Món bánh gây thương nhớ ở Quảng Bình du khách nên nếm thử một lần
Như Thanh Niên đã thông tin, những ngày gần đây, nhiều người dân ở TP.HCM than khó đặt xe công nghệ sau các buổi tiệc cuối năm. Dù chọn xe 4 bánh hay 2 bánh, khách có khi vẫn phải chờ từ 1 - 2 tiếng mới có tài xế nhận cuốc. Thậm chí, chờ đợi lâu, có người phải gọi người thân lên đón về hoặc ngủ lại công ty. Theo tìm hiểu, phần lớn những người xác định có uống rượu, bia trong tiệc cuối năm đều sử dụng xe công nghệ để di chuyển, tránh bị phạt. Đại diện Be Group cho hay, hãng ghi nhận nhu cầu đặt xe công nghệ tăng cao đột biến trong thời gian gần đây. Theo Be, đa số khách đặt xe để di chuyển tất niên, mua sắm, giao hàng hỏa tốc, mua vé tết... nên nhu cầu tăng. "Chúng tôi ghi nhận có 10 triệu khách hàng vào quý 1 năm 2024 nhưng đến nay, con số này đã tăng lên 15 triệu, tương đương mức tăng trưởng 50%. Ngoài ra, tình trạng kẹt xe ở trung tâm thành phố vào giờ cao điểm trong những ngày cuối năm cũng là nguyên nhân khiến thời gian đón và hoàn thành chuyến kéo dài, làm giảm năng suất hoạt động của tài xế", đại diện Be chia sẻ.Còn theo đại diện Grab Việt Nam, những ngày qua, hoạt động vận hành trên đường phố của đối tác tài xế Grab gặp một số khó khăn. "Nhìn chung, đối tác tài xế mất nhiều thời gian hơn trước để đón khách và hoàn thành cuốc xe, nhất là trong khung giờ cao điểm. Đồng thời, do nhu cầu di chuyển tăng cao trước Tết Nguyên đán nên ở một số thời điểm tại một số khu vực, người dùng có thể gặp phải tình trạng khó đặt được dịch vụ Grab", đại diện Grab Việt Nam thông tin. Cũng theo ứng dụng này, giá cước cơ bản của dịch vụ Grab không thay đổi. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm ở từng khu vực, có thể được áp dụng biểu giá linh động nhằm phản ánh đúng tình hình cung - cầu của thị trường; quãng đường, thời gian di chuyển thực tế... của đối tác tài xế.Lý giải nguyên nhân khách khó đặt xe công nghệ, đặc biệt vào giờ cao điểm và các khung giờ tan tiệc, Be cho biết đã cải tiến bản đồ và tính năng chỉ đường để giúp tài xế lựa chọn lộ trình tối ưu hơn, tránh các điểm kẹt xe để rút ngắn thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, hãng xe này cũng liên tục tuyển dụng, đào tạo đối tác tài xế mới - số lượng tài xế cuối năm 2024 tăng 30% so với đầu năm. "Chúng tôi sử dụng dữ liệu để dự báo trước các khung giờ và khu vực cao điểm, từ đó triển khai chính sách khuyến khích tài xế gia tăng hoạt động, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả. Ngoài ra, Be cung cấp các chương trình thưởng đặc biệt cho tài xế hoạt động trong khung giờ cao điểm hoặc tại các khu vực có nhu cầu lớn", đại diện Be Group nói.Hãng xe đưa ra lời khuyên, khách hàng nên phối hợp đón tài xế tại các điểm phù hợp, thuận tiện để bảo đảm giảm thời gian chờ đợi cho hành trình suôn sẻ hơn.Đại diện Grab cũng thông tin, hãng đang nỗ lực để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu di chuyển của người dân. Cụ thể, Grab đang triển khai một số chương trình thưởng để khuyến khích đối tác tài xế tích cực hoạt động hơn cùng nhiều khuyến mãi cho người dùng.Nhiều người khổ sở vì nạn giả mạo này...
