Cái tình người Cai Lậy
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức.Những trường THPT có chỉ tiêu lớp 10 cao nhất TP.HCM
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
Decor nội thất bằng vải canvas, ý tưởng giản đơn - không gian cực phẩm
Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi nghĩ rằng mình không có cha, khác với bạn bè cùng trang lứa. Sau này tôi mới hiểu, "nhắc đến cha là điều cấm kỵ, vì cha là Việt Minh tham gia kháng chiến chống thực dân và đi tập kết ở miền Bắc".Mẹ tôi luôn dặn dò các con như vậy! Tôi cứ nghĩ tại sao cha là Việt Minh chống thực dân, mà lại không được nhắc đến; cũng như ông cố tổ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân của chúng tôi - một chiến sĩ yêu nước kiên cường chống thực dân, người bị thực dân chặt đầu, mà sau này dưới ách thực dân và chính quyền tay sai, gia đình nội của mẹ tôi mỗi lần đi thăm mộ phải lén lút trong đêm?!Tôi còn nhớ rõ như in, sau khi tiễn cha đi tập kết, được hơn một năm, trong một đêm vắng lặng bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Sáng hôm sau, mới biết có người bị lính phục kích bắn chết ngay phía sau nhà. Hai ngày sau đó, mới có người đến khiêng xác đi mai táng. Nhìn người chết được khiêng trên võng, mẹ tôi nghẹn ngào nói "người đàng mình đó con…".Tuổi thơ của tôi bị dày xéo bởi những cảnh đau thương như vậy! Trong một dịp xem phim tài liệu, được nghe phát biểu của đồng chí Mai Chí Thọ (là một trong những người lãnh đạo vùng Nam bộ lúc bấy giờ) nói về cảnh tàn sát của đế quốc và chính quyền tay sai, sau Hiệp định Genève 1954. "Mười người chết bảy còn ba, chết hai còn một, mới ra thái bình…". Chúng ta mới có thể hình tượng lại sự đau thương đến tột cùng của đồng bào miền Nam lúc bấy giờ.Ghi lại những ký ức này, tôi bày tỏ sự khởi đầu nhận thức cũng như tình cảm yêu nước của tôi. Đơn giản là chưa lý giải được căn nguyên và nguồn gốc cuộc đấu tranh trường kỳ để giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân ta, mà sau này khi bước vào tuổi trưởng thành, tôi mới thấu hiểu...Cũng như bao chiến sĩ Quân giải phóng trên chiến trường miền Đông Nam bộ, tôi đã trực tiếp chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước.Tôi nhớ mãi lời động viên đầy tâm huyết của đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Phải có cặp mắt nhìn xuyên qua ác liệt thì mới thấy được thắng lợi. Các chiến sĩ của chúng ta ở thời điểm đó, quả thật đã thể hiện xứng đáng quyết tâm, ý chí, lòng dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.Trong dịp được tham gia làm bộ phim tài liệu Nhớ về Sài Gòn Mậu Thân 1968, tôi có phát biểu về ý nghĩa thắng lợi của sự kiện lịch sử này. "Tôi nghĩ không có một chiến thắng nào mà không trải qua ác liệt, hy sinh. Mậu Thân 1968 là một trong những điển hình đó, cái chúng ta được lớn nhất cần ghi nhận đầy đủ chính là vấn đề chiến lược…, để tiến tới sự kiện lịch sử - đại thắng mùa xuân 30.4.1975".Nhìn lại lịch sử từ sau Mậu Thân 1968 đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn 30.4.1975, chúng ta càng thấy Đảng ta đã thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chiến lược của Bác Hồ về công cuộc bảo vệ độc lập, tự do, hạnh phúc, thống nhất non sông.Ghi lại những dòng này, tôi bày tỏ những cảm xúc thể hiện khát vọng của một thanh, thiếu niên, một chiến sĩ trước vận mệnh của sự nghiệp giải phóng dân tộc… đã trải qua những thăng trầm, những thời điểm lịch sử của cuộc kháng chiến thống nhất non sông của nhân dân ta mà tôi đã được tham gia. Với cách nhìn, sự hiểu biết của tôi trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.Thắng lợi của cuộc kháng chiến thống nhất non sông của nhân dân ta mà đỉnh cao có tính quyết định là đại thắng mùa xuân 1975 có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta định ra chủ trương, đường lối đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hòa bình.Song các thế lực thù địch, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn với mưu đồ chiến lược của riêng họ đã hậu thuẫn, chỉ đạo bọn phản động Pol Pot tiến hành chiến tranh xâm lược trên biên giới Tây Nam của đất nước ta. Và thất bại trong chiến lược này, chúng không ngần ngại mở cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc. Với chiêu bài láo xược "dạy cho Việt Nam một bài học".Có mặt vào thời điểm lịch sử trên chiến trường biên giới phía Bắc của Tổ quốc, tôi đã tận mắt nhìn rõ tội ác của quân xâm lược, và lòng căm thù của đồng bào ta, đặc biệt là đồng bào dân tộc, đã nghèo khó, lại bị giặc đốt phá nhà cửa gây biết bao đau thương, tang tóc…Đất nước ta đã trải qua cuộc đấu tranh trường kỳ chống xâm