Ô tô điện VinFast VF5 Plus bỏ số P, liệu có nguy hiểm?
Đến hơn 11 giờ ngày 21.3, lực lượng Công an tỉnh Vĩnh Long vẫn đang phối hợp Công an TT.Long Hồ (H.Long Hồ) điều tra nguyên nhân vụ việc 2 người tử vong trong căn nhà thuê.Thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, cháu của 2 người tử vong nói trên đến căn nhà hai người này thuê nằm ven QL53 (thuộc khóm 5, TT.Long Hồ), gọi nhưng không thấy ai trả lời.Nhìn qua cửa, người cháu phát hiện 2 người thân nằm bất động. Nghi có chuyện chẳng lành, người này liền trình báo công an.Lực lượng công đến nơi, phá khóa vào (cửa khóa bên trong), phát hiện 2 người đã tử vong nên tiến hành phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc.Theo đó, 2 người tử vong được xác định là ông L.C.T (65 tuổi) và bà H.T.N (64 tuổi, cùng ngụ xã Long Mỹ, H.Mang Thít, Vĩnh Long). Một số người cho biết, vợ chồng ông T. và bà N. đến đây thuê trọ khoảng 2 năm nay, sống bằng nghề buôn bán quần áo. Bà N. mắc bệnh nặng.Vụ hai vợ chồng tử vong đang được công an điều tra làm rõ.Crossfire Legends: Khóa tài khoản để giúp game thủ 'nghỉ ngơi'
Chuối, vả rừng cho đến gà, ngan... được những phụ nữ Vân Kiều sinh sống tại H.Hướng Hóa (Quảng Trị) cho vào chiếc gùi rồi vượt hàng chục cây số ra tập trung bán tại chợ tết Khe Sanh những ngày cuối năm.Đây đều là những sản vật được họ nuôi trồng suốt một thời gian dài để kịp đưa ra bán ở chợ tết, kiếm thu nhập để sắm sửa áo quần, bánh kẹo đón tết.Bà Hồ Thị Năm (trú tại xã Hướng Phùng) thức dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị hàng hóa cho vào gùi, rồi vượt hơn 20 km theo tuyến QL14 để ra đến trung tâm TT.Khe Sanh."Hôm nay tôi bán lá chuối, dây lạt để người ta mua về gói bánh, bên kia thì con trai đang bán gà. Bán hết số này là chúng tôi có tiền để vào chợ mua bánh kẹo, áo quần ăn tết", bà Năm nói.Chợ Khe Sanh là khu chợ có quy mô lớn nhất tại H.Hướng Hóa. Đây cũng là nơi được bà con dân tộc thiểu số chọn làm nơi trao đổi hàng hóa, mua sắm mỗi dịp tết.
Trang sức nhiệt độ gây 'choáng' sàn diễn và thu hút tín đồ sành điệu
Đến 7 giờ sáng, nhiều người khá bất ngờ khi thấy trời nhiều mây đen, nắng sáng yếu hơn những ngày trước. Thậm chí, một số nơi ở TP.Thủ Đức còn có mưa lất phất. Chị Nguyên Minh, cho biết: "Sáng nay, tôi có việc ra đường sớm. Khi đang di chuyển trên đường thì bất ngờ thấy mưa nhẹ, thời điểm khoảng 6 giờ 45 phút. Trời đang nắng nóng gay gắt nhưng không hiểu vì sao lại xuất hiện hiện tượng thời tiết bất thường như vậy?".
