Xu hướng ‘Quiet luxury’ trong nội thất và không gian sống
Trong tập 1.071 chương trình Bạn muốn hẹn hò, MC Quyền Linh và Ngọc Lan se duyên cho hai người tham gia ở độ tuổi U.60, đều từng đổ vỡ hôn nhân. Cặp đôi trong tập này là Phan Hữu Lý (58 tuổi) và Huyền Tôn Nữ Minh Thuận (55 tuổi).Theo chia sẻ, Hữu Lý hiện sống một mình, kinh doanh cửa hàng hoa tại Đà Nẵng. Anh cho biết trước đây từng làm bên ngành điện lực. Sau khi trải qua dịch Covid-19, anh thấy cuộc sống vô thường, không còn ý nghĩa và có nhiều người mất. Vậy nên anh quyết định nghỉ công việc nhà nước để tự khởi nghiệp và kinh doanh hoa. Sau khi nghỉ việc, Hữu Lý mất khả năng kinh tế và bị thoái hóa cột sống lưng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Do vậy, nhu cầu sinh lý của vợ chồng anh bị dừng một năm. Anh tâm sự có thể vì chuyện này mà dẫn đến đổ vỡ hôn nhân sau 20 năm chung sống. Đàng trai tâm sự mối quan hệ giữa anh và vợ cũ không hề có xung đột lớn. Tuy nhiên, vợ cũ gửi đơn ly hôn lúc nào thì anh không hay. Khi thông báo về chuyện đã nộp đơn, vợ cũ nói lý do vì Hữu Lý không đóng góp kinh tế cũng như chưa làm tròn trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình. Sau khi ly hôn, Hữu Lý để lại ngôi nhà 3 tầng cho vợ và hai con trai, còn mình chuyển đến thuê mặt bằng mở cửa hàng hoa và sống tại đó. Đến chương trình, anh mong tìm được một người cùng chia sẻ, nhường nhịn và yêu thương nhau.Trong khi đó, Minh Thuận sinh sống tại TP.HCM và là chủ một salon làm đẹp. Cô từng có cuộc hôn nhân kéo dài 23 năm, đã chia tay chồng cách đây 6 năm. Minh Thuận chia sẻ cô cảm thấy mình và chồng cũ đã hết duyên do thiếu sự đồng cảm trong cuộc sống. Người phụ nữ này có hai con trai, con lớn đang làm việc ở nước ngoài, con nhỏ là sinh viên năm 3, sống cùng cô. Sau sóng gió, Minh Thuận nhận ra rằng điều cô cần nhất trong cuộc sống là sự an vui và bình lặng.Khi cả hai gặp nhau trên sân khấu, Minh Thuận bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một câu hỏi quan tâm: "Anh đi xa, có mệt không?". Câu hỏi nhẹ nhàng của cô khiến Ngọc Lan phải thốt lên rằng: "Đây là lần đầu tiên tôi thấy một người phụ nữ hỏi thăm như vậy đó". Trong cuộc trò chuyện, Minh Thuận bày tỏ bản thân khá lười thể thao nên nếu hai người đến với nhau, cô mong Hữu Lý có thể động viên mình tập thể dục nhiều hơn. Cô cũng rất yêu thích công việc buôn bán hoa và hứa sẽ hỗ trợ anh trong cửa hàng. Hữu Lý chia sẻ dù anh đang sống ở Đà Nẵng, nhưng nếu duyên đủ lớn, khoảng cách không phải là vấn đề. Anh sẵn sàng chuyển vào TP.HCM nếu cả hai tìm thấy sự hòa hợp. "Nếu mình tìm hiểu, thật sự tin yêu thì khoảng chừng 6 - 8 tháng là mình tới được", anh bày tỏ. Đáp lại, Minh Thuận cho biết nếu cả hai đến được với nhau, cô cũng có thể đến Đà Nẵng sinh sống và cùng kinh doanh hoa. Sau khi trò chuyện, cả hai được MC Quyền Linh gợi ý ôm nhau để cảm nhận sự rung động. Sự đồng điệu, ngọt ngào trên sân khấu của cặp đôi khiến hai MC háo hức mong chờ cái kết đẹp cuối chương trình. Tuy nhiên, đến giây phút quyết định, chỉ có Minh Thuận bấm nút hẹn hò. Khi Quyền Linh ngỡ ngàng hỏi lý do, Hữu Lý cho biết bản thân vẫn chưa có cảm xúc nên từ chối. Khi Hữu Lý gửi lời xin lỗi, Minh Thuận vẫn nhẹ nhàng bày tỏ: "Em nghĩ rằng bản thân em đã đủ đầy, có thêm anh thì em hạnh phúc hơn. Mà không có anh, em vẫn đủ đầy. Biết ơn anh đã đến chương trình và biết ơn hai MC đã mai mối". Chia sẻ khéo léo của bà chủ salon khiến Quyền Linh phải dành lời khen ngợi và cầu chúc cả hai sớm tìm được người phù hợp với mình.Cách đăng ký YouTube Premium tài khoản Việt Nam
Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh.
