Futsal HDBank Cúp Quốc gia 2022 kết thúc: Nhiều bất ngờ, nhưng rất… hợp lý
Theo GameRant, Heroes of Newerth (HoN) từng là một trong những tựa game MOBA nổi bật cạnh tranh trực tiếp với League of Legends (LoL - Liên Minh Huyền Thoại) và Dota 2. Tuy nhiên, vì không thể duy trì sức hút, HoN chính thức đóng cửa vào năm 2022. Nhưng hiện tại, các hoạt động trên mạng xã hội của trò chơi đang làm rộ lên đồn đoán về sự hồi sinh bất ngờ.Vào ngày 1.1 vừa qua, tài khoản X chính thức của Heroes of Newerth đã đăng một thông điệp ngắn gọn: "Happy NEW Year", với từ "NEW" được viết hoa, sau hơn ba năm không đăng bất kỳ nội dung nào. Bên cạnh đó, trang web của HoN cũng có một số thay đổi nhỏ, xuất hiện hình bóng logo cùng hiệu ứng hạt lấp lánh. Những dấu hiệu này ngay lập tức thu hút sự chú ý từ cộng đồng game thủ.Không chỉ bài đăng ngày đầu năm, ngày 6.1, HoN tiếp tục đăng tải hình ảnh một quả trứng lớn đang nứt, càng làm tăng thêm sự tò mò và hứng thú. Cộng đồng ngay lập tức đưa ra nhiều suy đoán rằng trò chơi sẽ được tái phát hành, trong khi số khác nghĩ các nhân vật của HoN có thể được đưa vào Dota 2 hoặc thậm chí sẽ xuất hiện một phiên bản trên nền tảng di động.Sau thành công của bản mod Dota từ trò chơi Warcraft 3, thể loại MOBA nhanh chóng bùng nổ. Ý tưởng đơn giản nhưng hấp dẫn về cách chơi chiến đấu để phá hủy căn cứ của nhau đã trở thành một công thức thu hút hàng triệu người chơi. Trong thời kỳ đỉnh cao, những cái tên như League of Legends, Dota 2, Heroes of the Storm và Heroes of Newerth cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần.Tuy nhiên, với việc không thể giữ được lượng người chơi ổn định, cộng thêm sự áp đảo của các đối thủ lớn, HoN đã quyết định ngừng hoạt động. Thông báo vào tháng 12.2021 từ nhà phát triển Garena khi đó đã khẳng định đây là "lời chia tay cuối cùng" với cộng đồng game thủ.Hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào từ phía nhà phát triển về kế hoạch tương lai. Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy có thể họ đang chuẩn bị cho một sự kiện lớn. Nếu điều này trở thành sự thật, việc so sánh Heroes of Newerth với những tựa game MOBA hiện đại như League of Legends, Dota 2, hay các sản phẩm di động như Mobile Legends sẽ là một thử thách đáng chú ý.Hồng Vân 'choáng' trước nữ ca sĩ công khai 'dằn mặt' chồng trên truyền hình
Từ trăn trở thường ngày của những người đam mê thời trang, thích mua sắm, bất ngờ trước số liệu về rác thải thời trang, 15 nữ sinh viên năm cuối ngành Quản trị thương hiệu, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật (KHLN&NT), ĐH Quốc gia Hà Nội, đã quyết định xây dựng dự án RE:FABRIC - Tái dệt khuyến khích ưu tiên sản phẩm tái chế, chọn thương hiệu cam kết bảo vệ môi trường thay vì chạy theo xu hướng ngắn hạn.Sinh viên Lê Thị Hồng Anh (21 tuổi, trưởng ban tổ chức dự án) nói: "Dự án thúc đẩy việc tạo ra sản phẩm mới từ vật liệu cũ giúp kéo dài vòng đời món đồ, giảm rác thải thời trang. Qua đó, chúng tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo, tìm kiếm giải pháp bền vững cho thời trang Việt, hướng tới tương lai, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Đây vốn là bài tập trong môn thực hành triển khai dự án truyền thông, nhưng chúng tôi mong nó được mở rộng qua nhiều