Cái nhìn mới về không gian sống kết hợp thiên nhiên và công nghệ
Khoảng chục ngày nay, phố đồ trang trí tết trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, TP.HCM) rực rỡ sắc màu, tấp nập người qua lại. Đây là điểm sắm đồ trang trí tết lý tưởng không chỉ thu hút người dân TP mà người dân các tỉnh lân cận cũng tìm đến mỗi dịp cuối năm.Dọc đoạn đường 300 m, các cửa hàng nằm sát nhau nổi bật lên giữa màn đêm bởi sắc đỏ, vàng rực rỡ của đủ loại đồ trang trí tết. Dãy phố có đủ mặt hàng, đủ mức giá khác nhau, giá dao động từ vài ngàn đến vài trăm ngàn hay tiền triệu cũng có, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. "Lạc trôi" cùng em gái tìm mua đồ về trang trí tết, chị Thuận (Việt kiều Đức) mê mẩn ngắm nhìn từng món một, cầm trên tay chiếc liễn treo tết, chị lại cầm xem chiếc quạt, hình thần tài... vừa trầm trồ như bị "thôi miên", thỉnh thoảng người em gái phải kéo tay chị đi lựa tiếp.Ánh mắt rưng rưng, chị xúc động nói: "Thực sự rất ngạc nhiên, tại vì nó rất là đẹp. Nó rất là đẹp, rất là truyền thống. Chị không phải ở Việt Nam, chị ở Đức về nên nhìn cảnh này không biết diễn tả thế nào luôn. Ở đây tấp nập, không khí kiểu tết nhộn nhịp thật sự chỉ có thấy đẹp thôi. Xúc động, nhiều cảm xúc lắm".Vừa chia sẻ xong, nữ Việt kiều lại nhìn từng món đồ, nhìn cả dãy phố rực ánh đèn như để lưu tất cả những hình ảnh này vào tâm trí.Ngập chìm trong những món đồ trang trí nhỏ xinh, chị Nguyễn Thị Mỹ Loan (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - "khách ruột" của con đường này cho hay, chị thường đến đây mua đồ trang trí vào các dịp trong năm. Với các cửa hàng liền kề, đa dạng mẫu mã, giá cả, chị Loan có thể thoải mái chọn món mình ưng ý nhất mà không tốn nhiều thời gian di chuyển."Tôi thấy mẫu mã năm nay hiện đại hơn, cập nhật đúng xu hướng nhưng giá cũng cao hơn nhiều so với mọi năm", vị khách trẻ nhận xét.Theo ghi nhận, năm nay, những vật dụng trang trí tết xưa bằng chất liệu gỗ, tre… cũng được bày bán khiến không khí tết ngập tràn cả khu phố.Dọc các cửa hàng, pháo, hoa đào, hoa mai bằng nhựa, câu đối tết, quạt, câu đối, hình thần tài, bao lì xì… được bày bán với đủ kích thước. Các chủ cửa hàng cho hay, hình thần tài lắc đầu được nhiều khách ưa chuộng.Chị Lê Thị Bèo (48 tuổi, quê An Giang) lên bán hàng phụ em trai từ đầu tháng chạp cho hay, hầu như cửa hàng nào cũng tương đối đầy đủ các mặt hàng: thần tài, liễn, quạt, câu đối... mặt hàng nào cũng có khách hỏi mua. Tùy kích thước... mỗi loại có những mức giá khác nhau. Theo chị Bèo, khách đến đây tìm mua đồ trang trí tết chủ yếu từ 8 - 10 giờ sáng và chiều từ 16 giờ đổ về tối muộn. "Khách năm nay không tấp nập bằng những năm trước, có thể vì kinh khó khăn hơn. Tôi dự kiến bán tới 26 tháng chạp rồi về quê dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón tết. Còn cửa hàng em trai vẫn mở tới giao thừa", chị chia sẻ.Theo khảo sát, nhiều chủ cửa hàng cho hay mặt hàng năm nay đa dạng hơn về mẫu mã, giá cả không chênh lệch nhiều. Anh Dũng, chủ cửa hàng mở gần 20 năm trên đường này cho biết, theo xu hướng mua sắm, năm nay một lượng khách chuyển qua mua online nên khách đến trực tiếp vắng hơn. Nổi tiếng là nơi bán đồ trang trí theo mùa, cửa hàng của anh Dũng phần lớn là khách sỉ. "Khách lẻ khoảng từ 20 tháng chạp đổ đi mới tới mua nhiều", anh nói.Honda lắp ráp phần lớn linh kiện Trung Quốc để làm ô tô điện mới
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 21.1 tới đây, 5 đơn vị được vào vòng 2 cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ bước vào giai đoạn báo cáo thuyết minh phương án thiết kế trước Hội đồng chuyên môn. Từ đó sẽ chọn ra ý tưởng xuất sắc nhất, mang đến phương án quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa xứng tầm, đem lại lợi ích lớn cho người dân. Không chỉ hơn 16.600 người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa mong ngóng, mà người dân TP.HCM đều chờ đợi sớm có cái kết đẹp cho bán đảo bị “treo” suốt 3 thập kỷ bởi những dự án được vẽ ra nhưng không thể hiện thực hóa.Người dân sẽ thụ hưởng giá trị tương lai của quy hoạch, đó chắc chắn là tiêu chí quan trọng để lựa chọn ý tưởng thắng giải. Ghi nhận ý kiến của người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cũng như TP.HCM, hầu hết