Nhiều địa phương công bố thưởng tết, mức cao kỷ lục gần 5,7 tỉ đồng
Hưởng ứng tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trường đại học Tôn Đức Thắng đã chủ động rà soát, xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược này chính là đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh - những đơn vị tiên phong, đóng vai trò nòng cốt trong hệ sinh thái nghiên cứu khoa học của Trường.Trường đại học Tôn Đức Thắng đã công bố thành lập 5 nhóm nghiên cứu mạnh, gồm: Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến thuộc Khoa Điện - Điện tử, Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững thuộc Khoa Khoa học ứng dụng, Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa thuộc Khoa Toán - Thống kê, Phòng nghiên cứu Cơ học vật liệu và Kết cấu tiên tiến và Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học thuộc Viện Công nghệ tiên tiến.Phát biểu tại Lễ công bố, TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng TDTU cho biết: "Sự ra đời của các nhóm nghiên cứu mạnh hôm nay không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của nhà trường, mà còn khẳng định cam kết đầu tư bài bản, có chiều sâu để xây dựng nền tảng nghiên cứu vững chắc, tiệm cận trình độ quốc tế". Đồng thời: "Các nhóm nghiên cứu mạnh không chỉ là nơi hội tụ của các giảng viên, nghiên cứu viên xuất sắc trong Trường mà còn là điểm kết nối với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Sự kết hợp giữa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ giảng viên nội bộ và các chuyên gia quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ", TS Trần Trọng Đạo khẳng định.Nhóm nghiên cứu mạnh được thành lập tập trung vào những hướng nghiên cứu trọng điểm, phục vụ các ngành công nghệ chiến lược của đất nước. Đây là các nhóm nghiên cứu liên ngành, hình thành từ 22 nhóm/phòng nghiên cứu hiện có của Trường với năng lực nghiên cứu nổi trội, được dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.5 nhóm nghiên cứu mạnh của TDTU quy tụ các nhà khoa học uy tín, có năng lực nghiên cứu nổi bật, dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành như: 1. Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến (Advanced Intelligent Technology Research Group-AITECH).Trưởng nhóm: PGS-TS Nguyễn Nhật Tân 2. Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững (Group of Applied Research in Advanced Materials for Sustainable Development - FASAM) Trưởng nhóm: PGS-TS Ngô Thị Tường Châu 3. Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa (Analytical and Algebraic Methods in Optimization Research Group - AAMO).Trưởng nhóm: GS-TSK Phan Quốc Khánh4. Phòng nghiên cứu Cơ học Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến (Mechanics of Advanced Materials and Structures - MAMS).Trưởng nhóm: GS-TSKH Phạm Đức Chính 5. Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học (Laboratory of Biophysics - BP).Trưởng nhóm: TS Ngô Sơn TùngCa sĩ Thu Hằng: Quyết đi làm bồi bàn, rửa bát thuê vì bị trách không thương bố
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.
Những lý do nên cập nhật phần mềm cho iPhone
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên sáng 9.1 tại nhà riêng, HLV Kim Sang-sik đã bật mí nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến sở thích cá nhân.Nhà cầm quân người Hàn Quốc tiết lộ, ông là fan của M.U - đội bóng giàu thành tích bậc nhất nước Anh. Nhưng, cái duyên của ông Kim với M.U cũng tình cờ. "Tôi thích M.U, bởi người anh em Park Ji-sung mà tôi rất quý mến từng khoác áo đội bóng này", HLV Kim Sang-sik khẳng định. Ông Kim có tình bạn đặc biệt với Park Ji-sung, khi cả hai từng chơi tại K-League và khoác áo đội tuyển Hàn Quốc. Mùa 2022, Park Ji-sung được bổ nhiệm làm giám đốc kỹ thuật CLB Jeonbuk Hyundai Motors, nơi ông Kim làm HLV trưởng. Tuy nhiên, cả hai đã không thể giúp Jeonbuk thành công. Mùa 2023, HLV Kim Sang-sik rời ghế nóng, còn Park Ji-sung vẫn ở lại chèo lái đội cựu vương K-League.Ngôi sao mà HLV Kim Sang-sik thích nhất là Zinedine Zidane. Còn về hình mẫu huấn luyện, ông Kim chọn Sir Alex Ferguson, nhà cầm quân huyền thoại của "Quỷ đỏ". Trước khi sang Việt Nam, HLV Kim Sang-sik có sự nghiệp cầu thủ huy hoàng khi cùng Jeonbuk vô địch