hoạt động khác để nâng cao nhận thức của giới trẻ về thời trang tái chế, bền vững".Hồng Anh cũng cho biết, RE:FABRIC tổ chức các buổi trò chuyện chuyên sâu với các diễn giả, chuyên gia nhằm thu hút nhà thiết kế (NTK), truyền cảm hứng, lan tỏa thông điệp thời trang bền vững tới giới trẻ. Đồng thời, tổ chức show diễn thời trang chứng minh tiềm năng sáng tạo của thời trang tái chế, khơi nguồn cảm hứng cho các NTK trẻ biến vật liệu tái chế thành tác phẩm độc đáo. Sắp tới, RE:FABRIC sẽ kết hợp để tổ chức trải nghiệm thực tế về sản xuất vải bền vững, giúp sinh viên hiểu rõ hơn và phát triển đam mê, định hướng nghề nghiệp theo hướng này.Là những người trẻ từng mua sắm quần áo, giày dép một cách thiếu kiểm soát, Hồng Anh cũng như các thành viên của dự án hiểu rõ cảm giác bị cuốn theo xu hướng thời trang nhanh, liên tục săn sale và tích trữ những món đồ mà đôi khi chỉ mặc vài lần rồi bỏ xó. Khi phải đối mặt với việc xử lý những món đồ thừa thãi, những nữ sinh viên này mới thực sự nhận ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.Sinh viên Lê Đặng Thục Hân (trưởng ban đối ngoại của dự án) chia sẻ: "Bắt tay vào tìm hiểu, thu thập số liệu, chúng tôi mới thấy giật mình và nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đến môi trường".Dự án nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng, đặc biệt là các bạn gen Z. Các bài viết, hình ảnh về dự án trên các nền tảng nhận được lượng tương tác tốt và nhiều bình luận tích cực. Các hoạt động trong chuỗi dự án thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và thể hiện đa dạng sự sáng tạo.Đinh Thị Như Quỳnh (20 tuổi, sinh viên Trường KHLN&NT), cho biết: "Tham gia workshop tái chế vải vụn, tôi rất ấn tượng. Tôi học được cách tận dụng những vật liệu cũ, đồng thời nhận ra sức mạnh của sáng tạo trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng"."Tôi vốn nghĩ việc tái chế là một hoạt động thủ công, nhưng khi được trải nghiệm các workshop, tôi thấy nó có thể trở thành một hình thức nghệ thuật. Các sản phẩm từ vải vụn rất sáng tạo và ẩn chứa những câu chuyện riêng", Ngô Thị Thu Huyền nói tiếp.Nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh, một trong những diễn giả của dự án, chia sẻ chị rất vui khi được nói về thời trang bền vững và chứng kiến sự năng động, toàn diện của các bạn gen Z. Chị Ngọc Anh cũng hy vọng trải nghiệm và các kinh nghiệm tốt, xấu sau nhiều năm du học, làm việc của ở nước ngoài của mình sẽ giúp các bạn có hành trang vững vàng hơn.
Trót mến ‘xứ nghìn lẻ một đêm’ giữa lòng châu thổ
Chiều 10.3, tại Lăng Ông, UBND xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức lễ hội cầu ngư truyền thống xã Nhơn Hải năm 2025. Tại đây, có hàng nghìn người dân và du khách đến xem, không khí lễ hội vừa sôi động và cũng thật trang nghiêm.
Đặng Trung Anh, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, TP.HCM, kể: "Khi nghe về cà phê trứng, mình tự hỏi làm thế nào để kết hợp trứng và cà phê? Nhưng rồi có dịp được uống với nhóm bạn, mình bị thức uống này mê hoặc. Cà phê trứng rất ngon".
Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp
Dự báo xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023 - 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015 - 2016 và năm 2019 - 2020.