Anh Nguyễn Ngọc Lương thăm và chúc tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
Vào lúc 14 giờ 30 ngày 11.2, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai: "Nóng" với khối ngành sức khỏe.Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.Cùng với khối ngành đào tạo giáo viên, nhiều năm nay Bộ GD-ĐT luôn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với các ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH với tất cả các phương thức xét tuyển.Trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT dự kiến có những điều chỉnh về ngưỡng đảm bảo đầu vào với 2 khối ngành đào tạo đặc thù này.Vì sao các ngành cần phải có "sàn" xét tuyển chung, quy định này trong năm 2025 dự kiến thay đổi ra sao; các trường có thay đổi gì về cách thức tuyển sinh, chỉ tiêu, tổ hợp môn, học phí, học bổng?… Các thông tin này sẽ được chia sẻ trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến: Chọn ngành học cho tương lai: 'Nóng' với khối ngành sức khỏe.Đặc biệt, chương trình sẽ cung cấp thêm thông tin về đặc thù nghề nghiệp giúp thí sinh có sự lựa chọn ngành học phù hợp nhất. Chương trình diễn ra vào 14 giờ 30-15 giờ 30 gồm các chuyên gia: Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, cho hay khối ngành khoa học sức khỏe luôn quan trọng do liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Chất lượng nguồn nhân lực ngành sức khỏe quyết định thể trạng và sức khỏe người dân. Chính vì thế Bộ GD-ĐT đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.Năm 2024 trở về trước có 2 ngưỡng: Ngưỡng cho các phương thức không dùng điểm thi tốt nghiệp THPT và ngưỡng cho phương thức xét điểm thi THPT. Tuy nhiên năm nay chưa xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030 định hướng 2050, có một số mục tiêu tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân là 19 bác sĩ, dược sĩ là 4 và điều dưỡng là 33. Nhưng năm 2024 mới đạt 14 bác sĩ/vạn dân, thiếu 5 bác sĩ/vạn dân. Cả nước cần 632.510 nhân lực y tế nhưng hiện chỉ đạt 431.724, được đánh giá là thiếu cả số lượng lẫn chất lượng.Hiện nay các bệnh viện công lập tỷ lệ 1,2-1,5 điều dưỡng/bác sĩ trong khi thế giới yêu cầu là 4 điều dưỡng/bác sĩ. Những thông tin trên cho thấy nhu cầu nhân lực trong khối ngành sức khỏe rất lớn.Chỉ tiêu khối ngành này 50.000-60.000, chiếm khoảng 10% tổng chỉ tiêu trong tổng số các ngành. Đây là nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao trong tốp 5 nhóm ngành.Năm 2024 trong các khối thi truyền thống, chỉ có khối B00 điểm trung bình giảm tuy nhiên số thí sinh từ 25 trở lên chiếm tỷ lệ lớn, nên hầu hết thí sinh xét vào khối ngành sức khỏe luôn có học lực giỏi.Tỷ lệ chọi ngành y khoa, răng hàm mặt... chỉ 1/2, 1/3, 1/5 nhưng điểm trúng tuyển luôn cao bậc nhất do đa số thí sinh điểm cao mới đăng ký vào các ngành sức khỏe. Học sinh đặt câu hỏi: "Nếu em xét tuyển học bạ vào ngành bác sĩ răng hàm mặt thì cần đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo quy định? Ngành này thu nhập có cao hơn ngành bác sĩ đa khoa hay không?"Tiến sĩ Võ Thanh Hải giải đáp: "Dù thí sinh xét tuyển vào bất kỳ ngành sức khỏa nào, trường nào cũng phải xem điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào). Năm nay là năm đầu tiên thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên chưa biết ngưỡng này thay đổi ra sao.ĐH Duy Tân có 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia Hà Nội và TP.HCM, xét học bạ kèm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT đối với các ngành sức khỏe.Bác sĩ răng hàm mặt có mức khung lương tương đương với bác sĩ đa khoa ở các cơ quan nhà nước. Còn thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc và năng lực và trình độ của bác sĩ. Nếu muốn có thu nhập vượt lên thì các em phải học giỏi, đạt giải thưởng về chuyên ngành...Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, cho biết khi nền kinh tế phát triển, con người quan tâm sức khỏe nhiều hơn, nhất là khi chúng ta vừa trải qua đại dịch Covid-19. Dù công nghệ phát triển đến đâu thì con người làm việc trong khối ngành sức vẫn vô cùng quan trọng. Nhiều quốc gia thiếu hụt nhân lực y tế nên phải nhập khẩu nhân lực.Theo tiến sĩ Ngọc Lan, đào tạo khối ngành sức khỏe mang tính đặc thù và quan trọng, cần thời gian đào tạo dài, khối lượng kiến thức chuyên sâu. Tương tự, tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng, Trưởng khoa Điều dưỡng và xét nghiệm Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho hay đào tạo khối ngành sức khỏe là cả một quy trình dài và việc thực hành và thực tập trải nghiệm ở các bệnh viện luôn được chú trọng.Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng khối ngành y dược đã thu hút người học nhiều năm qua dù đầu vào rất khó. Lý do vì nhu cầu nhân lực cao, nghề nghiệp ổn định. Học sinh hỏi: "Ngành kỹ thuật y sinh với kỹ thuật xét nghiệm y học khác nhau như thế nào? 2 ngành này Trường ĐH Cửu Long lấy điểm chuẩn học bạ và THPT là bao nhiêu? Tốt nghiệp em muốn xin vào bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở Vĩnh Long hay Cần Thơ thì có khó không?".Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan giải đáp: Kỹ thuật y sinh học 2 khối kiến thức kỹ thuật và y tế, vận dụng khoa học kỹ thuật như vật lý, sinh học, CNTT để chế tạo vận hành bảo trì, bảo dưỡng máy móc phục vụ cho ngành y tế.Kỹ thuật xét nghiệm y học là quá trình kiểm tra giám sát quy chế về vô khuẩn, quy chế sử dụng hóa chất cho ngành, an toàn sinh học cho phòng thí nghiệm để phân tích mẫu bệnh phẩm, ví dụ xét nghiệm máu... phục vụ cho bệnh nhân, sau đó đưa ra thông tin cho bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán. Tiến sĩ Võ Thanh Hải thông tin ĐH Duy Tân hiện đào tạo 6 ngành khoa học sức khỏe gồm y đa khoa, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng, kỹ thuật y sinh và công nghệ sinh học. Trong đó, ngành điều dưỡng nhiều chỉ tiêu nhất, khoảng 250 chỉ tiêu, dược 200, y đa khoa và răng hàm mặt mỗi ngành 100 chỉ tiêu. Trường ứng dụng mô hình ảo để dạy học. 3 ngành được kiểm định là y đa khoa, dược, điều dưỡng. Điểm chuẩn ngành điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm... thấp hơn y đa khoa, răng hàm mặt và dược.Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng cho hay Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đào tạo 3 ngành khối sức khỏe là dược, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học. Năm 2024 ngành dược điểm chuẩn 21, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học là 19 điểm. Ngoài ra, thí sinh phải có học lực giỏi (dược) và khá cho 2 ngành còn lại. Trường còn có ngành khoa học công nghệ y sinh, công nghệ thẩm mỹ có liên quan đến sức khỏe mà không cần ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Chỉ tiêu ngành dược dược là 200-300/năm, 2 ngành còn lại mỗi ngành 100.Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, cho hay năm 2024 và sắp tới Trường ĐH Cửu Long tuyển 6 ngành khối sức khỏe gồm y đa khoa, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học. Ngoài ra, còn có kỹ thuật y sinh. Tổng chỉ tiêu là 5.600, riêng khối sức khỏe chiếm 40% (2.200 chi tiêu). Học phí ngành y đa khoa là 34 triệu đồng/học kỳ, dược học 18,7 triệu đồng/học kỳ, các ngành còn lại 11,6-16 triệu đồng/học kỳ. Trường xét 2 phương thức gồm học bạ và điểm thi THPT, kèm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT.Học sinh thắc mắc: "Em có nguyện vọng học ngành điều dưỡng nhưng nghe nói ngành này học khó ra trường lại làm việc vất vả?".Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng giải thích: "Không chỉ điều dưỡng mà tất cả những ngành nghề khác đều là những ngành học vất vả. Nếu em muốn đóng góp cho xã hội và thu nhập tốt trong tương lai thì phải đầu tư".Khối ngành sức khỏe ngoài học giỏi còn phải khéo léo, linh hoạt về thao tác thực hành còn phải có sự nhạy cảm để đánh giá tình trạng của người bệnh. Đó chính là điều trí tuệ nhân tạo không bao giờ có thể thay thế được con người.Tốt nghiệp điều dưỡng, các em có thể làm việc ở nhiều nơi, Việt Nam hoặc nước ngoài do nhu cầu điều dưỡng ở các nước như Canada, Mỹ, Đức... rất cao Thu nhập của điều dưỡng từ 10-20 triệu đồng hoặc vài chục triệu là hết sức bình thường.Thạc sĩ Trương Quang Trị thông tin khối sức khỏe Trường ĐH Nguyễn tất Thành có tỷ lệ chọi cao và điểm chuẩn cũng cao như y khoa 23 điểm, răng hàm mặt 22,5, dược học 21 điểm... Điều đó cho thấy sự cạnh tranh và sự quan tâm của thí sinh đối với nhóm ngành này. Trường đang đào tạo 10 chuyên ngành sức khỏe trong đó có một số ngành mới như quản lý bệnh viện, kỹ thuật phục hồi chức năng, răng hàm mặt, y học cổ truyền, hóa dược.Trường có chính sách học bổng hỗ trợ và học phí không thay đổi trong suốt khóa học. Trường cũng đã được đào tạo chuyên khoa nên sinh viên học xong y khoa là có thể học tiếp chuyên khoa tại trường.Học sinh hỏi đặt vấn đề: "Ngày nay khoa học tiên tiến và hiện đại, chữa bệnh bằng y học cổ truyền có còn phù hợp và hiệu quả hay không? Dù sao em vẫn rất thích ngành y học cổ truyền. Em muốn hỏi ngành này có những kiến thức gì mới hay vẫn là "cổ truyền"? Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là bao nhiêu?".Thạc sĩ Trương Quang Trị giải đáp: Khi chọn ngành học, bên cạnh việc yêu thích thì các em cần có năng lực để học. Trước khi chọn học cần tìm hiểu cụ thể. Ngành y học cổ truyền vẫn rất phù hợp với khoa học tiên tiến. Ngày càng có sự kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền và hiện đại. Y học cổ truyền điều trị bệnh mãn tính rất tốt, ngoài ra các bệnh về đột quỵ, xương khớp... Đông y chẩn đoán hình ảnh cũng rất tốt.Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm 2024 là 21.Sức hút thị giác mạnh mẽ trong thiết kế nội thất ngôi nhà ở Copenhagen
Bên cạnh đó, công tác quản lý, duy trì và phát triển quỹ đất cây xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Diện tích đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị hiện nay mới chiếm tỷ lệ khoảng 1,2%, thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn về quy hoạch đô thị đặt ra.
