OMRON Healthcare ra mắt Công cụ tính rủi ro đột quỵ
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật "Cải thiện giao thông công cộng TP.Hà Nội (Moov'Hanoi)" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Hội đồng Vùng Île-de-France (Cộng hòa Pháp).Tổng vốn dự án khoảng 33 tỉ đồng, tương đương hơn 1,2 triệu euro. Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 32 tỉ đồng do bên tài trợ là Hội đồng Vùng Île-de-France và Cơ quan Phát triển Pháp (bên cung cấp viện trợ) trực tiếp quản lý. Vốn đối ứng khoảng 1 tỉ đồng được huy động từ ngân sách thành phố.Dự án đặt ra 2 mục tiêu chung nhằm nâng cao sức hấp dẫn của giao thông công cộng tại Hà Nội và hỗ trợ thành phố thiết lập mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2025 - 2026.Hà Nội kỳ vọng khi dự án được triển khai sẽ cải thiện "lộ trình di chuyển của hành khách", đặc biệt thông qua cải tiến các điểm ga giao thông công cộng. Đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận bằng tất cả các phương thức, đặc biệt là đi bộ đến các nhà ga để tạo thuận lợi cho việc sử dụng phương thức giao thông công cộng mới này.Cạnh đó, thành phố sẽ có thể tổ chức lại mạng lưới xe buýt hiện có để bổ sung tốt hơn trong cung cấp giao thông công cộng nói chung.Theo Sở GTVT Hà Nội, dự án có nhiều nội dung chính, trong đó nội dung 1 sẽ nghiên cứu thực trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến giao thông và nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân Hà Nội để phát triển hệ thống giao thông bền vững.Nội dung 2 nhằm hỗ trợ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc mở mới, điều chỉnh dịch vụ các tuyến buýt trên cơ sở kế hoạch tái cấu trúc và hợp lý hóa mạng lưới xe buýt công cộng. Từ đó tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải metro/BRT/bus.Nội dung 3 là các nguyên tắc thiết kế các điểm ga giao thông công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, điểm trung chuyển đa phương thức và triển khai dự án thí điểm làm cơ sở nhân rộng và quản lý kết nối đa phương thức. Điều này nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của mạng lưới xe buýt đô thị và liên vận.Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có 154 tuyến buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá; 8 tuyến không trợ giá; 12 tuyến kế cận và 2 tuyến City tour. Mạng lưới tuyến xe buýt trong 10 năm qua thường xuyên được phát triển, mở rộng, cải thiện, hợp lý hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.Sở GTVT Hà Nội cho rằng việc phát triển, mở mới các tuyến buýt cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi cần phải có các giải pháp để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.Nhận định Ngoại hạng Anh, West Ham vs Man City: Thêm một bước nữa đến thiên đường
Ngày 17.1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện đã hoàn thành dự án xây dựng mở rộng một số khoa điều trị của bệnh viện để kịp đưa vào hoạt động trước tết Nguyên đán.Đây là dự án được Bộ Y tế phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối năm 2022, nhằm khắc phục tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế tại ĐBSCL; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả khám chữa bệnh; công tác đào tạo chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo tuyến tại miền Tây.Tháng 7.2024, dự án khởi công xây dựng với quy mô 4 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 3.300 m2 tổng mức đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục và sẵn sàng đưa vào sử dụng.Theo Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc đưa vào sử dụng dự án mở rộng sẽ giúp bệnh viện giải quyết ngay được tình trạng quá tải, nhất là ở một số khoa như đột quỵ, tim mạch can thiệp, lồng ngực, khu phòng mổ, hồi sức ngoại khoa… Đơn cử như khoa Tim mạch can thiệp, trước đây, chỉ có 26 giường bệnh nhưng số lượng bệnh nhân luôn gấp đôi, dẫn đến tình trạng quá tải 200%.Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho biết: "Ở nơi mới, khoa được bố trí tại tầng 2, có thể xếp được 50 giường bệnh cùng hệ thống báo gọi điều dưỡng đầu giường, đặc biệt là thành lập thêm phòng hồi sức CCU (Cardiac Care Unit) có thở máy và chăm sóc toàn diện. Ngoài ra, cơ sở mới cũng cho phép khoa triển khai thêm kỹ thuật mới, chẳng hạn như kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI)". Tương tự, khoa Đột quỵ trước đây cũng thường xuyên quá tải với 13 giường kế hoạch nhưng phải tiếp nhận 20-22 bệnh nhân mỗi ngày. Tiến sĩ - bác sĩ Hà Tấn Đức, Trưởng khoa Đột quỵ, cho biết, "Khu vực mới chúng tôi sẽ có 35 giường, bao gồm khu hồi sức riêng, từ đó đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, 3 phòng mổ mới trên tầng 3 sẽ giảm tải cho khu phòng mổ cũ, đảm bảo triển khai các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu (ghép tạng), đáp ứng nhu cầu phẫu thuật với lượng bệnh từ 80-100 ca mỗi ngày...".Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc mở rộng và di dời một số khoa điều trị nói trên cũng đã giúp nhiều khoa, phòng khác của bệnh viện được mở rộng không gian, giảm tải và phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Là bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ có quy mô 1.000 giường kế hoạch và 1.359 giường thực kê. Tuy nhiên, hiện tại mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 2.000 đến 2.500 lượt người đến khám, điều trị ngoại trú. Số lượng bệnh nhân nội trú cũng dao động từ 1.500 đến 1.700 lượt/ngày. Theo định hướng phát triển, bệnh viện phấn đấu trở thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2025. Trong đó, tập trung thực hiện các kỹ thuật ghép tạng, tiếp nhận và phát triển Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ, phấn đấu triển khai trung tâm đột quỵ, mở rộng thu dung điều trị cho bệnh nhi tại các chuyên khoa sản, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tim, tim mạch can thiệp...Trước đó, tháng 4.2024, bệnh viện này cũng đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên, trở thành trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam. Đến nay, đã có 7 ca ghép thận thành công (dự kiến sẽ ghép thêm 2 ca vào tháng 2.2025). Sau ghép thận, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đặt mục tiêu triển khai ca ghép gan đầu tiên vào năm 2027.
Diệp Bảo Ngọc khóc nghẹn cảnh mẹ đơn thân vừa nuôi con, vừa trả nợ cho chồng
Tình trạng bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã ổn định và được điều trị bệnh nền cường giáp, rung nhĩ đáp ứng thất nhanh và trấn tĩnh an thần. Những ngày sau đó, vết khâu âm đạo và vết khâu trên bụng của bệnh nhân liền tốt, bệnh nền được kiểm soát.
Giải đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý lần thứ 20 đã diễn ra sáng 11.1.2025 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM). Hành trình kéo dài hai thập kỷ này đã thu hút hơn 239.000 lượt người tham gia, quyên góp hơn 51 tỉ đồng để hỗ trợ hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện năm nay quy tụ hơn 7.000 người đi bộ, góp phần quyên góp 3,4 tỉ đồng cho Quỹ Vì Người nghèo của Quận 7, Quận 8, Nhà Bè và Bình Chánh. Nguồn lực này được sử dụng vào các hoạt động ý nghĩa như xây nhà tình nghĩa, trao quà Tết và phương tiện mưu sinh. Từ sáng sớm, những bước chân háo hức đã làm bừng sáng khu vực Hồ Bán Nguyệt. Ông Nguyễn Nam Nhân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, đã bắn súng khai mạc, khởi đầu một ngày hội ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Bách Tuyết (54 tuổi, H. Nhà Bè) chia sẻ: "Năm nào cô cũng tham gia. Cảm xúc luôn hân hoan khi được đóng góp cho cộng đồng." Tương tự, học sinh Đỗ Phúc Khang (Quận 7) tham gia với niềm vui: "Đi bộ giúp em xả stress và ý nghĩa hơn khi giúp người khó khăn”. Hành trình 20 năm giải đi bộ từ thiện không chỉ lan tỏa tinh thần yêu thương mà còn tạo nên nét văn hóa độc đáo của Phú Mỹ Hưng. Từ sự kiện đầu tiên năm 2003 mang tên “Giải Việt dã Phú Mỹ Hưng”, đến nay, đây là biểu tượng gắn kết cộng đồng, như ông Phan Chánh Dưỡng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Đinh Thiện Lý, xúc động nói: "Hồn đô thị được xây từ những bước chân đầy nghĩa tình”.