DIFF 2024 mang những 'vũ điệu trên không' trở lại bầu trời Đà Nẵng
Sáng 8.5, tại Khu nghỉ dưỡng OHANA - quần thể thiền viện Thiên Hưng, xã Cát Tiến, H.Phù Cát (Bình Định), Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam phối hợp với CLB Sài Thành Kỳ Đạo tổ chức khai mạc giải vua cờ úp miền Trung lần 2 năm 2024 tranh Cúp OHANA.
Đây là lần đầu tiên Ngân Như Dũng (19 tuổi) đến TP.HCM, nhưng không phải để du lịch. Chàng sinh viên năm nhất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cùng đồng đội đến đây và mang theo giấc mơ chinh phục ngôi vương giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là cái tên mới của giải đấu năm nay. Tân binh Thanh Hóa gây ngỡ ngàng với thành tích bất bại. Họ thắng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (4-1), hòa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (1-1), đánh bại á quân là Trường ĐH Thủy lợi trên chấm luân lưu (3-2), để rồi đại diện khu vực phía bắc có mặt ở VCK TNSV THACO cup 2025. Hành trình không dễ dàng nhưng tân binh xứ Thanh đã làm được.Đáp sân bay Tân Sơn Nhất vào đúng giờ trưa, các cầu thủ của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chia sẻ thời tiết TP.HCM nóng nực, oi bức rất khác với cái lạnh ở quê nhà Thanh Hoá những ngày này. Nhưng điều đó không làm họ mệt mỏi. "Em có chút sốc nhiệt độ nhẹ, vì mới sáng nay Thanh Hóa còn rất lạnh. Đáp sân bay, cái nóng của TP.HCM đã ập tới ngay. Nhưng không sao cả, cả đội vẫn rất hào hứng, tụi em thậm chí có thể ra sân ngay bây giờ", cầu thủ Ngân Hoàng Phúc, đội trưởng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, háo hức chia sẻ.Lần đầu tiên dự giải và lấy luôn vé đến vòng chung kết, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa quyết tâm thể hiện lối chơi đẹp mắt nhất theo đúng tinh thần của giải. "Đã vào đến chung kết thì đội bóng nào cũng là đối thủ đáng gờm. Nhưng tụi em không ngán đối thủ nào. Điều quan trọng nhất vẫn là sức mạnh tập thể. Đó là chìa khóa!", Hoàng Phúc nói.Thầy trò HLV Nguyễn Công Thành tiết lộ họ không có chiến thuật nào đặc biệt. Toàn đội sẽ dành vài ngày tập để quen thời tiết, tìm hiểu kỹ hơn lối chơi của các đội bạn và có kế hoạch riêng cho VCK. Không sở hữu hàng công dày dạn kinh nghiệm nhưng đội bóng xứ Thanh lì lợm có phong cách thi đấu rất riêng. Họ mang sự hồn nhiên, ngẫu hứng của một tân binh. Họ cũng nương theo đối thủ và biết cương nhu tùy lúc. Càng linh hoạt, càng khó đoán, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đang cho thấy sức mạnh của một tân binh.VCK giải TNSV THACO cup 2025 đang đến rất gần. Đây là cơ hội để các cầu thủ "cháy" hết mình trên sân cỏ, cũng là bước đệm để đội bóng này có lực lượng thiện chiến tranh tài trong những mùa giải tới của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam.
