Quê nhà một thuở chưa xa
Giải bóng chuyền vô địch quốc gia (VĐQG) Hàn Quốc là một trong những giải đấu bóng chuyền chuyên nghiệp quan trọng nhất xứ sở kim chi, được Liên đoàn Bóng chuyền Hàn Quốc (KOVO) tổ chức thường niên từ năm 2005 đến nay. Trải qua hơn 20 mùa, giải đấu là nơi tranh tài uy tín của các CLB bóng chuyền nam và nữ nước này.Với sự xuất hiện ngày càng nhiều VĐV xuất sắc trong khu vực cũng như thế giới, sức hút của toàn giải nói chung và giải dành cho các đội nữ nói riêng đã lan rộng ra các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Nhằm đáp lại sự mong chờ của người hâm mộ, FPT Play chính thức độc quyền phát sóng các trận đấu thuộc giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 kể từ ngày 13.2.Đến nay, mùa giải 2024 - 2025 của các đội nữ đã trải qua 95/126 trận và hiện ở giai đoạn gay cấn nhất. Tương tự như các mùa giải trước, giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 diễn ra với thể thức vòng tròn tính điểm sân nhà - sân khách, diễn ra trong 6 vòng "vắt năm" từ tháng 10.2024 đến tháng 4.2025. Đội có điểm số cao nhất sau vòng bảng sẽ vào thẳng trận chung kết, trong khi các đội xếp sau sẽ tham gia vòng play-off để giành suất vào chung kết.Năm nay, giải đấu quy tụ số CLB tham gia không đổi là 7 đội, gồm: Daejeon Jungkwanjang Red Sparks, Hwaseong IBK Altos, Incheon Heungkuk Life Pink Spiders, Gimcheon Korea Expressway Hi-Pass, GS Caltex Seoul KIXX, Gwangju Pepper Savings Bank AI PEPPERS và Suwon Hyundai E&C Hillstate.Đến thời điểm này, đương kim á quân Incheon Heungkuk Life Pink Spiders đang giữ vị trí đỉnh bảng với số điểm 43. Đội "nhện hồng" chỉ sảy chân 4 lần, thắng tổng cộng 15 trận. Thành tích này còn cao hơn cả đương kim vô địch Suwon Hyundai E&C Hillstate. Trong khi đó, 2 đội liền kề là Daejeon Jungkwanjang Red Sparks và Hwaseong IBK Altos đang áp sát với điểm số không quá chênh lệch.Rất khó nói trước kết quả bởi mới đây, chính Hwaseong IBK Altos cũng đã thua đội xếp thứ 7 là GS Caltex Seoul KIXX trong một trận đấu kịch tính. Trong những ngày sắp tới, gió có thể sẽ đảo chiều và bất ngờ có thể xảy ra.Giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 càng trở nên đặc biệt với người hâm mộ Việt Nam vì sự xuất hiện nữ phụ công thuộc biên chế CLB Hóa chất Đức Giang - Bích Thủy. Cô gia nhập GS Caltex Seoul KIXX với bản hợp đồng ngắn hạn, kéo dài đến hết mùa này. Được biết, đây là đội bóng nước ngoài thứ 2 trong sự nghiệp Bích Thủy, sau Air Force (Thái Lan).Từ khi có sự góp mặt của nữ phụ công Việt Nam, CLB Caltex Seoul KIXX đã "lột xác", thắng 4 trong 8 trận gần nhất. Chiến thắng trước Hwaseong IBK Altos vào hôm 8.2 cũng có dấu ấn đậm nét của phụ công quê Hà Nội, với 9 điểm ghi được sau 3 ván. Không chỉ tấn công hiệu quả, Bích Thủy còn thể hiện khả năng phòng thủ ấn tượng, góp phần vào chiến thắng 3-0 cách biệt.GS Caltex Seoul KIXX là đội bóng giàu thành tích của bóng chuyền nữ Hàn Quốc, từng 12 lần vô địch giải quốc nội với lần gần nhất vào mùa giải 2020 - 2021. Đội bóng này còn từng 6 lần vô địch KOVO Cup, và đăng quang giải vô địch các CLB châu Á năm 1999.Trên bảng xếp hạng năm nay, GS Caltex Seoul KIXX chưa thể hiện được hết sức mạnh vốn có. Tuy nhiên, đội bóng này vẫn liên tục bám đuổi và thể hiện tham vọng cạnh tranh với các đối thủ mạnh. Nếu duy trì được phong độ thi đấu hiện nay, rất có thể Bích Thủy sẽ được GS Caltex Seoul KIXX giữ lại, và tiếp tục được triệu tập lên đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam nhằm chuẩn bị cho giải vô địch thế giới vào tháng 9, SEA Games 33 vào tháng 12.Khán giả đón xem giải bóng chuyền nữ VĐQG nữ Hàn Quốc trên hệ thống FPT Play tại website https://fptplay.vn, Ứng dụng FPT Play dành cho các thiết bị Smart TV, Smart Phone, FPT Play Box.Cảm xúc từ chuyến về Đồng Tháp