Thi công kéo dài làm khổ dân
Sự kiện diễn ra trên đường Đỗ Ngọc Thạnh thuộc khu vực Phố vải Soái Kình Lâm (Q.5) thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân TP.HCM cũng như du khách, có cả khách nước ngoài.Theo UBND P.14 (Q.5) địa bàn phường có các tuyến đường kinh doanh buôn bán đặc thù, mỗi ngày đón tiếp hơn 10.000 lượt khách đến giao dịch, như thương xá Đồng Khánh và trung tâm thương mại Satra, chuyên cung cấp vải sợi.Bên cạnh đó còn có các khu vực kinh doanh chuyên biệt như trên đường Hải Thượng Lãn Ông với các mặt hàng trang trí, Phố văn phòng phẩm trên tuyến đường Phùng Hưng.Năm 2023, UBND phường ra mắt Phố văn phòng phẩm Phùng Hưng với mục tiêu hỗ trợ các công ty và hộ kinh doanh phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu văn phòng phẩm đã tạo dựng được uy tín và trở thành điểm đến đáng tin cậy cho khách hàng. Thành công này chính là động lực P.14 tiếp tục triển khai và phát triển Phố vải Soái Kình Lâm, một khu vực chuyên doanh vải vóc, ngành nghề có truyền thống lâu đời.Nói về tên gọi "phố vải", phía P.14 cho biết không giống như khái niệm "chợ vải" hoặc 36 phố phường Hà Nội - nơi mỗi con phố kinh doanh một ngành hàng riêng, Phố vải Soái Kình Lâm là một khu vực bao gồm 3 tuyến đường Trần Hưng Đạo, Đỗ Ngọc Thạnh và Dương Tử Giang, có 96 công ty, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia. Trong khi đó, chợ vải Soái Kình Lâm như trước nay người dân quen gọi hiện là khu thương xá Đồng Khánh.Ông Lê Đăng Tuấn, Phó chủ tịch UBND P.14 (Q.5) cho biết Phố vải Soái Kình Lâm không chỉ nhằm hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19 mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, nơi các doanh nghiệp trong ngành vải vóc có thể kết nối, hợp tác và cùng nhau phát triển. "Phố vải không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của ngành dệt may TP.HCM. Đồng thời, Phố vải Soái Kình Lâm sẽ góp phần quảng bá du lịch của Q.5, tạo dựng một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy cả thương mại và du lịch", lãnh đạo P.14 chia sẻ thêm.Các tuyến đường chính thuộc Phố vải Soái Kình Lâm:- Đường Trần Hưng Đạo (từ đường Phùng Hưng đến đường Dương Tử Giang) có 51 công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Dương Tử Giang (từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Nguyễn Trãi) có 10 cơ công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Đỗ Ngọc Thạnh (từ đường Trang Tử đến đường Nguyễn Trãi) có 35 công ty và hộ kinh doanh tham gia.Tham dự lễ ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, chị Xuân Trang, đại diện một công ty kinh doanh chuyên vải nhập khẩu ở đường Dương Tử Giang (P.14, Q.5) cho biết vô cùng phấn khởi khi phố vải được thành lập.Công ty kinh doanh về vải vóc từ năm 2018, chị Trang tin rằng khi thành lập phố vải sẽ tạo nên thương hiệu riêng cho khu vực, từ đó thu hút nhiều khách hàng, du khách biết đến hơn. Chị cũng hy vọng công việc kinh doanh của công ty sẽ gặp thuận lợi trong thời gian tới.Chủ một cửa hàng vải trên đường Đỗ Ngọc Thạnh, thuộc phố vải cũng cho biết khi phường ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, ông hoàn toàn ủng hộ. Hơn 20 năm kinh doanh vải vóc ở khu vực này, ông tin rằng sự kiện sẽ góp phần quảng bá hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình cũng như mọi người ở đây được nhiều người biết đến rộng rãi hơn."Khi được nhiều người biết đến, chúng tôi sẽ buôn bán thuận lợi hơn. Dịp Tết Nguyên đán sắp đến gần, mong việc kinh doanh của tôi và mọi người sẽ ngày càng phát triển hơn nữa", ông chủ cho biết.Trong buổi lễ ra mắt hôm nay, BTC cũng đã trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, ra mắt tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt các công ty, hộ kinh doanh tại phố vải sẽ triển khai tuần lễ khuyến mãi với mức giảm giá từ 5 - 50% cho tất cả các sản phẩm vải và áo dài may sẵn.UBND phường cho biết sẽ thực hiện quản lý khu vực này theo các quy định chung đối với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và tuân thủ pháp luật, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.