ có vỏn vẹn 45km bờ biển, nhưng họ vẫn nỗ lực khai thác triệt để, phát triển hệ thống cảng biển. Trong khi đó, Việt Nam có những tỉnh như Quảng Ninh có gần 200 km bờ biển. Vì vậy có thể khẳng định: Không gian vũ trụ, không gian ngầm, đặc biệt không gian biển, nếu chúng ta tổ chức quy hoạch tốt và khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế.* Năm 2024, Việt Nam chính thức có quy định pháp luật cụ thể về hoạt động lấn biển. Nhờ đó nhiều địa phương kỳ vọng có thể mở thêm quỹ đất, dư địa phát triển kinh tế biển. Xin ông chia sẻ quan điểm về hướng tiếp cận của các dự án lấn biển tại Việt Nam để phát huy lợi thế nguồn tài nguyên này?- Như tôi đã nói, Việt Nam là quốc gia biển. Chủ trương của Đảng trong thời gian tới là tiến ra biển để khai thác và làm chủ biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển. Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói, đất nước đang phát triển, dân số đông, đất hẹp nên phải khai thác thêm các không gian thì mới phát triển được. Muốn phát triển đất nước thì phải được xây dựng, xây dựng thì phải có đất. Đất liền của Việt Nam trên 330 nghìn km2 nhưng 3/4 là đồi núi, tiếp đó với đồng bằng, ven biển và trung du thì để đảm bảo an ninh lương thực, chúng ta phải giữ lại một phần cho nông nghiệp. Chính bởi vậy, để tạo dư địa phát triển, việc lấn biển là hệ trọng. Ngày xưa, cụ Nguyễn Công Trứ đã lấn biển. Hành trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang đã có từ xa xưa. Ngày nay, lấn biển trước hết là tạo nên quỹ đất để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta phải tính toán kỹ, không thể tư duy lấn biển là đổ đất ra biển. Việc lấn biển ở đâu, lấn bao nhiêu và lấn ra sao là công việc của những nhà quy hoạch, nhà khoa học về biển phải làm kỹ.Chúng ta thấy rằng, Ả rập Xê Út hay UAE với đảo cây cọ được xem là hình mẫu lấn biển của thế giới. Tôi đã đến nhiều lần, nghiên cứu và gặp gỡ nhà làm quy hoạch tại đây. Họ lấn biển với diện tích bằng cả một thành phố với chi phí khổng lồ. Nhưng họ cũng tạo ra giá trị gấp 10 lần. Nhưng điều cốt lõi ở đây là việc lấn biển không thay đổi dòng chảy và chỉ làm đẹp khu vực vịnh đó. Và họ có ý tưởng quy hoạch đỉnh cao, tạo không gian nhà ở, du lịch, thương mại dịch vụ… tất cả hội tụ tại đây cùng bến du thuyền 5 sao trước mỗi căn biệt thự.Đến nay, thế giới phải nể phục, còn người UAE gọi dự án lấn biển này là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tại sao họ thành công đến vậy, bởi lấn biển không chỉ là đổ đất tạo ra diện tích đất mới đơn thuần mà lấn biển bằng cả một hệ tư tưởng về vấn đề không gian, cảnh quan và sự độc đáo về kiến trúc, quy hoạch.Thế giới đã lấn biển từ lâu. Việt Nam cũng đã có lịch sử về lấn biển. Việt Nam có Kiên Giang với thành phố Rạch Giá đã lấn biển hàng nghìn hecta, gần như một nửa thành phố là lấn biển. Nhờ địa hình thuận lợi, việc lấn biển được thực hiện tương đối đơn giản. Giờ đây, Rạch Giá là thành phố đẹp và sôi động, nhưng vẫn giữ nét thanh bình với đô thị được quy hoạch bài bản, khang trang nhiều nơi ao ước. Có thể nói Kiên Giang đã lấn thành công, và không những thế tiếp tục muốn lấn biển ở Hà Tiên, bao gồm ý tưởng về những đảo ở ngoài để kết nối với Phú Quốc.Như vậy, các dự án lấn biển cần có những ý tưởng rồi mới vạch ra quy hoạch cảnh quan tương xứng. Chúng ta từng có những dự án lấn biển như ở vịnh Bái Tử Long, sớm bị lên án khi cố gắng khoanh vùng, biến núi đá trên vịnh trở thành “hòn non bộ” - cảnh quan của khu đô thị. Điều này có nghĩa, dự án bị phản đối không phải vì lấn biển mà bởi ý tưởng nghèo nàn, quy hoạch chắp vá, không phát huy được tiềm năng biển. Ý nghĩa quan trọng của một dự án lấn biển là phải mang lại mục tiêu chung, lợi ích cho địa phương, đất nước. Nếu dự án lấn biển được nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch bài bản vì mục tiêu chung sẽ là cơ hội để khai thác tốt không gian biển, tạo dư địa phát triển như chủ trương thông suốt hiện nay.* Sau Kiên Giang, Quảng Ninh, TP.HCM…, Đà Nẵng là địa phương mới nhất đang gây chú ý với dự án lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng để làm khu thương mại tự do. Theo ông, hoạt động lấn biển sẽ giúp giải quyết vấn đề gì và mang lại lợi ích như thế nào cho TP sông Hàn?