‘Rùng rợn’ ô tô bật đèn cảnh báo nguy hiểm, phóng ngược chiều cao tốc
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ trưa nay, nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM cách đây không lâu đông nghẹt xe, có thời điểm ùn ứ như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1)... nay thông thoáng, xe di chuyển dễ dàng. Một số tuyến đường vắng bóng xe.Ông Tài (56 tuổi), một tài xế công nghệ cho biết hôm nay khi ra đường đi làm, ông cảm nhận được rõ rệt không khí tết khi trên đường nhộn nhịp những chuyến xe chở hoa. Đường phố vắng xe, thông thoáng khiến cho việc di chuyển của tài xế này dễ dàng hơn."Hơn 1 tuần trước đây buổi trưa này xe còn đông đúc, có khi kẹt cứng gây khó khăn cho tôi đi làm, giờ chạy thoải mái. Tết người ta về quê, hôm nay chủ nhật cuối tuần nên cũng ít người ra đường. Chủ yếu người ta đi sắm tết, số ít ra đường đi làm. Vắng xe như vậy chạy cũng dễ dàng hơn", ông cho biết.Tài xế nói thêm dịp tết này ông không nghỉ mà tranh thủ "cày tết" để kiếm thêm. Ông sống ở TP.HCM nên có thể chủ động công việc, có thể dành thời gian cho gia đình đêm giao thừa và những ngày đầu năm.Trong khi đó, vừa chốt được một chậu hoa giấy ưng ý ở chợ hoa tết Công viên 23 Tháng 9 (Q.1), chị Như Ý thuê người chở về nhà ở Q.3. Chị cho biết hầu như năm nào chị cũng ghé chợ hoa vào dịp này."Mấy ngày nay đường phố trung tâm thông thoáng, nhiều con đường bình thường mình đi như Võ Thị Sáu (Q.3), Cách Mạng Tháng Tám (Q.10)... chật kín xe nhưng nay không còn cảnh ùn ứ. Đường vắng là vậy nhưng mình vẫn cẩn thận tay lái ngày cuối năm", chị bày tỏ.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 13.4.2024
Có dịp tháp tùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc và tinh thần tự lực, cần mẫn, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong lao động, sản xuất. Còn đối với những người con xa xứ dù có đi đâu, làm gì, mỗi người vẫn mang trong mình nhiệt huyết và luôn đồng hành, hỗ trợ quê hương Đồng Tháp phát triển, vươn mình cùng đất nước.Những giá trị, nét tính cách nêu trên cho thấy Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo đã dần thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân.Đồng Tháp là nơi có truyền thống cách mạng, là căn cứ địa với nhiều chiến công hào hùng của những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp chăm chỉ, sáng tạo trong công cuộc khai hoang, phục hóa Đồng Tháp Mười và tái thiết quê hương thành công, biến vùng đất hoang hóa trở thành vựa lúa lớn của cả nước, với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện suốt nhiều năm.Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Đồng Tháp đạt 5,36%/năm, GRDP bình quân/người năm 2024 đạt 77,55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1%. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2024, có 11/12 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có 115/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 49/115 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, giúp diện mạo nông thôn khang trang. Các chương trình phát triển giáo dục, y tế, an sinh - xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm được triển khai tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác đã trở thành nét đẹp văn hóa và con người Đồng Tháp. Lực lượng công nhân của tỉnh luôn cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; nông dân biết áp dụng khoa học công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có gần 400 sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử.Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ gần gũi, sát dân, đồng hành với doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Chính từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Tháp 16 năm liên tục xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước, tạo nên giá trị thương hiệu PCI Đồng Tháp.Khi nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến hình ảnh sếu đầu đỏ, bé sen. Đây là biểu tượng của tỉnh, nhắc về các giá trị "chân - thiện - mỹ" luôn được người dân phát huy. Tiêu biểu là bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi Sáu Thia, 72 tuổi, ngụ xã Hưng Thạnh, H.Tháp Mười) có 32 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em để hạn chế đuối nước. Bà là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Hay trước đây là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Tất cả làm rạng danh quê hương Đồng Tháp. Để tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã xét tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu Đất Sen hồng" cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực đời sống xã hội, có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Từ năm 2024, tỉnh còn xét tặng thêm danh hiệu "Công dân danh dự Đất Sen hồng" cho các cá nhân ngoài tỉnh có nhiều đóng góp phát triển địa phương. Hiện, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng văn hóa Đồng Tháp với môi trường lành mạnh, an toàn, trở thành nơi đáng sống. Từ việc thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai xây dựng con người Đồng Tháp, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện, với các chuẩn mực của con người Việt Nam, mang 9 nét đặc trưng con người Đồng Tháp: "Yêu nước - Đoàn kết - Trung thực - Tự lực - Chăm chỉ - Hợp tác - Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần đưa Đồng Tháp phát triển nhanh, bền vững để mỗi người dân luôn tự hào là công dân Đất Sen hồng.