Úc tăng yêu cầu tối thiểu về tài chính với du học sinh
nghe buồn nhịp chân bơ vơ"Thăng quân hàm cho hai Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Như một thói quen, chị Tâm Anh, trưởng phòng đối ngoại của công ty xuất nhập khẩu ở HCM, thường chi tiêu vài chục tới cả trăm triệu đồng cho những ngày cận tết. Chị Tâm Anh chia sẻ: "Yêu cầu công việc cũng đòi hỏi mình phải chi tiêu khá nhiều cho những dịp lễ tết. Sắm sửa riêng cho gia đình cũng dành một khoản tương đối. Người Việt mà, cả năm tiết kiệm cũng chỉ dành cho những ngày này", chị Tâm Anh cười chia sẻ.Khác với chị Tâm Anh, bạn Linh mới khởi nghiệp trong ngành bao bì in ấn cho biết: "Là chủ doanh nghiệp nên mình hầu như rất bận, nhất là ngành bao bì dịp đầu năm thì đầu tắt mặt tối luôn. Chính vì vậy tết đối với mình chính là khoảng thời gian "healing" chữa lành cho bản thân, dành thời gian đi du lịch với gia đình bạn bè".Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy riêng dịp tết 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng đến 8,1% so với năm 2023, tổng mức bán lẻ vượt hơn 1 triệu tỉ đồng. Các nhóm hàng được người Việt chi mua mạnh tay nhất vào dịp tết có thể kể đến là dịch vụ lữ hành (tăng 60%), đồ dùng nhà cửa (tăng 22,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 18,4%),…Điều này cũng dễ hiểu vì theo quan niệm của người châu Á, dịp tết cổ truyền việc chi tiêu còn là tín hiệu may mắn cho dòng tiền lưu thông cả năm. Nhiều bạn trẻ còn kháo nhau tết đến thành công là không ngừng… quẹt thẻ.Xu hướng nào cũng có hai mặt, niềm vui nào cũng phải trả giá nếu chúng ta vung tay quá trán mà không làm "chủ" chiếc thẻ của chính mình. Thấu hiểu tâm lý này, ACB đưa đến giải pháp "tiền tươi thóc thật" lì xì trực tiếp vào thẻ của khách hàng giúp chi tiêu hiệu quả, mua sắm thông minh cho khách hàng dịp tết đến xuân về.Bí quyết nằm ở chương trình "Quẹt thẻ, tiền tài tới" mà ACB vừa triển khai cho dịp tết 2025. Theo đó, cứ mỗi giao dịch chi tiêu trị giá 3 triệu đồng, bạn sẽ hoàn 68.000 đồng. Số lần hoàn toàn tối đa 10 lần, có nghĩa bạn sẽ được hoàn đến 680.000 đồng một con số không hề nhỏ. Mỗi lần quẹt thẻ đều mang đến niềm vui, bạn có thể tận hưởng tết một cách trọn vẹn bên cạnh gia đình và bạn bè.Bên cạnh đó, hiện ACB còn có nhiều chương trình ưu đãi nổi bật, tập trung vào các lĩnh vực như thời trang, ẩm thực, du lịch và mua sắm trực tuyến, để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng trong dịp lễ hội. Đối với chủ thẻ tín dụng mở mới trên ứng dụng ACB ONE, luôn nhận được ưu đãi miễn phí thường niên năm đầu tiên và gói quà tặng chào mừng e-voucher 1 triệu đồng tại UrBox hoặc các siêu thị lớn như Winmart, Co.opMart, BigC, Bách Hóa Xanh. Chủ thẻ tín dụng dễ dàng trả góp 0% tại Apple Store Online, Samsung; Giảm 500.000 đồng và trả góp 0% khi mua sắm hàng công nghệ điện tử tại hệ thống cửa hàng CellphoneS; Giảm 50.000 đồng mỗi ngày khi mua sắm trên Shopee; Giảm đến 40.000 đồng khi đi Grab, 30.000 đồng mỗi ngày khi đi Xanh SM; Hoàn tiền lên đến 500.000 đồng khi mua sắm tại Uniqlo hay giảm 20% (tối đa 900.000 đồng) khi đặt phòng khách sạn trên Agoda…Dịp tết không chỉ là thời điểm để mua sắm mà còn là cơ hội để khách hàng trải nghiệm sự tiện lợi và hiện đại của các sản phẩm tài chính. Với loạt ưu đãi hấp dẫn, ACB không chỉ mang đến giá trị kinh tế mà còn góp phần gắn kết khách hàng trong không khí vui tươi của năm mới.Đặc biệt, toàn bộ lì xì sẽ được tặng vào tài khoản thẻ của khách hàng vào Ngày Thần Tài 7.2.2025 (mùng 10 Tết Âm lịch). Thấu hiểu văn hóa Việt Nam với tục lệ xin lộc may ngày Thần Tài, ACB mong muốn gửi gắm những tín hiệu may mắn và niềm mong ước về một năm sung túc, phát tài phát lộc cho Khách hàng dịp đầu xuân năm mới.Trước đó, ACB đã không bỏ lỡ thời khắc giao thừa đầy hy vọng để lì xì năm mới hàng triệu Khách hàng với lời chúc "Tết Tiền Tài Tới - Đại cash, đại lộc", gửi gắm niềm mong ước cho một năm kinh tế lộc phát tròn đầy.(*) Để tìm hiểu chi tiết về chương trình, khách hàng vui lòng truy cập Tiền Tài Tới hoặc đến các Chi nhánh/ Phòng giao dịch ACB gần nhất hoặc Contact Center 24/7: 028 38 247 247.
Showbiz 20.1: Trần Tiến nhắc điều dang dở của Trịnh Công Sơn, Văn Anh thắng 'Én vàng'
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.
Về phía cung, mọi sự chú ý hướng vào cuộc họp về sản lượng sắp tới của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Trên Reuters, nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo nhận xét, với giá dầu Brent dao động dưới mốc 90 USD/thùng - mức giá mà cả Ả Rập Xê Út và nhiều nước khác âm thầm nhắm đến - cuộc họp của OPEC+ sắp tới có thể sẽ tiếp tục gia hạn việc cắt giảm sản lượng như lâu nay. Từ cuối năm 2022, OPEC+ nâng tổng mức cắt giảm lên khoảng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 6% nhu cầu hằng ngày của thế giới.
Mắc bệnh lạ, cô gái có ngoại hình giống như bà lão
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...