Hệ lụy khó khăn với bóng đá Việt Nam
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.Hàng xa xỉ cạnh tranh tìm kiếm mặt bằng ở TP.HCM
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Giá heo hơi hôm nay 20.3.2024: Tăng nhẹ trên cả nước
Ở chuỗi sự kiện, khán giả cùng cảm nhận một thông điệp xuyên suốt: những bước tiến bản lĩnh có anh em chiến hữu kề vai sát cánh sẽ là chất xúc tác hoàn hảo để khai mở năm 2025 rực rỡ. Kể từ mùa đầu tiên phát sóng vào năm 2018, Sóng đã trở thành một chương trình giải trí quen thuộc đêm Giao thừa, tạo dấu ấn mạnh mẽ và được đông đảo khán giả đón nhận. Quy tụ hàng trăm nghệ sĩ hàng đầu và những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn trong năm qua, Sóng 25 hứa hẹn xuất hiện với diện mạo hoàn toàn mới để có một bước tiến phá cách và đầy năng lượng. Không bao lâu sau màn "tung hint" khắp sóng truyền thông, Sóng 25 đã công bố tổ chức 1 đêm live concert để khán giả có thể nghe tận tai, xem tận mắt những tiết mục "độc bản" làm nên tên tuổi của chương trình.Hào hứng với sự đầu tư chỉn chu từ hình ảnh đến nội dung của chương trình, đông đảo khán giả đã "bật nhanh chế độ" săn vé Sóng 25 để chiêm ngưỡng những tiết mục mãn nhãn từ dàn line up với các anh trai có độ phủ sóng hàng đầu showbiz Việt thời điểm hiện tại: HIEUTHUHAI, Hurrykng, Rhyder, Wean Lê, Anh Tú Atus, Captain Boy, Quang Hùng MasterD, Isaac, Dương Domic, cùng những "chiến thần ballad" với chất giọng siêu nội lực như Diva Hà Trần, Diva Thanh Lam, Quang Linh, Hoàng Hải, Hà Nhi, và dàn rapper "căng cực" với những cái tên B Ray, Robber, GILL, … Cùng với loạt sao hạng A, ban tổ chức Sóng 25 cũng công bố nhà tài trợ kim cương của chương trình: Cái tên đứng sau màn "kết hợp" khủng này không ai khác chính là thương hiệu biểu tượng trong khoảnh khắc đếm ngược chào năm mới trong suốt 10 năm qua - Tiger Beer.Nhắc đến Sóng 25, người ta không chỉ nghĩ đến một chương trình đón giao thừa quen thuộc, mà còn thấy ở đó một hành trình của sự chuyển mình không ngừng qua các năm, nơi các nghệ sĩ sát cánh cùng đồng nghiệp, cùng ekip và người hâm mộ để tạo nên những "big hit" đẳng cấp để cùng truyền cảm hứng cho hàng triệu khán giả tiến đến một năm mới đầy bùng nổ. Và đó cũng chính là thông điệp của Tiger Beer trong mùa lễ hội 2025, tôn vinh hành trình bản lĩnh với những bước tiến của các mãnh hổ, nơi luôn có sự hiện diện của các anh em chiến hữu đã "sát cánh gầm vang". Chương trình sẽ được lên sóng vào đêm giao thừa trên Kênh truyền hình HTV2 - Vie Channel, ON VieGIẢITRÍ, ON VieDRAMAS. Xem sớm nhất trên ứng dụng #VieON
Đấu trường có ý nghĩa quan trọng với đội tuyển Việt Nam trong năm 2025 là vòng loại Asian Cup 2027. Tại sân chơi này, mục tiêu của đội bóng do HLV Kim Sang-sik dẫn dắt chắc chắn là giành ngôi nhất bảng để góp mặt tại vòng chung kết. Theo đó, đội bóng sao vàng nằm ở bảng F với Malaysia, Nepal và Lào.Được biết, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ban huấn luyện dự kiến sẽ triệu tập đội tuyển ngay sau khi vòng 16 V-League kết thúc (dự kiến giữa tháng 3). Ngoài ra, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sân chơi châu lục, đội tuyển Việt Nam được tạo điều kiện thi đấu giao hữu với đội tuyển Myanmar vào ngày 20.3. Đây là trận đấu “khai xuân” Ất Tỵ của thầy trò ông Kim, và việc lựa chọn Myanmar để đấu cọ xát được đánh giá là chọn hợp lý, cho nhiều mục đích khác nhau của đội tuyển Việt Nam vào lúc