Sáng 11.3, Quân khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp tổ chức hội thảo "Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm" tại TT.Ba Tơ (H.Ba Tơ, Quảng Ngãi) với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, lãnh đạo các cấp... Đây là một trong các hoạt động kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945 - 11.3.2025).Các tham luận tại hội thảo đã phân tích nhiều khía cạnh về nghệ thuật quân sự, thế trận lòng dân và lòng dũng cảm, chớp thời cơ từ bối cảnh lịch sử làm nên cuộc khởi nghĩa vang dội của Đội du kích Ba Tơ và nhân dân.Theo thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, cuối năm 1941, khu căng "an trí" Ba Tơ có hơn 50 tù chính trị. Đầu năm 1942, Chi bộ căng "an trí" Ba Tơ ra đời và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vang dội đã thắng lợi. Đội du kích Ba Tơ khẳng định giá trị cốt lõi của cách mạng Việt Nam, đó là gắn bó mật thiết giữa Đảng, quân đội và nhân dân.Theo tham luận của thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng), những người tù chính trị tại căng "an trí" Ba Tơ tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhưng đã nhạy bén nắm bắt thời cơ, bối cảnh lịch sử để khởi nghĩa thành công. Đêm 9.3.1945, hội nghị Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã phân tích, đánh giá tình hình, đưa ra các quyết định quan trọng, cấp bách. Chính việc nắm bắt thời cơ cùng sự quyết đoán đã đưa cuộc khởi nghĩa thành công, không đổ máu đội ngũ cách mạng và nhân dân vào chiều 11.3.1945. Khởi nghĩa Ba Tơ là khởi nghĩa đầu tiên giành thắng lợi khu vực Nam Trung bộ. Ngày 12.3.1945, Đội du kích Ba Tơ được thành lập, nòng cốt có 28 người, cũng trở thành đội du kích đầu tiên của Nam Trung bộ.Phát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết sự ra đời của du kích Ba Tơ, tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng ở Nam Trung bộ, là tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.Nhắc lại đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Bùi Thị Quỳnh Vân nói về Đội du kích Ba Tơ: Đó là những người với phẩm chất chính trị cao, tài năng tổ chức và hành động giỏi… đã chỉ huy tác chiến ở hầu hết các mặt trận miền Nam Trung bộ từ những ngày cách mạng tháng Tám đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Tham luận của thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định vai trò to lớn của đồng bào Hrê ở Ba Tơ, dù khó khăn gian khổ vẫn đứng về phía cách mạng, làm nên thành công cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ. Theo thiếu tướng Hải, vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng đã thúc đẩy ý thức đoàn kết dân tộc, đó là một yếu tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Các tham luận khác cũng đánh giá đóng góp của nhân dân trong cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ rất to lớn: Đó là đóng góp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để nuôi dưỡng Đội du kích Ba Tơ, tham gia chế tạo vũ khí thô sơ, gia nhập lực lượng du kích… Sự tham gia đó là nhân tố quyết định tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa. Đó là "thế trận lòng dân" trong Khởi nghĩa Ba Tơ, khẳng định sức mạnh của cách mạng nằm ở nhân dân.
Tỉ phú cây kiểng miền Tây
Ngày cuối năm 2024, ca sĩ Minh Hào (tên thật Nguyễn Minh Hậu, 25 tuổi) vượt hơn 300 km từ quê Ninh Thuận vào TP.HCM "chạy show". Hôm nay, Hào được KTS Phạm Thanh Truyền – GĐ công ty Cát Mộc Group mời đến hát trong tiệc sinh nhật của ông. Mến mộ giọng hát và nghị lực của Hào, KTS Truyền tặng anh chiếc xe lăn điện để tiện di chuyển. "Hy vọng Hào có thể tự đi từ nhà đến phòng trà ca hát", KTS Truyền nói."Sau đây là giọng hát của ca sĩ Minh Hào!". Giọng MC vừa dứt, Hào được anh tài xế đi cùng bế lên sân khấu. Khán phòng lặng yên và bà Tô Thị Tuyết (57 tuổi - mẹ Hào) mắt ngân ngấn nước, nói: "Có ai ngờ con tui được như bây giờ". Minh Hào là con út trong gia đình có 3 anh em. Khuyết tật bẩm sinh, Hào không đến trường như bạn bè đồng trang lứa. Anh được ba mẹ dạy chữ ở nhà nên có thể đọc thành thạo. Tay yếu nên không thể cầm nắm được gì, mọi sinh hoạt đến nay vẫn phụ thuộc người thân. Hào ít ra ngoài, thế giới của anh là người thân và bạn bè ở xóm quê. Gần 20 tuổi, "tương lai" là điều Hào chưa từng nghĩ tới. Nhưng cũng từ thời điểm đó, Hào biết có ứng dụng thu âm bài hát trên điện thoại và bắt đầu tự sản xuất ra những sản phẩm âm nhạc kiểu "cây nhà lá vườn". Nhờ mạng xã hội, Hào biết đến các hội nhóm yêu ca hát. Thấy mọi người đăng bài hát của mình lên, Hào cũng làm theo, rồi từ đó kết nối với nhiều người cùng sở thích.