Mỹ nhân 2k1 khoe vẻ đẹp cuốn hút trong bộ ảnh street style trên đất Mỹ
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều công nhân tranh thủ mua sắm để đón tết cùng người thân. Vì điều kiện khó khăn, không ít người đành chấp nhận đón tết ở phòng trọ. Được Liên đoàn Lao động TP.HCM hỗ trợ mua sắm tại "Ngày hội công nhân – phiên chợ Nghĩa tình", nhiều người chọn mua những món đồ thiết thực để cùng người thân ăn tết hoặc gửi về quê biếu ông bà, cha mẹ.Chị N.T.N.D (30 tuổi) chọn mua bánh trái, mứt tết về quê biếu người thân sau một năm làm việc. Người phụ nữ quê ở Sóc Trăng lên TP.HCM làm công nhân 11 năm nhưng 2 năm nay không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. Những mặt hàng chị ưu tiên mua trong dịp tết này là dầu ăn, nước mắm, bột giặt…"Năm nay công ty kinh doanh khó khăn nên không có thưởng tết. Dù hụt hẫng nhưng tôi chấp nhận chung tay với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm ngoái tôi vẫn có tiền thưởng tết, giờ đành chi tiêu tiết kiệm hy vọng sang năm công ty sẽ khởi sắc để công nhân có thêm khoản tiền cuối năm", người phụ nữ bày tỏ.Chị D. chia sẻ, sau dịch Covid-19, thói quen thắt chặt chi tiêu được áp dụng. Những năm trước, chị đều về quê đón tết cùng gia đình nhưng năm nay điều đó tạm gác lại. "Năm nay tôi không thể lì xì ba mẹ bằng tiền nhưng vẫn có những phần quà bánh động viên tinh thần họ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều mà những người con xa xứ nên thực hiện. Tôi may mắn được tham gia mua sắm tại phiên chợ Nghĩa tình, hàng hóa ở đây rẻ hơn khoảng 10-15%. Các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết đều có đầy đủ", nữ công nhân nói. Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi) cho biết, trước đây chị làm công nhân cho một công ty trên địa bàn TP.Thủ Đức. Sau khi sinh con thứ hai, chị ở nhà chăm con, nhận hàng về may tại nhà. Mức thu nhập của chị phụ thuộc vào đơn hàng, không có thưởng tết vì nhận việc qua trung gian. "Trước đây nếu làm ở công ty sẽ có thưởng tết nhưng hiện tôi chỉ trông chờ vào lượng đơn hàng bản thân làm được. Tết năm nay tôi không mua sắm những thứ đắt đỏ hay quần áo mới, chỉ mua những mặt hàng cần thiết như gia vị, bánh kẹo…", chị Hồng nói. Dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo… cũng là những mặt hàng được chị Nguyễn Thị Quắn (30 tuổi, quê ở Cà Mau) ưu tiên lựa chọn vào dịp tết này. Những món hàng mua được từ phiên chợ Nghĩa tình, chị mang về phòng trọ, cùng chồng và con trai học lớp 3 đón Tết Nguyên đán 2025. Chị Quắn là nguồn thu nhập chính của gia đình vì chồng bị mất việc cách đây không lâu. Mức lương công nhân khoảng 7 triệu đồng chỉ đủ trả tiền phòng trọ, ăn uống và lo cho con ăn học. "Ngoài mua sắm những mặt hàng cần thiết, tôi cân nhắc chi tiêu để dành một số tiền nhà gửi về quê biếu ba mẹ. Chủ trọ cũng hỗ trợ, tặng những phần quà nhỏ để cả gia đình cùng ăn tết. Tôi chỉ làm mâm cơm nhỏ, chuẩn bị dĩa bánh mứt đặt lên bàn thờ cầu sức khỏe, may mắn đến người thân", người phụ nữ chia sẻ. Công ty chị thưởng tết tùy thuộc vào năng lực, thâm niên và tinh thần làm việc. Chị tự dặn không được chi tiêu phung phí, để dành tiền trang trải vào đầu năm mới. "Kinh tế eo hẹp, tôi không về quê ăn tết được nhưng trong thâm tâm luôn mong ba mẹ an khang thịnh vượng, có nhiều sức khỏe. Năm sau thu nhập ổn hơn, nhất định tôi sẽ về quê đón tết cùng gia đình. Dù ở thành phố công việc có lúc bấp bênh nhưng tôi vẫn bám trụ để kiếm tiền, khi nào khó khăn quá mới tính chuyện về quê lập nghiệp", chị Quắn trải lòng. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tín (37 tuổi) cùng làm công nhân vệ sinh môi trường tại Q.1. Dịp tết này, anh trực từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 4 tết. Những ngày tết, lượng rác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng nhiều lần nên những công nhân như anh rất vất vả. Gắn bó với nghề 4 năm và cũng chừng đó thời gian anh đón giao thừa ở ngoài đường. Tham gia phiên chợ Nghĩa tình, anh mua gạo, dầu ăn, bánh mứt… cả nhà đón tết ở phòng trọ. "Tôi được Liên đoàn Lao động TP.HCM tặng 1 triệu đồng nên mua những đồ dùng thiết thực nhất. Tuy nhiên, cả năm được mấy ngày tết nên cũng mua lố chút xíu, mua ít sợ không đủ. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm bánh tét, thịt cá… vì đó là những món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình vào dịp tết", anh Tín bày tỏ.