Bức chân dung người phụ nữ đã bị lấp khi Picasso vẽ đè lên, có lẽ là vào năm 1901, để miêu tả người bạn - điêu khắc gia Mateu Fernández de Soto - đang ngồi ở một chiếc bàn, với tông màu xanh lam và xanh lục.Gần 125 năm sau, những phác thảo của bức chân dung đã được Viện Nghệ thuật Courtauld ở London tiết lộ khi họ kiểm tra tác phẩm bằng hình ảnh hồng ngoại và tia X trước một cuộc triển lãm.Barnaby Wright, Phó giám đốc Phòng trưng bày Viện Nghệ thuật Courtauld, giải thích rằng bức chân dung người phụ nữ "hiện ra trước mắt chúng tôi theo đúng nghĩa đen... từng mảnh một" nhờ camera hồng ngoại quét hình ảnh giống như tranh ghép.Mặc dù các chuyên gia "tin chắc rằng có điều gì đó ẩn bên dưới bề mặt bức tranh vì có thể thấy những nét vẽ không thực sự liên quan đến bức chân dung đã hoàn thành, nhưng họ không biết sẽ tìm thấy gì khi bắt đầu quét nó", Wright nói với CNN hôm 10.2.Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về danh tính của người phụ nữ này, mặc dù cô trông giống một số phụ nữ khác mà Picasso đã vẽ ở Paris vào năm 1901, vì có kiểu tóc búi đặc trưng đang thịnh hành ở thủ đô nước Pháp vào thời điểm đó."Cô ấy có thể mãi mãi là một người mẫu ẩn danh, có thể chỉ là một người mẫu cho Picasso… Cô có thể là người yêu, cũng có thể là bạn", Wright nói, đồng thời cho biết thêm rằng họ đang tiến hành xác định danh tính. Picasso mới 19 tuổi khi đến Paris vào năm 1901 nhưng ông đã tìm ra nhiều cách khác nhau để vẽ các chủ đề của mình.Wright cho biết, bằng cách từ bỏ bức chân dung trước đó và vẽ đè lên, Picasso có lẽ "không chỉ thay đổi chủ đề mà còn thay đổi phong cách khi ông phát triển phong cách hội họa Thời kỳ xanh nổi tiếng của mình".Trong Thời kỳ xanh, Picasso sử dụng nhiều màu sắc u ám hơn để khắc họa tác phẩm của mình khi ông rời xa phong cách ấn tượng trước đó. Sự thay đổi này một phần chịu ảnh hưởng từ vụ tự tử của người bạn thân Carlos Casagemas.Hình ảnh chụp X-quang cho thấy Picasso có thể đã vẽ lại bức tranh này tới 3 hoặc 4 lần, một phần vì ông không đủ khả năng mua vật liệu mới nhưng cũng vì "rõ ràng là ông ấy... thích quá trình biến một hình ảnh này thành một hình ảnh khác", Wright cho biết."Ông ấy không quét vôi trắng lên tấm vải trong lúc thay đổi chủ đề để tạo ra một trang giấy trắng. Ông ấy vẽ hình người bạn của mình trực tiếp lên người phụ nữ… Một hình người nổi lên từ hình người kia, biến đổi người này thành người kia", Wright xác nhận.Tuy nhiên, những gì còn lại của bức chân dung người phụ nữ vẫn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Wright cho biết: "Bạn có thể thấy một số dấu vết rất rõ ràng: mắt, tai và tóc của cô ấy".Bức Chân dung Mateu Fernández de Soto của Picasso sẽ được trưng bày tại Phòng trưng bày Viện nghệ thuật Courtauld ở London từ ngày 14.2 - 26.5.
Đinh Y Nhung trải lòng về nỗi đau mất cha mẹ, phải gồng gánh nuôi em trai
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Một trong những người thầy khác luôn theo sát đội bóng Trường ĐH Giao thông vận tải trong các giải bóng đá nói chung, và hiện đang cổ vũ tinh thần các sinh viên rất máu lửa tại giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023 này chính là thầy Phan Quốc Cường. Anh là chuyên viên phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng là cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin của trường.
VNGGames công bố giải vô địch quốc gia đầu tiên của Metal Slug: Awakening
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.