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, ca khúc Năm qua đã làm gì do Noo Phước Thịnh trình bày lại được người người nhà nhà nhắc nhớ. Anh cũng được nhiều người gọi là “ông hoàng nhạc xuân” và đối với Noo Phước Thịnh, đây là một điều may mắn, nó thể hiện tình yêu thương của khán giả dành cho anh. Noo Phước Thịnh là thế hệ ca sĩ cùng thời với Đông Nhi, Ông Cao Thắng, Ngô Kiến Huy, Hoàng Thùy Linh, Minh Hằng… Sau 15 năm ca hát, Noo Phước Thịnh vẫn giữ được độ hot của mình. Thậm chí, trong thời gian gần đây, anh còn khiến khán giả thích thú vì thoải mái thể hiện cá tính và nhiệt tình giao lưu trong mỗi lần đi diễn. Bên cạnh đó, hội bạn thân “gia đình văn hóa” của Noo Phước Thịnh cũng nhận được sự yêu mến của mọi người.
Porsche Taycan Cross Turismo - Xe điện gây nghiện
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Theo đó, những người sáng tạo có thể nhận thanh toán khi đăng tải các câu chuyện (Stories) trên tài khoản của mình, miễn là họ đã tham gia chương trình Facebook Content Monetization.Được ra mắt vào tháng 10 năm ngoái dưới dạng beta, chương trình này đã hợp nhất nhiều dịch vụ trước đây của Facebook như quảng cáo trong luồng, quảng cáo trên Reels và tiền thưởng hiệu suất thành sản phẩm duy nhất. Điều này có nghĩa là các nhà sáng tạo giờ đây có thể kiếm tiền từ nhiều định dạng nội dung khác nhau như video dài, ảnh, Reels và bài đăng văn bản, tất cả đều thông qua một nền tảng. Họ cũng sẽ nhận được thông tin chi tiết về thu nhập từ các định dạng nội dung khác nhau và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của họ.Để bắt đầu kiếm tiền, các nhà sáng tạo chỉ cần đăng tải Stories mà không cần thực hiện thêm bất kỳ thao tác nào. Facebook sẽ tự động thanh toán dựa trên hiệu suất của nội dung mà họ chia sẻ. Các nhà sáng tạo có thể đăng tải những câu chuyện về quá trình sáng tạo nội dung hoặc những khoảnh khắc trong cuộc sống cá nhân mà khán giả của họ quan tâm.Nỗ lực này của Facebook không phải là mới mà đã được khởi động từ nhiều năm trước với việc cho phép các nhà sáng tạo kiếm tiền từ quảng cáo video. Được phát triển từ Instagram, tính năng Stories hiện đã trở thành một phần quan trọng trên Facebook sau khi Meta nỗ lực tối ưu hóa hoạt động kiếm tiền từ Facebook và mở ra các nguồn doanh thu mới. Công ty cũng đang tìm cách thu hút các nhà sáng tạo từ TikTok thông qua các khoản tiền thưởng và ưu đãi hấp dẫn để tăng cường sự cạnh tranh với YouTube và TikTok.
Xe khách 'cướp' làn dừng khẩn cấp, chèn đường cả… xe rồng trên cao tốc
Các cầu thủ Nha Trang Dolphins tiếp tục chơi ấn tượng ở hiệp 3 nhưng ngoại binh Sameen Swint tỏa sáng kịp thời giúp CLB Thang Long Warriors giữ thế cân bằng sau 3 hiệp. 2 phút cuối trận đấu diễn ra đầy hấp dẫn và kịch tích. Từ thế bị dẫn điểm, Hoàng Thế Hiển có cú ném ghi 3 điểm thành công sau đó John Fields úp rổ ghi điểm đưa CLB Thang Long Warriors vươn lên dẫn trước 76-72.