Thị trường diễn biến khó đoán, nhà đầu tư cần làm gì để hạn chế rủi ro?
Trong trận thi đấu giữa Trường ĐH Đà Lạt và Trường ĐH Khánh Hòa tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên - giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO, đội Trường ĐH Đà Lạt đã giành chiến thắng với tỷ số 3-1.Với vai trò là đội trưởng, tiền vệ trung tâm Lê Đình Quốc của đội Trường ĐH Đà Lạt đã lập cú đúp bàn thắng ấn tượng. Ngoài niềm vui chiến thắng, Đình Quốc chia sẻ thêm về mong ước của mình, anh cho hay bản thân kỳ vọng sớm có người thương đi cổ vũ để tăng thêm động lực thi đấu.Chàng trai phố núi nuôi hy vọng sẽ có một tình yêu đẹp trên sân cỏ. Từng tham gia giải bóng đá Thanh Niên sinh viên, Đình Quốc cho hay, năm nay với đội hình các cầu thủ chủ yếu là tân binh nên chưa quen với mặt sân 11. Tuy vậy, tinh thần của cả đội cũng là nhân tố chính giúp cho đội Trường ĐH Đà Lạt có màn tranh tài hấp dẫn với đội Trường ĐH Khánh Hòa.Man City hòa Arsenal, Liverpool ‘ngư ông đắc lợi’
Phút 64, Supachok Sarachat bất ngờ có bàn nâng tỷ số lên 2-1 cho đội tuyển Thái Lan bằng cú sút từ ngoài vòng cấm trong sự sững sờ của đội tuyển Việt Nam và rất nhiều CĐV có mặt trên sân Rajamangala, vì trước đó Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra biên khi Hoàng Đức bị đau.Trọng tài sau khi trao đổi với cả 2 BHL đã chấp nhận bàn thắng này. Nhưng như cách Supachok và các cầu thủ Thái Lan cố gắng tìm lý do cho mình, sự gượng gạo trong ăn mừng của các CĐV đã nói lên điều ngược lại. Tiếng cổ vũ tại Rajamangala từ sau bàn thắng đó đã không còn rộn ràng như trước nữa!Thái Lan đang là vua của Đông Nam Á với 2 chức vô địch AFF Cup liên tiếp, cùng kỷ lục 7 lần đăng quang. Nhưng đêm 5.1, niềm kiêu hãnh lớn lao đó đã bị tổn thương khi các học trò của HLV Masatada Ishii chọn cách đi ngược tinh thần bóng đá đẹp.Không chỉ bàn thắng bị CĐV Đông Nam Á ví như "ăn cắp", các cầu thủ Thái Lan còn thể hiện bộ mặt xấu xí với hàng loạt pha phạm lỗi, các đòn tiểu xảo nhằm gây ức chế cho các cầu thủ đội tuyển Việt Nam. Chiếc thẻ đỏ của Weerathep Pomphan chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối chơi xấu của đội tuyển Thái Lan.Việc từ bỏ điểm mạnh là chơi bóng kỹ thuật, đã khiến đội tuyển Thái Lan phải trả giá khi không còn là chính mình. Khi Tuấn Hải đem về bàn gỡ hòa 2-2, có thể cảm nhận rất rõ các cầu thủ "Voi chiến"đã mất tinh thần.Niềm tin của Thái Lan đã bị sứt mẻ trầm trọng không chỉ vì pha đá phản lưới nhà của Pansa Hemviboon mà còn vì hạt mầm "sợ hãi" đã đâm chồi từ trước đó, trước đội tuyển Việt Nam trong muôn vàn sức ép vẫn tập trung tối đa cho việc chơi bóng.Ngay từ đầu trận đấu, trái ngược với nhiều dự đoán, HLV Kim Sang-sik đã bố trí đội hình chủ động dâng cao chơi tấn công sòng phẳng trước đội chủ nhà Thái Lan.Tinh thần không biết sợ đó đã giúp đội tuyển Việt Nam có bàn dẫn 1-0 do công Tuấn Hải, người đến với AFF Cup 2024 với đôi chân chưa khỏi hẳn chấn thương, được cất kỹ cả giải trước khi bất ngờ đá chính ở trận chung kết lượt về và trở thành người hùng.Ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, khi chứng kiến Thái Lan bất chấp tất cả để có 2 bàn thắng, kể cả thiếu fair-play và đá rắn… thì các cầu thủ Việt Nam vẫn tỉnh táo để không bị cuốn theo, không trả đũa mà tập trung tối đa chơi bóng.Đặc biệt từ sau bàn thắng của Supachok, các cầu thủ Việt Nam đã có phản ứng theo cách quá tuyệt vời. Các chàng trai áo đỏ khiến Thái Lan bất ngờ, không có thái độ cay cú trả đũa như người Thái mong chờ, ngược lại là tinh thần không bỏ cuộc mạnh mẽ.Sau trận đấu, hậu vệ Ben Davis - người chơi tốt nhất bên phía Thái Lan miễn cưỡng dùng từ "thiếu may mắn" để nói về thất bại của đội nhà. Nhưng có lẽ bản thân anh cũng hiểu "Voi chiến" đã có thất bại toàn diện trước khán giả nhà.Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan để thua đội tuyển Việt Nam ở Rajamangala, nhưng chắc chắn nó sẽ là thất bại đáng quên nhất của họ, khi "Voi chiến" đánh mất mình trong mắt CĐV Đông Nam Á, trước bài học tinh thần thể thao từ các cầu thủ Việt Nam.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Tam Quốc X của Funtap chính thức ra mắt
