MMORPG Hiên Viên Kiếm chuẩn bị độ bổ làng game Việt trong tháng 11.2022
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơiViệt Nam bước vào "bản đồ đám cưới tỉ phú" thế giới
Diễn biến giá cà phê thế giới cho thấy thị trường vẫn kỳ vọng về một mức giá tốt hơn từ phía người mua. Mặt hàng cà phê arabica tiếp tục giảm mạnh do nguồn cung từ Brazil chuẩn bị vào vụ thu hoạch rộ.
Nhiều chiêu trò lừa đảo trên mạng: Đổi giấy phép lái xe, làm visa giá rẻ
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.
AFP dẫn lời Vatican cho biết sức khỏe lâm sàng của Giáo hoàng có dấu hiệu cải thiện nhẹ và trong ngày 24.2, ông không gặp thêm bất kỳ đợt suy hô hấp nào. Bệnh viện Gemelli ở Rome cũng thông báo rằng ông đã có một đêm ngủ yên giấc và không có sự cố nào xảy ra.
Những trend thẩm mỹ ‘tiền mất tật mang’ | Bác sĩ ơi!
"ICC lên án việc Mỹ ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm áp đặt lệnh cấm vận đối với các quan chức của tòa án và gây tổn hại đến công tác tư pháp độc lập và công bằng của tổ chức này", ICC nhấn mạnh trong một tuyên bố nhằm đáp lại lệnh cấm vận của ông Trump, theo AFP."Tòa án kiên quyết bảo vệ nhân sự của mình và cam kết tiếp tục mang lại công lý và hy vọng cho hàng triệu nạn nhân vô tội của các hành động tàn bạo trên toàn thế giới", ICC, có trụ sở tại The Hague (Hà Lan), tuyên bố."Chúng tôi kêu gọi 125 quốc gia thành viên, tổ chức dân sự và tất cả các quốc gia trên thế giới đoàn kết đấu tranh cho công lý và các quyền cơ bản của con người", ICC nhấn mạnh trong phần cuối của tuyên bố.ICC gồm 125 thành viên (không có Mỹ), có thể truy tố các cá nhân vì tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, diệt chủng và tội xâm phạm lãnh thổ của các nước thành viên.Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp áp đặt lệnh cấm vận đối với ICC hôm 6.2 vì cho rằng ICC tiến hành những cuộc điều tra "bất hợp pháp và vô căn cứ" nhắm vào Mỹ và đồng minh Israel. Ông đã ra lệnh đóng băng tài sản và cấm đến Mỹ đối với các quan chức, nhân viên của ICC và các thành viên gia đình của họ, cùng với bất kỳ ai bị xem là đã giúp ích cho các cuộc điều tra của ICC.Tên của những cá nhân bị cấm vận không bị công bố ngay lập tức, nhưng các lệnh cấm vận trước đây của Mỹ lúc ông Trump làm tổng thống từ năm 2017-2021 đã nhắm vào công tố viên của ICC. ICC đã có biện pháp bảo vệ nhân viên trước lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ khi trả trước 3 tháng lương, theo Reuters. Tuy nhiên, Chủ tịch ICC Tomoko Akane cuối năm ngoái cảnh báo rằng lệnh cấm vận có thể nhanh chóng gây tổn hại hoạt động của tòa án trong mọi tình huống và mọi vụ án.