Danh hài Bảo Chung: Tất bật chạy sô, không hối tiếc thời hoàng kim
Trong thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, có đóng góp rất lớn của Hoàng Đức. Sự xuất sắc của tiền vệ nhạc trưởng này giúp lối chơi của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik luôn ổn định. Dù vậy, Hoàng Đức không thể tham dự SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, do anh đã quá độ tuổi 22. Đội U.22 Việt Nam vì thế cần tìm kiếm một cầu thủ khác, sắm vai nhạc trưởng thay Hoàng Đức tại đại hội thể thao Đông Nam Á. Tín hiệu tích cực ở chỗ, trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, có vài gương mặt đủ triển vọng để sắm vai nhạc trưởng, như Nguyễn Thái Sơn, Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường. Điểm chung của 3 cầu thủ này là họ đều có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia, riêng Khuất Văn Khang là thành viên của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Chi tiết đó có thể là yếu tố đảm bảo về mặt bản lĩnh của các cầu thủ nói trên, đảm bảo rằng họ có được sự chững chạc ở sân chơi SEA Games, một khi họ đã có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia.Một điểm chung nữa giữa các cầu thủ này, đó là họ đều có kỹ thuật từ khá đến tốt. Yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất cần thiết với 1 cầu thủ giữ vai trò nhạc trưởng. Hoàng Đức tại AFF Cup 2024 là một ví dụ điển hình, lối chơi thiên về kỹ thuật của Hoàng Đức khiến đối thủ rất khó lấy bóng trong chân anh, từ đó giúp đội tuyển Việt Nam kiểm soát được bóng, giữ được nhịp thi đấu, duy trì được tính ổn định về mặt đội hình. Khuất Văn Khang từng là nhạc trưởng của đội tuyển U.20 Việt Nam, tại giải U.20 châu Á 2023. Thời gian gần đây Khuất Văn Khang thường được HLV Kim Sang-sik kéo sang thi đấu bên cánh trái. Dù vậy, khi cần, ông Kim Sang-sik hoàn toàn có thể điều cầu thủ này đá ở trục giữa, điều tiết lối chơi cho toàn đội.Với Nguyễn Thái Sơn, anh quen thi đấu với vị trí lùi thấp ở tuyến giữa. Đấy là lợi thế đáng kể của cầu thủ này, nếu anh sắm vai nhạc trưởng của đội tuyển Việt Nam. Khi chơi thấp ở hàng tiền vệ, Thái Sơn có điều kiện quan sát đối thủ và quan sát các đồng đội xung quanh mình, từ đó anh sẽ đưa ra những quyết định, những pha xử lý phù hợp với diễn biến trận đấu.Nhân vật khác là Nguyễn Văn Trường. Lâu nay, Nguyễn Văn Trường quen chơi với vị trí tiền vệ tấn công, thậm chí tiền đạo lùi. Để sắm vai nhạc trưởng, Nguyễn Văn Trường cần thi đấu thấp hơn trong sơ đồ chiến thuật của HLV Kim Sang-sik, như cách Hoàng Đức từng "hy sinh" vai trò tiền vệ tấn công, để đá lùi hẳn xuống vị trí khá thấp ở hàng tiền vệ tại AFF Cup, trước khi Hoàng Đức hoàn thành vai trò nhạc trưởng.Tin rằng ở thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ có những tính toán thích hợp cho những nhân sự mà ông có trong tay. Nguyễn Văn Trường có một đặc điểm khá giống với Hoàng Đức, đó là Nguyễn Văn Trường sở hữu thể hình rất lý tưởng (cao 1,82 m). Anh là cầu thủ có thể hình tốt nhất trong số các tiền vệ tấn công thuộc lứa U.22 Việt Nam hiện nay, tức là Nguyễn Văn Trường có lợi hơn nhiều cầu thủ khác ở khả năng va chạm và khả năng che chắn bóng, giống Hoàng Đức. Biết đâu, khi được điều chỉnh xuống chơi ở vị trí mới, Văn Trường sẽ phát huy hiệu quả cao.Thời gian vẫn còn cho đội U.22 Việt Nam, để toàn đội thực hiện các thử nghiệm, trước khi hoàn tất những điều chỉnh về mặt nhân sự và lối chơi, tìm ra nhân vật phù hợp nhất với vai trò nhạc trưởng, rồi chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33.Những tấm lòng vàng 24.4.2022
Theo Hankook Ilbo hôm 31.1, ShamAIn là sản phẩm cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh bằng AI của đội ngũ nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Nam Taek-jin công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).Bề ngoài, ShamAIn được bố trí trong một cái am nhỏ, đủ sức chứa một người, bên trong có bàn thờ bài trí đầy đủ mọi thứ thường thấy ở nơi một pháp sư (shaman) hành nghề.Khi một người muốn xem bói nhập thông tin vào máy tính bảng đặt trên bàn thờ và ngồi xuống đệm, giọng nói nhẹ nhàng thuộc về một phụ nữ trung niên vang lên: "Tôi là một sự tồn tại vượt quá tầm hiểu biết của loài người. Những gì tôi biết vượt xa kiến thức của bạn và tôi nhìn thấy tương lai. Hãy hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc gì".Đội ngũ KAIST cho biết đền thờ AI cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh dựa trên các khái niệm truyền thống của Shaman giáo.Người xem bói nhập họ tên, ngày sinh và nghề nghiệp và ShamAIn sẽ đưa ra trả lời cụ thể.Theo đội ngũ nghiên cứu, nhiều người ban đầu tiếp cận ShamAIn vì tò mò, nhưng sau đó phát hiện có thể chia sẻ những nỗi lo lắng riêng tư trong quá trình coi bói.Giáo sư Nam cho hay nhóm của ông tập trung vào mục tiêu đào tạo pháp sư AI siêu thông minh có thể tương tác với con người. "Chúng tôi phát hiện AI có tiềm năng hoạt động không chỉ như một công cụ mà còn là một thực thể có thể tạo ra ảnh hưởng cho khả năng phán đoán và cảm xúc của con người", vị giáo sư cho biết.ShamAIn không phải là pháp sư AI đầu tiên ra mắt ở Hàn Quốc. Nước này xuất hiện không ít các dịch vụ bói toán dựa trên AI và thu hút sự quan tâm đông đảo của giới trẻ xứ sở nhân sâm. Bên cạnh sử dụng thông tin cá nhân, một số dịch vụ còn dựa trên dữ liệu về nhóm máu, nhân tướng học, đặc điểm tính cách của người muốn xem bói để đoán mệnh.