Chính quyền Hàn Quốc ngày 3.1 đã không thực hiện được lệnh bắt giữ đối với tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol. Đó là kết quả sau một cuộc đối đầu kịch tính diễn ra suốt nhiều giờ tại Dinh Tổng thống.Các nhà điều tra do Văn phòng điều tra tham nhũng dành cho các quan chức cấp cao (CIO) đứng đầu đã vấp phải sự ngăn chặn của các thành viên của Cơ quan an ninh tổng thống và các binh sĩ được điều động đến.Đến 13 giờ 30 phút (giờ địa phương), CIO đã hủy bỏ nỗ lực bắt giữ ông Yoon vì lo ngại về sự an toàn của nhân viên.Trong một tuyên bố, CIO cho biết “phán đoán rằng hầu như không thể thực hiện lệnh bắt giữ vì cuộc đối đầu đang diễn ra” và văn phòng “rất lấy làm tiếc” về thái độ không hợp tác của ông Yoon.Truyền thông Hàn Quốc đưa tin giám đốc và phó giám đốc cơ quan an ninh tổng thống đang bị điều tra vì tội cản trở công lý.Ông Yoon đã bị điều tra vì tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật tháng 12.2024, gây sửng sốt cho đông đảo người dân Hàn Quốc.Lệnh bắt giữ hiện tại có hiệu lực đến ngày 6.1 và chỉ cho các nhà điều tra 48 giờ để giam giữ ông Yoon sau khi tổng thống bị bắt. Sau đó, CIO phải quyết định có nên yêu cầu lệnh bắt giữ ông hay phải thả ra.Luật sư của ông Yoon trong một tuyên bố ngày 3.1 cho biết việc thi hành lệnh bắt giữ không hợp lệ đối với tổng thống là bất hợp pháp.Ông cho biết sẽ có hành động pháp lý, nhưng không giải thích thêm.Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị, bùng phát khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật vào ngày 3.12, với lý do ông đang tiêu diệt “các thế lực chống nhà nước” trong số những đối thủ chính trị của mình.Trong vòng vài giờ sau đó, ông đã thu hồi lệnh vì quốc hội đã bỏ phiếu chống lại lệnh này.Ngoài cuộc điều tra hình sự, vụ luận tội ông Yoon hiện đang được Tòa án Hiến pháp xem xét để quyết định nên phục chức hay cách chức ông vĩnh viễn.
Chiều 20.3, Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư đã tổ chức Lễ ra mắt Ban Chấp hành Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư, giai đoạn 2025 - 2027 và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.Trước đó, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã ký quyết định về việc thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư, là 1 trong 13 tổ chức Đoàn trực thuộc các cơ quan Đảng T.Ư.T.Ư Đoàn cũng có quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027 gồm 17 nhân sự; chỉ định Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027 gồm 5 nhân sự.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh (nguyên Phó bí thư Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư) được chỉ định giữ chức Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027; Phó bí thư là anh Nguyễn Xuân Khôi.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh, sinh năm 1986, quê Phú Thọ. Trình độ chuyên môn: cử nhân luật, cử nhân ngôn ngữ Anh.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh từng làm cán bộ Đoàn chuyên trách Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam, chuyên viên Văn phòng Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư; Phó trưởng ban, Trưởng ban Phong trào Thanh niên Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư.Từ tháng 6.2021 - 2.2025, chị Trần Thị Ngọc Quỳnh là Phó bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư. Từ tháng 3.2025, chị Quỳnh được chỉ định làm Bí thư Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư.Dịp này, Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư cũng tổ chức chương trình Phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025).Với chủ đề "Tuổi trẻ các cơ quan Đảng T.Ư đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ", Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư đã đưa ra những nội dung quan trọng trong phong trào thi đua.Phát biểu tại chương trình, chị Trần Thị Ngọc Quỳnh cho biết, ngày 18.2.2025, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức đoàn, nơi tập hợp, phát huy sức trẻ, phát triển năng lực của đoàn viên thanh niên tại 13 tổ chức Đoàn thuộc các cơ quan Đảng T.Ư, cơ quan tư pháp T.Ư và Văn phòng Chủ tịch nước. "Dù mới được thành lập nhưng kế thừa và phát huy truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư sẽ quyết tâm vượt khó để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao", chị Quỳnh nói.Theo chị Quỳnh, đợt thi đua là hoạt động nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, thiết thực trong tuổi trẻ các cơ quan Đảng T.Ư; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mỗi đoàn viên, thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư.Chương trình cũng góp phần phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện các công trình, phần việc thanh niên góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
Ô tô con tạt đầu, ‘dằn mặt’ xe tải nhập làn ẩu: Ai đúng, ai sai?