lược. Ước vọng lớn nhất của mỗi chúng ta là giữ gìn hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.Tôi và gia đình cũng như bao đồng đội khác tin tưởng chắc chắn rằng: Không cách nào khác, Đảng ta phải kiên trì đường lối đổi mới, chủ động, sáng tạo phù hợp với quy luật khách quan, thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển tất yếu của thời đại; nhằm đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Tạo dựng vị thế Việt Nam ngày càng rộng lớn trong cộng đồng quốc tế, khu vực và đặc biệt là các nước láng giềng.Nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị của nhau, cùng có lợi, là phương sách để giữ gìn hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước bền vững, thịnh vượng sau bao năm trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Mỗi chúng ta không được lãng quên con đường đầy hy sinh mất mát để cả dân tộc được hưởng hòa bình, ổn định, xây dựng đất nước phát triển như ngày hôm nay. Tất cả người dân Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài, trăm triệu người như một đang chuẩn bị hành trang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Với những chủ trương, quyết sách mang tính đột phá: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp; tinh gọn bộ máy; tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, tiếp tục chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực… cùng nhiều chủ trương lớn đồng bộ để đất nước ta có thể bay bổng, bay xa trong một thế giới đầy triển vọng nhưng cũng nhiều thách thức với đích đến sánh vai với các cường quốc năm châu…Đó chính là khát vọng, là niềm tin làm sâu sắc thêm niềm tự hào dân tộc về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như đại thắng mùa xuân năm 1975.* Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó trưởng ban, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Thời trang đời thường tựa nàng thơ của nàng hậu Huỳnh Trần Ý Nhi
Thông tin được ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ phát triển nhà xã hội, chiều 6.3. Đại diện Vingroup khẳng định "quyết tâm thực hiện mục tiêu" xây dựng 500.000 căn nhà xã hội từ nay đến 2030.Tập đoàn này cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư. Đồng thời, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song, như cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… Vì nếu làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính.Còn theo đại diện Tổng công ty Viglacera, doanh nghiệp đang thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội với số căn hộ là 17.200, đã bàn giao cho Hà Nội 5.500 căn đi vào sử dụng.Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), cho biết cuối năm 2024, UDIC đã khởi công các dự án nhà ở xã hội như Khu đô thị mới Hạ Đình (H.Thanh Trì, Hà Nội) với tiến độ rút ngắn còn 24 tháng thay vì 36 tháng theo kế hoạch. Đáng chú ý, theo UDIC, thực tiễn triển khai cho thấy nhiều vướng mắc về quỹ đất và thời gian phê duyệt dự án kéo dài. Bên cạnh đó, chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận không quá 10%, không đảm bảo do vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động...Đại diện UDIC kiến nghị sớm ban hành chính sách về thí điểm giao đất không qua đấu thầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có đủ kinh nghiệm đầu tư.Đại điện Công ty CP địa ốc Kim Oanh cho biết, ngoài các dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp này cũng triển khai nhà ở thương mại giá hợp lý (950 triệu - 1,6 tỉ đồng/căn với 1 - 2 phòng ngủ). Với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển 40.000 căn từ nay đến năm 2028. Đặc biệt, đại diện công ty cũng dẫn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mở rộng diện tích và phân khúc. Như Singapore xây nhà ở xã hội 3 - 4 phòng ngủ, phù hợp gia đình đa thế hệ, phân loại theo thu nhập."Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu. Tuy nhiên, thách thức lớn là giải ngân vốn vay. Nhiều dự án của chúng tôi hoàn thiện sớm nhưng ngân hàng chậm giải ngân, gây lãng phí và khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua", đại diện Công ty Kim Oanh kiến nghị.Đại diện Tập đoàn Hoàng Quân cho hay đã đăng ký thực hiện 50.000 sản phẩm căn hộ nhà ở xã hội từ năm 2022 đến năm 2030. Tính đến nay, công ty đã triển khai xây dựng chuỗi 24 dự án nhà ở xã hội với hơn 35.000 căn.Hoàng Quân và nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị cần có Ban chỉ đạo quốc gia về nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp. Đặc biệt, chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỉ đồng, các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.