Hè về Tu Bhău
Quang Trần cho biết, anh tập luyện mỗi ngày từ 1 đến 2 tiếng bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Cuối tuần anh sẽ đi luyện địa hình chủ yếu ở núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) trong khoảng 4-5 tiếng để quen với điều kiện thi đấu. 90% thời gian tập luyện là dành cho chạy bộ khiến Quang Trần đóng góp hàng trăm km cho UpRace. “Khi việc tập luyện của mình đồng thời đóng góp được cho các quỹ từ thiện, tôi nhận ra niềm đam mê chạy bộ của mình trở nên có ý nghĩa và mang một sứ mệnh sâu sắc hơn”.
Sáng 4.2, đoàn kiểm tra liên ngành H.Tuy An (Phú Yên) đã đến quán cơm Tân Mai trên QL1A, đoạn qua xã An Hiệp (H.Tuy An) để lấy lời khai, làm rõ việc quán cơm này bị khách tố "chặt chém".Theo bà Ngô Thị Kiều Mỹ Trang, chủ quán cơm Tân Mai, thực tế hóa đơn tính tiền là 1.010.000 đồng nhưng khách chỉ trả 700.000 đồng cho bàn ăn 8 người.Cụ thể, trưa 3.2, nhóm thực khách gồm 8 người, trong đó có 2 trẻ em đến ăn cơm. Khách gọi 2 tô cơm, 2 đĩa trứng chiên, 1 tô canh rau mồng tơi thịt, 1 đĩa rau muống, 1 đĩa mực xào."Lúc nhóm khách này vào thì quán rất đông khách. Sau khi khách gọi món, chúng tôi thương lượng giá 120.000 đồng/phần/người. Khi khách đồng ý, chúng tôi mới làm các món ăn trên. Đến khi đưa hóa đơn tính tiền, khách nói không được tính 2 trẻ em nhưng quán không chịu", bà Trang nói.Sau đó, khách hỏi số tài khoản chủ quán và chuyển khoản 700.000 đồng cho tất cả món ăn trên chứ không phải 1.010.000 đồng như khách đã thông tin.Cũng trong sáng 4.2, tài khoản "Bích Hồng" lại đăng tải thêm thông tin, sau khi phản ánh hóa đơn giá 1.010.000 đồng quá cao so với bàn ăn 8 người thì chủ quán có tính lại hóa đơn 690.000 đồng."Ngay từ đầu ra hóa đơn 690.000 đồng thì bên tôi không ý kiến gì nhưng thái độ nhân viên không thể chấp nhận được. Sau khi lời qua tiếng lại với chủ quán, chúng tôi mới được giảm giá 300.000 đồng", tài khoản Bích Hồng chia sẻ.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.2 (mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), trên mạng xã hội TikTok xuất hiện bài viết của tài khoản "Bích Hồng" về việc cả gia đình đi đến quán cơm tên Tân Mai ăn trưa bị "chặt chém". Thực đơn gồm 2 tô cơm, 2 đĩa trứng chiên, 1 tô canh rau mồng tơi thịt, 1 đĩa rau muống, 1 đĩa mực xào nhưng khi thanh toán hóa đơn là 1.010.000 đồng.
Tư vấn sức khỏe: Ung thư dạ dày phát hiện sớm, điều trị hiệu quả 90%
Ngày 24.1, Sở TT-TT Hà Nội thông báo về việc xử phạt hành chính ông N.Q.D và bà N.T.N do có hành vi lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật, không chỉ xâm phạm uy tín mà còn gây tổn thương đến danh dự lãnh đạo Vietjet.Cụ thể, ông N.Q.D và bà N.T.N đăng tải bài viết có thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng xã hội Facebook đã xúc phạm uy tín, danh dự một lãnh đạo Công ty Cổ phần VietJet. Hành vi này vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 điều 16 luật An ninh mạng. Sở TT-TT Hà Nội yêu cầu các cá nhân buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm.Sau khi Thanh tra Sở TT-TT phổ biến quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, 2 cá nhân bị xử phạt đã nhận thức rõ hành vi vi phạm, gỡ bỏ nội dung vi phạm và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP, hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Đây là một bài học kinh nghiệm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội.