$861
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số mega. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số mega.Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số mega. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số mega.Chiều 1.3, đại diện Cục CSGT Bộ Công an, cho biết ngày 1.3, lực lượng công an toàn quốc đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi GPLX, qua đó đã tiếp nhận 391 hồ sơ (trực tiếp 344 hồ sơ, qua dịch vụ công 47 hồ sơ).Đại diện Cục CSGT cho hay, từ tuần sau, lực lượng công an sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ cả vào cuối tuần. Hiện lực lượng đang tổ chức vận hành hệ thống phần mềm và các công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để bảo đảm phục vụ người dân từ ngày 3.3 (thứ hai tuần tới).Theo đại diện Cục CSGT, sau khi Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành thông tư quy định về sát hạch, cấp GPLX; cấp, sử dụng GPLX quốc tế, lực lượng CSGT đã tập huấn cho hơn 1.800 cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện nhiệm vụ này.Tại Hà Nội, từ sáng 1.3, hai điểm tiếp nhận thủ tục cấp đổi GPLX do lực lượng CSGT quản lý tại số 2 Phùng Hưng (P.Văn Quán, Q.Hà Đông) và số 253 Nguyễn Đức Thuận (TT.Trâu Quỳ, H.Gia Lâm) đã mở cửa để phục vụ nhân dân. Từ sớm, nhiều người dân đã đến 2 cơ sở trên để làm thủ tục.Anh Nguyễn Văn Thà (33 tuổi, trú H.Đan Phượng, Hà Nội) cho biết bản thân lần đầu đi cấp đổi GPLX và ngày đầu lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ này nên lo lắng có thể gặp trục trặc. Tuy nhiên, khi đến cơ sở số 2 Phùng Hưng, anh Thà thấy lực lượng CSGT làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện, tiếp nhận hồ sơ rất nhanh."Sau khi xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan, các anh công an thực hiện thủ tục chỉ mất vài phút", anh Thà nói.Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội, cho biết ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ vào chiều 28.2, phòng đã chỉ đạo Đội sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả, liên tục, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp. "Trách nhiệm phục vụ nhân dân là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi xác định sẵn sàng làm việc cả ngày nghỉ để đáp ứng nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe, không để ngắt quãng, gián đoạn", đại tá Nghĩa nói. ️
Sau một năm gián đoạn, tổ chức Times Higher Education (THE) tại Anh hôm nay (18.2) đã công bố trở lại bảng xếp hạng các trường ĐH danh tiếng nhất thế giới về giảng dạy và nghiên cứu, với sự góp mặt của 300 đơn vị từ 38 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, đứng đầu 14 mùa thống kê liên tiếp là ĐH Harvard (Mỹ), còn Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và ĐH Oxford (Anh) cùng xếp thứ hai.Cùng trong tốp 5 trường danh tiếng nhất thế giới là ĐH Stanford (Mỹ) và ĐH Cambridge (Anh), đều đứng vị trí thứ 4. Các thứ hạng tiếp theo hầu hết thuộc về các trường tại Mỹ, Anh song có hai đại diện từ châu Á là ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) và ĐH Tokyo (Nhật Bản). Tất cả đều giữ nguyên thứ hạng so với lần thống kê trước đó vào năm 2023. Dưới đây là danh sách 10 ĐH danh tiếng nhất thế giới năm 2025:Ngoài tốp 10, một số ĐH đang tích cực tuyển sinh người Việt cũng đạt các thứ hạng cao trong bảng xếp hạng như ĐH Quốc gia Singapore (hạng 19), ĐH Melbourne (47) ở Úc, ĐH Hồng Kông (49). Riêng với Singapore, một trường khác là ĐH Công nghệ Nanyang cũng có thứ hạng cao (39). Và tại Đông Nam Á, ngoài Singapore, Malaysia lần đầu tiên có cơ sở giáo dục lọt vào bảng xếp hạng là ĐH Malaya (nhóm 201-300).Năm nay, THE cho biết đã cập nhật phương pháp xếp hạng các ĐH danh tiếng nhất thế giới, với mục đích đánh giá uy tín học thuật của các trường một cách toàn diện hơn. Có tổng cộng 6 tiêu chí xếp hạng chia thành 3 nhóm, gồm: số lượng phiếu bầu (chiếm 60% tỷ trọng), so sánh theo cặp (20%) và sự đa dạng của người bình chọn (20%). Dữ liệu xếp hạng được tổng hợp từ câu trả lời của hơn 55.000 học giả giàu kinh nghiệm và có uy tín trên toàn cầu.Bà Tania Rhodes-Taylor, Giám đốc truyền thông và đối ngoại ở King's College London (Anh), cho biết trước đây các trường thường không bàn tới yếu tố "danh tiếng". Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi các trường lọt vào tốp 200, đặc biệt là tốp 100, có thể tăng khả năng tuyển sinh quốc tế ở bậc ĐH, sau ĐH. "Thậm chí, có những chính phủ chỉ tài trợ cho sinh viên theo học ở các trường nằm trong tốp 100", vị giám đốc nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố. ️
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi. ️