này.Vào lúc này, HLV Kim Sang-sik có lẽ đang lên ý tưởng về kế hoạch nhân sự đội tuyển Việt Nam. Dấu hỏi được đặt ra là những gương mặt sẽ xuất hiện trên hàng tấn công, trong bối cảnh các tiền đạo trụ cột gặp chấn thương hoặc không có phong độ tốt. Nguyễn Xuân Son chắc chắn sẽ vắng mặt, khi chân sút nhập tịch được chẩn đoán cần khoảng 9 tháng để bình phục hoàn toàn và trở lại sân cỏ. Nguyễn Văn Toàn cũng gặp chấn thương từ AFF Cup 2024 và vẫn chưa biết chính xác ngày tái xuất. Nếu kịp trở lại trước ngày đội tuyển Việt Nam hội quân, thì cựu tiền đạo HAGL cũng chưa chắc đạt thể trạng và phong độ tốt nhất.Bên cạnh những cái tên quen thuộc, HLV Kim Sang-sik sẽ phải đi tìm những nhân tố mới. Đồng thời, cơ hội cũng sẽ mở ra với những gương mặt kỳ cựu, từng có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển Việt Nam trước đây. Với thực trạng như thế, cái tên Nguyễn Công Phượng bỗng trở nên sáng giá, có khả năng sẽ được tái xuất trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Đề tài Công Phượng trở lại khoác áo đội tuyển Việt Nam vốn đã nhận được sự quan tâm lớn từ người hâm mộ trước khi AFF Cup 2024 khởi tranh. Việc HLV Kim Sang-sik không triệu tập chân sút xứ Nghệ tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bởi tại giải hạng nhất quốc gia giai đoạn cuối năm 2024, Công Phượng có phong độ cao khi liên tục “nổ súng” trong màu áo CLB Trường Tươi Bình Phước. Trước AFF Cup 2024, tiền đạo sinh năm 1995 đóng góp đến 5 pha lập công trên mọi đấu trường. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik khi đó đã sở hữu đủ trong tay bộ khung mình cần, và ông có cái lý riêng khi không gọi Công Phượng. Nhưng giờ thì khác, cánh cửa thực sự đã mở ra rộng hơn với cựu sao HAGL.Quyết định cuối cùng về nhân sự của đội tuyển Việt Nam vẫn thuộc về HLV Kim Sang-sik. Còn với bản thân Công Phượng, anh cần phải duy trì được phong độ, thậm chí là thể hiện màn trình diễn tốt hơn trong thời gian tới để ghi điểm với “thuyền trưởng” của đội tuyển Việt Nam. Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cho đến lúc đội tuyển Việt Nam hội quân (dự kiến giữa tháng 3.2025), Công Phượng trước mắt vẫn còn 4 trận đấu để trổ tài trong màu áo CLB Trường Tươi Bình Phước tại giải hạng nhất.Lịch thi đấu đội tuyển Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3.2025Việt Nam - Lào: Ngày 25.3, sân vận động Bình Dương
Lương nhà giáo cao nhất được 'luật hóa'
Chiều 2.1.2025, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của tỉnh Lâm Đồng đến Km 227+100 (QL20) trên đèo Prenn, thuộc địa bàn P.3 (TP.Đà Lạt) tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ bên đèo Prenn.Thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, người dân phát hiện có một người tử vong trong tư thế treo cổ ở dưới triền đồi bên phải đèo Prenn, hướng từ H.Đức Trọng lên TP.Đà Lạt.Tại hiện trường, người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ trên 1 cành cây, đầu đội mũ, mặc áo trắng bên trong, bên ngoài khoác áo mưa mỏng màu xanh lá cây. Gần đó, cơ quan chức năng phát hiện bóp và giấy tờ tùy thân đã bị đốt cháy đen. Do đó vẫn chưa xác định được nhân thân người xấu số. Sau khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng đưa thi thể người xấu số về nhà từ biệt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay Công an TP.Đà Lạt đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm nhân thân của người đàn ông tử vong.