Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Theo Bộ Công an, Nghị định 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1.1.2025. Tại nghị định này, hàng loạt lỗi vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn... bị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính. Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo đã tăng rất cao mức phạt đối với các hành vi, nhóm hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn; đặc biệt nếu xảy ra trên đường cao tốc.Nghị định mới được xây dựng trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, tai nạn được kiềm chế. Về tổng thể tình hình giao thông còn nhiều vấn đề đặt ra như hạ tầng giao thông phát triển chưa tương ứng với nhu cầu, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập; lượng phương tiện tăng cao mỗi năm với gần 500.000 ô tô cùng khoảng 2 triệu xe máy… Ý thức một số người tham gia giao thông chưa cao, tình trạng vi phạm còn diễn ra phổ biến. Để lập lại trật tự đòi hỏi việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe, tương xứng với vi phạm, nhất là các hành vi cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt, việc tăng mức xử phạt để kiềm chế tai nạn giao thông.Theo Nghị định 168, mức phạt một số lỗi của người lái ô tô tăng rất mạnh so với Nghị định 100, nghị định 123. Bên cạnh đó, các lỗi điều khiển xe đi ngược chiều trên cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc cũng bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.Từ 1.1.2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông của người lái xe máy cũng bị tăng mức phạt lên rất cao. Cụ thể: các lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, điều khiển xe máy vào đường cao tốc, đi ngược chiều... đều bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng.'Trùm tiền ảo' Sam Bankman-Fried bị kết án tù
Theo báo Ukrainskaya Pravda đưa tin hôm 4.2, các tướng lĩnh Ukraine được cho là đang tìm cách chuyển khoảng 50.000 quân nhân sang bổ sung cho lục quân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng ở tiền tuyến.Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với ước tính trước đó được công bố vào tháng trước.Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi đã thừa nhận khó khăn trong việc huy động tân binh, sau khi một phi công Ukraine phàn nàn rằng hàng chục chuyên gia lành nghề từ không quân đang được tái điều động sang bộ binh. Kyiv ước tính có khoảng 500.000 người đang trốn quân dịch và hơn 100.000 lính nghĩa vụ đã đào ngũ.Các kênh truyền thông Ukraine trước đây đưa tin tướng Syrskyi đã ra lệnh điều động khoảng 5.000 quân nhân từ không quân sang bổ sung cho lục binh.Tuy nhiên, bài báo mới trên tờ Ukrainskaya Pravda tuyên bố ông Syrskyi đã ban hành kế hoạch rộng hơn liên quan tất cả các binh chủng. Mục tiêu là điều chuyển 50.000 quân nhân sang lực lượng lục quân. Theo bài báo, con số này tương đương khoảng 20% số quân Ukraine đang bố trí ở tiền tuyến.Sau khi xung đột với Nga bùng nổ vào năm 2022, các chỉ huy quân đội Ukraine đã triển khai ngày càng nhiều tài xế, đầu bếp và nhân viên y tế ra tuyến đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự.Tuy nhiên, hoạt động này cũng dẫn đến việc dùng người sai mục đích, vì một số sĩ quan có thể lợi dụng điều này như một hình thức kỷ luật không chính thức hoặc một cách để loại bỏ các mối đe dọa đối với quyền lực hoặc hoạt động tham nhũng của chính họ.Việc điều động này còn gây ra phản kháng từ chính binh lính. Bài báo dẫn lời một chỉ huy lữ đoàn kể rằng khi ông muốn cử 30 thành viên từ một đại đội tình báo đến tăng cường cho một vị trí yếu kém, thì 3 người từ chối và 27 người còn lại đào ngũ.Các tướng lĩnh tìm cách điều sang lực lượng bộ binh các thợ lặn, nhân viên hành chính và những binh sĩ không thiết yếu trong việc vận hành các tổ hợp phòng không do phương Tây cung cấp như Patriot.Ukrainskaya Pravda bình luận rằng những biện pháp như vậy có khả năng làm suy yếu năng lực của các binh chủng.Vào tháng 7.2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực cuối cùng sẽ gây ra gây thiệt hại nặng cho quân đội Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài. Ông cho biết không có lượng vũ khí nào do phương Tây viện trợ có thể bù đắp được cho những tổn thất mà lực lượng Ukraine phải gánh chịu.
Top 10 Retinol trị mụn không bong tróc được chuyên gia khuyên dùng
Với hàm lượng vitamin C cao, nước chanh trở thành một nguồn dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe da, theo trang sức khỏe Health.Khi được thêm vào nước uống, chanh không chỉ tăng hương vị mà còn giúp bổ sung kali và vitamin C - những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể vào buổi sáng. Thói quen này cũng giúp thúc đẩy việc uống đủ nước, một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da.Dưới đây là một số lợi ích của nước chanh với làn da, theo bà Aviv Joshua, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ.Việc giữ ẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với làn da. Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác động bên ngoài. Tuy nhiên, da có thể dễ dàng bị mất nước nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày. Những dấu hiệu mất nước thường gặp bao gồm da khô và môi nứt nẻ. Nhiều người nhận thấy rằng việc thêm chanh vào nước giúp hương vị ngon hơn, từ đó khuyến khích họ uống đủ nước mỗi ngày.Ngoài việc giúp da luôn được giữ ẩm, uống nước chanh còn có khả năng ngăn ngừa lão hóa sớm. Tình trạng thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành các nếp nhăn và làm giảm độ đàn hồi của da. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp duy trì độ ẩm cho da mà còn giảm thiểu sự xuất hiện của các nếp nhăn, vết chân chim và các vùng da thô ráp. Các gốc tự do, được hình thành từ môi trường ô nhiễm, ánh nắng mặt trời và căng thẳng, có thể gây tổn thương cho da và dẫn đến lão hóa. Khi bạn bắt đầu ngày mới với cốc nước chanh, bạn không chỉ bổ sung nước mà còn cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể. Vitamin C còn hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm sưng viêm và bảo vệ da khỏi các tổn thương nhỏ. Collagen là một loại protein quan trọng trong cơ thể, giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da.Theo thời gian, lượng collagen trong cơ thể giảm dần, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và da chảy xệ. Việc uống nước chanh đều đặn có thể giúp cơ thể tăng cường sản xuất collagen nhờ hàm lượng vitamin C cao. Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa của vitamin C cũng có thể ngăn chặn các gốc tự do phá hủy collagen, từ đó giúp làn da duy trì vẻ trẻ trung và mịn màng hơn.Một trong những vấn đề phổ biến nhất khi uống nước chanh thường xuyên là nguy cơ mòn men răng. Axit trong chanh có thể làm hỏng lớp men bảo vệ bên ngoài răng. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên uống nước chanh bằng ống hút và súc miệng sau khi uống.Với những người bị trào ngược axit hoặc có dạ dày nhạy cảm, chanh có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn và đầy hơi.
Ở làng hoa Thái Phiên (P.12, TP.Đà Lạt), nhiều nhà vườn phấn khởi thu hoạch, đóng thùng chuyển hoa đi TP.HCM và các tỉnh để kịp phục vụ dịp đại lễ Phật đản. Hiện nay, thương lái mua các loại hoa cúc như đại đóa, kim cương, saphia với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/bó 10 cành, tăng gấp đôi so với ngày thường (chỉ từ15.000 - 20.000 đồng/bó). Giá hoa cúc chùm hiện cũng ở mức từ 18.000 - 20.000 đồng/bó 5 cành tùy màu, tăng gần gấp đôi so với trước.
Từ gần 4.000 nhân viên nay còn 37 người, công ty may Garmex Sài Gòn nói gì?
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.