Nạn tận diệt chim, cò
'Đây là series về ẩm thực văn hóa vùng miền vào dịp tết đến xuân về với mục đích tôn vinh giá trị ẩm thực truyền thống', bà Lê Hạnh - đại diện đơn vị sản xuất TV Hub chia sẻ.Chương trình truyền hình Siêu bếp quảng bá ẩm thực Việt vừa khởi tranh mùa đầu tiên mang đến một không gian ẩm thực đặc sắc, nơi món ăn giao thoa giữa truyền thống và hiện đại cùng những sáng tạo tinh tế. Tập 1 có chủ đề Tinh hoa món Việt vừa lên sóng HTV7 tạo không khí vui vẻ đầu năm, với sự dẫn dắt câu chuyện duyên dáng của MC Tuyền Tăng, hai đầu bếp: Nguyễn Thanh Cường - quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 và Ryan Phạm - đầu bếp cho nhiều chương trình ẩm thực của truyền hình VTV, HTV... cùng 2 phụ bếp: diễn viên Việt Trang - thành viên nhóm kịch Chuồn Chuồn Giấy, diễn viên Huỳnh Quý - Top 3 trong cuộc thi Học viện danh hài.Giữ vai trò nhận xét, chia sẻ cảm nhận về các món ăn tại Siêu bếp tập 1 là 3 khách mời: đạo diễn Lê Hoàng; CEO Hoàng Hương Giang - nhà sáng lập và chủ sở hữu của chuỗi Đậu Homemade cùng Young Ju - ca sĩ người Hàn Quốc tại Việt Nam.Quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 Nguyễn Thanh Cường mang đến Siêu bếp 3 món ăn: gà roti cháy thố, mì xào hoàng gia và canh sườn xương rồng quyện trà ô long bắt mắt.Chef Ryan đem đến 3 món ăn: gà xông hương, giò heo kho củ kiệu hương cóc non và lẩu mắm xiên que. Về món gà xông hương, chef Ryan chia sẻ đã kết hợp nhiều cung bậc hương từ mía, sả, lá chanh thái, trà lài...; dùng phương pháp xông hơi gà trong niêu, dùng nhiệt tác động vào gà giúp cho thịt gà chín mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn, độ ngọt của gà. Thời gian xông gà khoảng 1 tiếng, chỉ dùng nhiệt tác động vào các nguyên liệu, hoàn toàn không dùng nước. Món này ăn kèm xôi được sử dụng mỡ gà để nấu cùng, có thêm nước cốt dừa và lá dứa để xôi thêm béo thơm.Với món lẩu mắm xiên que, chef Ryan sáng tạo món ăn bằng cách xiên các nguyên liệu vào que để mang đến trải nghiệm thưởng thức mới cho thực khách. Anh đồng thời cũng chia sẻ bí quyết nấu lẩu mắm, để có nước lẩu ngon thì kết hợp giữa mắm cá linh và mắm cá lóc. Siêu bếp gồm 6 tập sẽ mang đến cho khán giả hương vị tết qua mỗi món ăn, tạo nên sự kết nối ý nghĩa giữa thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa ẩm thực Việt. Chương trình không chỉ giúp khán giả hiểu mà còn tự hào về di sản ẩm thực dân tộc. Việc tái hiện các món ăn truyền thống theo cách hiện đại vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa trong nhịp sống mới. Chương trình cũng mong muốn mang đến những bữa tiệc sum vầy ý nghĩa, thể hiện tình yêu văn hóa Việt và giúp thế hệ trẻ gìn giữ giá trị tết qua từng món ăn.Tái khởi động đấu giá đất Thủ Thiêm có khả thi?
Theo kế hoạch, đội tuyển Thái Lan chia làm 2 tốp, có mặt tại sân bay Nội Bài vào tối 31.12 để chuẩn bị cho trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, Suphanat Mueanta không thể di chuyển cùng đồng đội do đang điều trị tại bệnh viện. Anh sẽ bay sang Việt Nam vào ngày 1.1, tức chỉ trước trận chung kết lượt đi 1 ngày. Suphanat đã bị sốt trước trận bán kết lượt về với đội tuyển Philippines. Vì thế, anh chỉ được HLV Masatada Ishii tung vào sân khi 2 đội bước vào hiệp phụ. Dù không có thể trạng tốt nhất, Suphanat vẫn thi đấu tốt và sắm vai người hùng của bầy "Voi chiến" khi ghi bàn thắng quyết định, ấn định tổng tỷ số 4-3 cho nhà đương kim vô địch. Khi chưa khỏi bệnh hoàn toàn và không đạt thể trạng tốt nhất, gần như chắc chắn Suphanat sẽ không thể ra sân từ đầu trong trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam. Nếu đội tuyển Thái Lan gặp bất lợi, anh có thể được vào sân trong hiệp 2. Đây chắc chắn là một tổn thất lớn của "Voi chiến" bởi Suphanat đang là cầu thủ chơi hay nhất đội từ đầu giải với 5 bàn thắng và 4 kiến tạo. Tuy nhiên, đây chưa phải là tổn thất duy nhất của đội tuyển Thái Lan. Tiền đạo mục tiêu số 2 trong tay HLV Ishii là Teerasak Poeiphimai dính chấn thương gân khoeo trong trận bán kết lượt về với Singapore. Anh dự kiến phải nghỉ thi đấu hơn 2 tuần nên chắc chắn vắng mặt trong cả 2 lượt đấu với đội tuyển Việt Nam. Ở AFF Cup 2024, Teerasak là phương án dự phòng cho Patrik Gustavsson nhưng cũng kịp ghi 3 bàn. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Ô tô tự động gia hạn đăng kiểm, nộp phí bảo trì đường bộ thế nào?