đều mong mỏi TP sẽ sáng suốt lựa chọn được ý tưởng quy hoạch xứng tầm, mang lại sự phát triển tổng thể về kinh tế, hạ tầng giao thông - hạ tầng xã hội, du lịch, môi trường, diện mạo đô thị, nhà ở khang trang, phát huy lợi thế vị trí, giá trị tự nhiên sông nước của bán đảo… “Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch sẽ giúp Bình Quới - Thanh Đa đi sau nhưng sẽ phát triển nhanh, có những công trình biểu tượng, tạo dấu ấn mới, trở thành một điểm đến tầm cỡ quốc tế, giúp người dân nơi đây được mở mày mở mặt sau hơn 30 năm chờ đợi…”, anh Trọng Việt - người dân tại quận 1 TP.HCM nói.Theo các chuyên gia, cuộc thi này có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra giải pháp quy hoạch không gian đô thị phù hợp, không chỉ giúp Bình Quới - Thanh Đa “lột xác” mà còn giúp “hòn ngọc” này tỏa sáng, vươn mình trở thành một điểm nhấn tầm cỡ của đô thị lớn nhất cả nước. Muốn vậy, quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cần chú trọng chiến lược phát triển bền vững, tạo ra một cộng đồng có tính thích ứng, phát triển hài hòa với dòng chảy sông Sài Gòn; phát huy cảnh quan ngập nước, tạo nên các khu du lịch sinh thái ven sông, tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương độc đáo... Nếu Trường Thọ gắn với đổi mới sáng tạo, thương mại dịch vụ thì Thanh Đa sẽ phát triển nhiều mảng công viên xanh, trở thành một “sân chơi”, điểm đến đa trải nghiệm của TP. Khi đó, người dân được sống trong những không gian vừa hiện đại vừa sinh thái, đồng thời có thể làm giàu nhờ phát triển du lịch, dịch vụ. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thanh Đa dù chỉ là một bán đảo nhưng quy hoạch phải nhìn trong tổng thể phát triển sông Sài Gòn, đặt trong chiến lược phát triển đến 2030 - 2050. Do đó, phải đặt ra hết vấn đề liên kết với trung tâm hiện hữu thế nào, nối ra biển, nối về Bình Dương, nối với tuyến đường ven sông Sài Gòn ra sao… Gắn với định hướng dài hạn đó thì TP.HCM sẽ đạt mục tiêu tái hiện đô thị gắn kết với sông nước, đem lại giá trị rất lớn cho TP.HCM cũng như toàn vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cần tạo ra những công trình điểm nhấn, biểu tượng, đẳng cấp nhất, đẹp nhất ở Bình Quới - Thanh Đa để xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của bán đảo. KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, kỳ vọng những công trình cao nhất, đẹp nhất của TP.HCM sẽ đặt ở bán đảo Thanh Đa. Khi đó, bán đảo Thanh Đa sẽ thành trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế. Với mục tiêu đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa phát triển xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của mình, nơi đây sẽ có các công trình điểm nhấn, công trình phức hợp đa năng (như văn phòng - thương mại), khách sạn 5 sao phục vụ du lịch cao cấp. Đồng thời, cần công trình đa năng, sáng tạo, đặc sắc như quần thể triển lãm, trình diễn show nhạc nước, thực cảnh hay công viên chuyên đề với công trình biểu tượng nghệ thuật như có những cây cầu đặc biệt, hay các đài phun nước tạo ấn tượng cho cảnh quan… Từ đó, mang đến diện mạo mới khang trang, cảnh quan hiện đại với những công trình kiến trúc đẹp, trở thành niềm tự hào cho người dân TP."Việc tìm kiếm một công trình kiến trúc điểm nhấn, mang tính biểu tượng ở TP.HCM là cần thiết. Nhắc tới Úc là người ta nghĩ tới Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) tại Sydney, Hà Lan thì có công trình cối xay gió…, những công trình này mang ý nghĩa giá trị đặc biệt cho riêng địa phương, nhắc tới là nhớ đến TP đó ngay lập tức. Câu chuyện này lâu nay chúng ta cũng tính đến nhưng vẫn chưa triển khai được. Vị trí có thể tính đến là ở bán đảo Thanh Đa. Cốt lõi công trình đó phải đạt đến tầm cỡ, tức là nhìn thấy nó thì người ta biết ngay là TP.HCM", KTS Khương Văn Mười nêu quan điểm.Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của bán đảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đầu tiên bản quy hoạch không thể chỉ nhìn hạn hẹp trong ranh giới Bình Quới - Thanh Đa, mà phải nhìn rộng hơn trong tương quan tổng thể không gian đô thị bên này bán đảo và bên kia sông. Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không chỉ là bờ sông bao quanh bán đảo, mà cần tính từ các trục giao thông huyết mạch xung quanh, ở bên kia sông. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, vị trí Bình Quới - Thanh Đa cần gia tăng kết nối với các khu vực lân cận như Thảo Điền, Trường Thọ, Rạch Chiếc thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quy hoạch 3 - 4 cây cầu), đường thủy, các cây cầu đi bộ, thậm chí nghĩ tới hệ thống monorail, phát triển hệ thống bến du thuyền kết hợp không gian mặt nước...Cần ít nhất 3 - 4 cầu nối thẳng sang khu cảng Trường Thọ, khu đô thị An Phú, Linh Đông… “Các hồ sơ dự thi ý tưởng quy hoạch Thanh Đa cần nêu chi tiết vị trí xây dựng cầu. Giải được bài toán kết nối sẽ tạo nên cơ hội và động lực mới, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng bảo tồn, chỉnh trang, và phát triển các khu đô thị trên bán đảo Thanh Đa cũng như các khu bên kia sông”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm.Bên cạnh chức năng kiến tạo không gian sống hiện đại, sinh thái với chất lượng sống cao, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn giàu tiềm năng để định vị là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, triển lãm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của TP.HCM. Từ đó mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, thương mại, giúp tạo công ăn việc làm, mang đến thu nhập bền vững, làm giàu cho người dân. Cũng từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.Việc tổ chức cuộc thi khẳng định quyết tâm thay đổi "vận mệnh" Bình Quới - Thanh Đa của TP.HCM. Các chuyên gia kỳ vọng, với sự góp sức của các đơn vị quy hoạch, kiến trúc tầm cỡ quốc tế, sớm đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lột xác trở thành trung tâm về đô thị - du lịch sinh thái tầm vóc quốc tế, mang lại giá trị thụ hưởng lớn cho chính người dân nơi đây.Nói về việc quy hoạch Thanh Đa nhiều lần bị lỡ hẹn, theo KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, bên cạnh những khó khăn, tồn tại cũ như quy mô dự án quá lớn, nguồn vốn cao, khả năng thu hút nhà đầu tư thấp, thì một phần do quy hoạch, định hướng phát triển và cách làm trong giai đoạn trước chưa phù hợp, khiến dự án không khả thi, dùng dằng mãi không thể dứt điểm. Trong lần trở lại này, cuộc thi kỳ vọng tìm ra được quy hoạch phù hợp, khả thi, từ đó hấp dẫn được các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM quyết tâm “hồi sinh” vùng đất này khi đưa dự án Bình Quới - Thanh Đa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp TP thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), với mục tiêu đến ngày 30.4 sẽ hoàn thành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.
Hướng dẫn thêm ChatGPT vào menu của macOS
Thủ môn xuất sắc nhất: Nguyễn Văn Trung
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin mới nhất về Trường quốc tế AISVN được Sở GD-ĐT báo cáo với UBND TP.HCM
AFP dẫn thông tin từ Cơ quan cứu hỏa Đài Loan cho biết vụ nổ xảy ra tại khu ăn uống ở tầng 12 của tòa nhà trung tâm thương mại Shin Kong Mitsukoshi, thành phố Đài Trung.Vào thời điểm vụ nổ xảy ra, tầng này đang đóng cửa để thi công. Vụ nổ mạnh khiến nhiều mảnh vỡ, gạch đá lớn bị văng xuống đường phố trúng người bên dưới.Anh Liao Yu-fu (26 tuổi) sống ở gần đó cho biết đã bị đánh thức bởi tiếng nổ lớn như "máy bay đâm vào tòa nhà". Một phụ nữ tại tầng 6 của tòa nhà cho hay đã có rung động rất mạnh và nhiều mảnh vỡ rơi xuống như động đất.Lực lượng cứu hỏa thông báo có 4 người thiệt mạng và 26 người bị thương. Trong số các nạn nhân có thành viên của một gia đình từ Macau, bị mảnh vỡ rơi trúng khi đang rời khỏi tòa nhà.Theo thông báo, các tầng từ 9-12 đều bị ảnh hưởng. Hơn 200 người được sơ tán và 6 người được giải cứu vì mắc kẹt trong thang máy.Nhà chức trách điều 56 xe cứu hỏa, 136 nhân sự, chó nghiệp vụ và máy bay không người lái để tìm kiếm và cứu nạn. Cơ quan cứu hỏa kêu gọi người dân tránh xa hiện trường tai nạn.Giám đốc Cục cứu hỏa Đài Trung Tôn Phúc Hựu cho rằng đây có thể là vụ nổ bình ga nhưng không rõ có liên quan đến những công nhân xây dựng không. Lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức đã kêu gọi nhanh chóng điều tra nguyên nhân vụ nổ.Chủ tịch Shin Kong Mitsukoshi Richard Wu cho biết công ty rất sốc và buồn về vụ việc, cam kết sẽ làm hết sức, nhận mọi trách nhiệm liên quan.