Từ ngày 1.3 - 6.3, Công an TP.HCM (258 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) tiếp nhận 2.777 hồ sơ người dân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trong đó có 609 hồ sơ nộp trực tiếp, nộp trực tuyến qua VNeID hơn 2.130, nộp qua dịch vụ công là 37 hồ sơ. Hiện, đã trả kết quả cho gần 500 người dân thành phố.Quá trình tiếp nhận hồ sơ về lý lịch tư pháp, Công an TP.HCM thực hiện đúng quy trình, thông suốt, tiện ích cho người dân. Theo cơ quan này, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VNeID đã giúp người dân không phải tốn thời gian đi lại, chỉ cần ở nhà thao tác trên điện thoại khoảng 5 phút là xong.Đặc biệt, Công an TP.HCM lưu ý, người dân khi khai báo thành phần hồ sơ trên VNeID cần kê khai thông tin phải đầy đủ, chính xác theo giấy tờ tùy thân. Trường hợp khai hộ phải có giấy ủy quyền và chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Hình ảnh hồ sơ cung cấp cần đủ theo yêu cầu, rõ nét và phải được chụp ngay hình, thẳng góc, không có hình ảnh nội dung thừa.Ví dụ: khai hộ cần phải có giấy xác thực được ủy quyền, chứng minh nhân thân phải có CCCD còn thời hạn… Sau khi hoàn tất thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu kỹ giữa thông tin khai báo và giấy tờ tùy thân rồi mới hoàn tất thao tác.Để thực hiện các thủ tục trực tuyến đòi hỏi người dân bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng trực tuyến để thanh toán."Nếu người dân quên thanh toán tiền, thì yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ không hoàn thành. Trường hợp người dân đã thanh toán trực tuyến rồi, mà do hồ sơ bị lỗi, hoặc trục trặc, ngân hàng sẽ tự động trả tiền về mà không lo bị mất tiền", Công an TP.HCM thông tin.Từ tháng 11.2024 đến nay, TP.HCM thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID đối với người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Nếu ai chưa có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì tới công an phường cập nhật thông tin.Khi làm trên VNeID, phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử (được ký số bởi người có thẩm quyền) có giá trị pháp lý như bản giấy. Ngoài bản điện tử được cấp trên VNeID, nếu có nhu cầu, người dân có thể chọn nhận thêm bản giấy.Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người. Việc thanh toán phí trực tuyến và nhận kết quả là phiếu lý lịch tư pháp điện tử trên ứng dụng VNeID được ký số đảm bảo đúng quy định của luật Giao dịch điện tử. Phiếu điện tử có thể sử dụng nhiều lần, nộp ở nhiều doanh nghiệp khác nhau, người dân không phải mất phí đề nghị cấp thêm bản giấy.Khi nộp hồ sơ qua VNeID, để tránh thời gian chờ đợi, đối với trường hợp có ủy quyền, người dân chỉ cần đính kèm các giấy tờ liên quan (như CMND, hoặc CCCD, hoặc hộ chiếu…) của người được ủy quyền và văn bản ủy quyền, hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ theo quy định.Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ (gồm cha mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) là 100.000 đồng/lần/người.Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi, cơ quan cấp thu thêm 5.000 đồng/phiếu.Những người được miễn phí gồm: trẻ em; người cao tuổi; người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo; người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.Trước đó, công việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp TP.HCM. Tuy nhiên, để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, bắt đầu từ 1.3, công việc này được chuyển giao cho Công an TP.HCM. Vì vậy, người dân nào đã nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp trước đó mà chưa nhận kết quả, sẽ nhận tại Công an TP.HCM.