Ngày 12.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Ngô Thanh Sơn (50 tuổi, cựu giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần có chi nhánh tại Cà Mau) và Nguyễn Tấn Đạt (41 tuổi, cựu cán bộ tín dụng của ngân hàng này).Cả 2 bị bắt tạm giam trong thời hạn 4 tháng để phục vụ công tác điều tra. Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm 2020 đến tháng 1.2021, Sơn và Đạt đã lập và ký khống các biên bản, đưa vào hồ sơ vay vốn cho hai doanh nghiệp để thực hiện dự án điện mặt trời, qua đó giải ngân sai quy định số tiền 16,9 tỉ đồng.Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đang tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ vụ án.
Chiều 7.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 42, xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo tờ trình của Viện KSND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện KSND tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là Vụ Công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng.Viện KSND tối cao cũng đề nghị kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng Viện KSND tối cao;Sáp nhập Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM (T3). Tên đơn vị sau sáp nhập là Trường ĐH Kiểm sát, có phân hiệu Trường ĐH Kiểm sát tại TP.HCM trên cơ sở cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM.Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.Ngoài ra, một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện KSND tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, nên VKSND tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc Viện KSND tối cao đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với TAND tối cao và Bộ Công an.Dự thảo nghị quyết cũng quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao, gồm:
Giải bóng đá Cup Eximbank TP.HCM lần 2: Tiếp nối thành công
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau những phần xét hỏi và tranh luận giữa các bên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM (VKSND TP.HCM) nêu quan điểm giải quyết vụ án. Theo đó, đại diện VKSND TP.HCM đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi của bà Hồng Loan; xác định toàn bộ di sản thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu. VKSND TP.HCM đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Hồng Loan về việc yêu cầu bà Hồng Nhung và bà Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Do bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà này.Đại diện VKSND TP.HCM nêu quan điểm, căn cứ giấy giao nhận việc nuôi con nuôi ngày 21.3.1992, sổ cấp giấy giao nhận con nuôi và hai công văn của UBND quận Phú Nhuận, kết luận giám định… có cơ sở xác định Hồng Loan được NSƯT Vũ Linh nhận nuôi vào ngày 21.3.1992 và trong cùng ngày NSƯT Vũ Linh đã khai và đăng ký khai sinh tư cách cha của Hồng Loan. Các đăng ký này là đăng ký quá hạn và được UBND quận Phú Nhuận cấp giấy khai sinh. Việc giao, nhận con nuôi và cấp giấy khai sinh thực hiện đúng quy định.Tại sổ hộ khẩu do NSƯT Vũ Linh là chủ hộ thể hiện bà Hồng Loan là con của ông và suốt quá trình NSƯT Vũ Linh sống cho đến khi mất không có khiếu nại gì về thủ tục này.Phía nguyên đơn là bà Hồng Nhung thừa nhận bị đơn là Hồng Loan được NSƯT Vũ Linh nhận nuôi từ bé và được nam nghệ sĩ cùng các anh, em trong nhà chăm sóc, đến khi bà Hồng Loan lấy chồng thì về nhà chồng ở và cuối tuần về thăm nhà. Các nhân chứng và nguyên đơn cũng xác nhận bà Hồng Loan là con nuôi của NSƯT Vũ Linh.Việc nguyên đơn cho rằng NSƯT Vũ Linh chưa từng làm thủ tục nhận nuôi con nuôi và các chữ ký trên các văn bản là giả mạo, VKSND TP.HCM cho rằng không có căn cứ.VKSND TP.HCM căn cứ các trích lục giấy khai tử, giấy xác nhận UBND phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM xác nhận NSƯT Vũ Linh chết không để lại di chúc và sống độc thân, không có vợ, chưa kết hôn với ai; cha, mẹ ruột đã chết... Từ đó, có cơ sở xác định hàng thừa kế thứ nhất chỉ có duy nhất bà Võ Thị Hồng Loan.Ngoài ra, tháng 3.2023, bà Loan có đơn yêu cầu xác nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Việc khai nhận di sản thừa kế và việc chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện đúng quy định pháp luật. Sau đó, bà Loan đã làm các thủ tục để thay đổi chủ sở hữu tại nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận, TP.HCM là đúng quy định.