K-League và AFC Champions League. Sau khi giải nghệ, ông giữ vai trò trợ lý, rồi lên làm HLV trưởng ở mùa giải 2021. Ông Kim được truyền thông Hàn Quốc mô tả là "chuyên gia chiến thắng". Chỉ 7 tháng huấn luyện đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik cũng chinh phục thành công AFF Cup 2024. Tuy nhiên, ông Kim không cho rằng đây là thành công của riêng mình. "Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cùng lãnh đạo cơ quan ban ngành đã tạo điều kiện cho tôi có mặt tại đây, hỗ trợ tôi rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ ở đội tuyển Việt Nam.Tôi cũng cảm ơn các ban bệ hậu cần đã giúp đội từ những việc như đặt vé máy bay, xếp khách sạn ăn ở. Tôi luôn biết ơn những gì họ đã làm cho tôi và đội tuyển Việt Nam. Nhiệm vụ của đội tuyển Việt Nam là thi đấu tốt trên sân, còn những việc bên ngoài, đã có những đóng góp thầm lặng của VFF. Họ đã nỗ lực rất nhiều để làm nên chức vô địch này". Báo Thanh Niên hỏi HLV Kim Sang-sik: "Nếu có thể mô tả bản thân mình bằng 3 từ, ông sẽ chọn từ gì?".Ông Kim đáp lời: "Trước tiên là 'hổ'. Tôi muốn là HLV đáng sợ để nghiêm khắc với các cầu thủ. Thứ hai là 'biến hóa', luôn thay đổi bản thân để tốt hơn. Thứ ba là 'tự tin', sau giải đấu thành công, tôi càng phải tự tin để giúp bóng đá Việt Nam trở nên tốt hơn nữa". HLV Kim Sang-sik cũng thừa nhận chịu áp lực từ thành công vang dội của người tiền nhiệm Park Hang-seo. "Quá khó để thành công được như ông Park với bóng đá Việt Nam", ông Kim nhấn mạnh. "Nhưng tôi sẽ cố gắng. Mong người hâm mộ cũng yêu mến và ủng hộ tôi như đã làm với ông Park". Bên cạnh mong muốn đưa gia đình sang Việt Nam ăn Tết, ông Kim muốn dành trọn vẹn những ngày tới để nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. "Tôi nhớ nhà, có lúc cô đơn, may mắn là ở đây tôi cũng có những người bạn Hàn Quốc đồng hành", HLV Kim Sang-sik bày tỏ. "Tình yêu bóng đá của người Việt Nam đã giúp tôi có thêm động lực". HLV Kim Sang-sik khẳng định, ông sẽ chăm chỉ đến sân tìm nhân tố mới và AFF Cup 2024 sẽ chỉ là chặng khởi đầu cho chuyến hành trình ông sẽ cùng học trò bước qua.
Bún thang - tinh hoa ẩm thực của Hà Nội
Đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội dẫn đầu bảng C sau hai lượt đấu tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), sau chiến thắng trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (2-0) cùng trận hòa 0-0 trước Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.Tuy nhiên, chưa thể nói màn thể hiện của đại diện miền Bắc là mãn nhãn. Thầy trò HLV Phạm Minh thắng trận gặp Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai nhờ sai lầm khó tin của đối thủ trong những giây cuối cùng. Sau đó ở trận gặp Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Văn Duy cùng đồng đội dù được đánh giá cao hơn về kinh nghiệm lẫn con người, nhưng không thể tạo ra thế trận lấn lướt, thậm chí bị... ép ngược trong những phút cuối và suýt nữa thua trận.Với vị thế ứng viên vô địch, hiển nhiên người hâm mộ chờ đợi nhiều hơn ở Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Dù rằng "đường dài mới biết ngựa hay", song ngay từ lúc này, đội bóng đến từ thủ đô cần khẳng định sức mạnh, trước mắt là ở trận gặp Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM lúc 15 giờ 30 hôm nay (9.3), rồi mới tính đến vòng tứ kết.Với 3 điểm sau 2 trận cùng vị trí thứ ba, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã ở rất gần tứ kết. Dù vậy, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà có lẽ còn nhắm tới tham vọng lớn hơn thế: thắng Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội để có cơ hội đoạt ngôi đầu. Sau cú ngã trước Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở trận ra quân, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã xốc lại tinh thần khi hạ đương kim hạng ba Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai ở lượt đấu thứ hai. Lối đá chặt chẽ và phản công hiệu quả từng giúp đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đánh bại đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã trở lại. Nếu chơi đúng sức, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có thể lấy ít nhất 1 điểm. Chờ xem khi đã vào phom, đại diện miền Nam có thể làm được gì!