Đầu năm 2020, duyên lành đưa giọng hát của Hào lọt tai ông Nguyễn Văn Hải (65 tuổi, ở TP.Biên Hoà, Đồng Nai) - thời trẻ từng là nhạc công. "Chàng trai trẻ, mới ngoài 20 tuổi nhưng có chất giọng rất đặc biệt, nghe như ngoài 50", ông Hải bồi hồi kể. Từ việc để lại những bình luận khen ngợi, góp ý và chỉnh những lỗi sai trong các bài hát, ông Hải được Hào xem là người thầy của mình khi nào không hay. Nhưng trò chuyện một thời gian ông Hải mới biết Hào khuyết tật. Thấy Hào còn rụt rè, có vẻ không muốn để người lạ biết tình trạng của mình, ông động viên, khuyên Hào nên "bước ra". "Con không nên chỉ mãi ở nhà hoài như vây, con hãy thử ra một phòng trà gần nhà và hát nhạc sống cùng ban nhạc", Hào nhớ lại lời khuyên của người bạn trạc tuổi ba mẹ mình năm ấy. Mãi đến 2 năm sau, ông Hải tìm trên mạng địa chỉ một phòng trà gần nhà, khuyên Hào đến "hát nhạc sống cho vui". Ông cũng chưa từng nghĩ việc làm đó của mình là cột mốc quan trọng đầu tiên để giọng hát của Hào được nhiều người biết đến như hôm nay. Mê ca nhạc, nên khi con trai ngỏ lời, ba của Hào đồng ý chở con đi. 1 tuần, 2 tuần, rồi vài tháng… Hào dạn dĩ hơn và dường như thoát khỏi vỏ ốc của chính mình bao năm. Những video của Hào hát được phòng trà chia sẻ lên mạng xã hội thu về hàng triệu lượt xem. Minh Hào được một bộ phận người yêu nhạc ở Việt Nam biết đến bởi sự tình cờ như thế.Nhiều người mến mộ giọng ca và nghị lực của Hào mời anh đi các nơi biểu diễn. Từ Nha Trang lên Đắk Lắk rồi vào TP.HCM… Mỗi lần đi diễn, ba mẹ Hào người theo để bồng bế, người theo để lo chuyện quần áo, ăn uống. "Nhờ được đi hát, em mới có cơ hội dẫn ba mẹ đi đây đi đó và thưởng thức những món ngon vùng miền. Đó là điều trước đây em chưa từng dám nghĩ tới", chàng trai nói.Còn ông Hải cho Hào những lời khuyên hữu ích về cách chọn bài hát khi đi diễn. Ông cho biết, Hào có chất giọng đặc biệt, nhưng với thể trạng yếu nên hợp với những bài tông trầm, chậm. Có những bài Hào thích nhưng tông cao, tiết tấu nhanh nên khi hát khó bắt hơi. Năm ngoái, khi Hào bắt đầu được nhiều người biết đến hơn, những lần đi tỉnh hát kéo dài cả tuần khi ba anh đột ngột qua đời. Giờ đây, mỗi lần đi xa, người tài xế thay ba bồng bế Hào di chuyển lên xuống xe, sân khấu...Xuân Ất Tỵ 2025 với chàng ca sĩ là một mùa xuân đặc biệt. Là mùa xuân không còn ba bồng bế nhưng nhờ chiếc xe lăn điện anh có thể tự đi cà phê đầu năm với bạn. Là mùa xuân mà khi kiếm được tiền bằng sức lao động của mình, Hào đưa hết cho mẹ để sửa soạn cho gia đình ngày tết. Là mùa mùa xuân đầu tiên anh được nhóm bạn của KTS hỗ trợ chi phí để ra mắt MV ca nhạc...Trong không khí đầu xuân năm mới, khi càng ngày càng được nhiều người biết đến, Hào lại nhắc nhiều hơn về ông Hải - người thầy "trên mạng" đã giúp đỡ và đồng hành cùng anh trong sự nghiệp ca hát mấy năm qua.Ngược lại, mấy năm qua, ông Hải xem Hào như một người bạn vong niên. "Tiếng hát của Hào được nhiều người biết đến, tất cả đều là do bản thân Minh Hào cố gắng", ông Hải nói.Bên cạnh việc đi hát, Hào còn kiếm được tiền thông qua việc đăng tải những bài hát của mình lên kênh Youtube cá nhân Minh Hào Boston với hơn 32.000 lượt đăng ký."Em nghĩ, ca sĩ là phải chuyên nghiệp nên thấy mình chưa xứng với danh xưng đó. Trưởng thành từ những quán cà phê hát cho nhau nghe như quán Đất Việt, Ngô Đồng... (TP.HCM) và chương trình Ngọc trong tim nên sắp tới, em muốn tiếp tục gắn bó với các anh chị ở đó để phục vụ người yêu nhạc", Hào nói. Giờ đây, Hào đã là một chàng thanh niên tự tin. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người nổi tiếng, Hào không có cảm giác mặc cảm, rụt rè. Với anh, người nổi tiếng không phải là một cái bóng để bản thân thấy mình nhỏ bé trước họ, mà nghĩ rằng nhờ được gặp họ anh mới học hỏi được nhiều điều hay, về chuyên môn âm nhạc và cả phong cách sống. Cũng vì thế, Hào rất thích tham gia những chương trình thiện nguyện để trả ơn cuộc đời. Trả ơn gia đình, thầy Hải, khán giả mến mộ... "Nhờ vậy mà dù em không được hình hài tròn vẹn như mọi người, nhưng vẫn thấy cuộc đời quá nhiều yêu thương", chàng trai nói.