- Việc lấn biển làm Khu thương mại tự do (TMTD) đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương, nhằm tạo quỹ đất mới, mở rộng không gian phát triển cho Đà Nẵng. Hiện nay, Nhà nước đã quyết định cho đầu tư Khu TMTD thế hệ mới ở Liên Chiểu, nhưng quỹ đất để thực hiện dự án vẫn là một vấn đề. Bởi vì đất ở phía tây bờ của khu vực Liên Chiểu rất là ít.Khu TMTD thế hệ mới sẽ gồm chủ yếu là hoạt động logistics. Do đó, hạ tầng kết nối với Cảng Liên Chiểu phải được đảm bảo, bởi nơi đây rất gần đường sắt, đường bộ cao tốc, trong định hướng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa. Cũng vì thế, việc lấn biển đóng vai trò quan trọng. Việc lấn bao nhiêu chúng ta cần phải bàn thảo xem xét nhưng lấn biển là yêu cầu tất yếu để tạo ra mặt bằng trở thành bến tàu, kho hàng, hoặc nhà máy, công xưởng ở mức độ phù hợp để phục vụ cho các hoạt động của Khu TMTD.Nếu không lấn biển sẽ không hình thành được một cảng trung chuyển và cảng container tầm cỡ quốc tế. Mấu chốt là tạo nên một mặt bằng không quá xa bờ, kết hợp khai thác toàn bộ hệ thống tàu biển và kết nối với các phân khu khác của khu TMTD. Việc lấn biển, tạo ra mô hình như “đảo nhân tạo” cũng giúp dễ dàng kiểm soát về mặt ra vào, thuế quan… thuận lợi hơn trong bờ.* Mới đây nhất, chủ trì họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136, Thủ tướng đã chỉ đạo Đà Nẵng nghiên cứu triển khai nhanh khu lấn biển; cùng với đó tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu, tạo đồng thuận trong việc thực hiện Nghị quyết. Ông kỳ vọng như thế nào về việc triển khai khu TMTD của Đà Nẵng trong thời gian tới?- Tôi nghĩ Đà Nẵng đã bắt đầu câu chuyện về Khu TMTD thế hệ mới từ năm trước. Lãnh đạo thành phố cũng rất quan tâm và tập trung chỉ đạo cho dự án. Theo đề án thành lập, quy mô diện tích của Khu TMTD Đà Nẵng đến giai đoạn hoàn chỉnh hạ tầng và đồng bộ các khu chức năng đạt khoảng 2.317 ha, được bố trí tại 10 vị trí không liền kề, gắn kết với Cảng biển Liên Chiểu và sân bay quốc tế Đà Nẵng, trong đó vị trí lấn biển khoảng hơn 300 ha tại Vịnh Đà Nẵng.Tại đây, bên cạnh vị trí để làm đê chắn sóng, cầu tàu, kho bãi, theo tôi có thể nghiên cứu ý tưởng về đảo nhân tạo với công trình điểm nhấn đặc biệt. Chẳng hạn một thủy cung và một đường ngầm dưới mặt nước dẫn ra đảo. Trước đây tôi từng đề xuất với lãnh đạo Đà Nẵng để nghiên cứu. Ý tưởng này hi vọng có thể được tiếp nối để không chỉ thúc đẩy Khu TMTD thế hệ mới, mà còn thúc đẩy lĩnh vực du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển đột phá cho Đà Nẵng. Chính các công trình điểm nhấn sẽ góp phần làm nổi bật khu TMTD Đà Nẵng so với các mô hình khác trên thế giới, bên cạnh chức năng chính về thương mại, logistics. Các hoạt động sẽ tương hỗ cho nhau.Như Trung Quốc đã đưa cả đảo Hải Nam trở thành Khu TMTD với cảng TMTD lớn nhất thế giới. Đây được xem như Hồng Kông thứ hai của Trung Quốc. Nhưng Hải Nam vẫn đang tiếp tục phát triển các dự án đảo nhân tạo (đảo Hải Hoa, đảo Phượng Hoàng) trên vùng vịnh. Với Đà Nẵng, nếu có các hòn đảo nhân tạo thiết lập hạ tầng quan trọng cho khu TMTD, đồng thời phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao và bên dưới là một thủy cung, ban đêm trở thành “viên ngọc” rực sáng trên vịnh… thì đây sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho thành phố.Có thể nói, lấn biển để tạo quỹ đất xây dựng hạ tầng, là hoạt động đóng vai trò tất yếu để hình thành Khu TMTD thế hệ mới đúng nghĩa. Tất nhiên cần có tính toán kỹ càng trong công tác quy hoạch, nghiên cứu đánh giá, nhưng rất cần triển khai ngay để tiếp nối những nỗ lực của chính quyền Đà Nẵng thời gian qua. Đây phải là mặt trận ưu tiên nhất của Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, chứ không thể chờ đợi thêm nữa.
Xu hướng ‘Quiet luxury’ trong nội thất và không gian sống
Ngoài ra, đối tượng còn giả mạo là cơ quan chức năng gửi đường link dịch vụ công VneID giả mạo để người dân truy cập tích hợp với quảng cáo "tích hợp căn cước công dân và mã số thuế" hoặc hướng dẫn cách điều chỉnh thông tin trên ứng dụng VneID, sau đó gửi đường link dịch vụ công sửa VneID giả mạo rồi chiếm quyền điều khiển điện thoại, lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng… Mục đích của đối tượng lừa đảo chiêu trò trên là đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản...