$639
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vn68. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vn68.Hãng RIA dẫn lời Giám đốc điều hành (CEO) của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho hay cuộc đối thoại cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Riyadh (Ả Rập Xê Út) vào ngày 18.2 nhằm tìm cách chấm dứt chiến sự tại Ukraine đã diễn ra "tích cực".Ông Dmitriev là thành viên phái đoàn Nga tham dự cuộc đối thoại. Phái đoàn phía Mỹ có Ngoại trưởng Marco Rubio và Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz, còn phía Nga có Ngoại trưởng Sergei Lavrov và trợ lý Yury Ushakov của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Ông Ushakov cho hay cuộc đối thoại diễn ra trong 4 giờ rưỡi đã kết thúc tốt đẹp. Theo đó, 2 bên đã thảo luận về các điều khoản cho một cuộc gặp trong tương lai giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.Theo ông Ushakov, chưa có ngày cụ thể cho cuộc gặp thượng đỉnh, nhưng cuộc gặp đó khó có khả năng diễn ra trong tuần tới. Ông cho biết các nhà đàm phán Nga và Mỹ thuộc những nhóm khác nhau sẽ bắt đầu liên lạc về vấn đề Ukraine vào thời điểm thích hợp. Quyết định liên lạc với Mỹ về vấn đề Ukraine sẽ tùy thuộc vào Tổng thống Putin, ông nói thêm.Về cuộc gặp thượng đỉnh đó, ông nói rằng "các phái đoàn của 2 nước cần làm việc với nhau chặt chẽ". "Chúng tôi đã sẵn sàng cho điều này, nhưng vẫn còn khó có thể nói về ngày cụ thể cho cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo", theo AP dẫn lời ông Ushakov.Sau cuộc đối thoại, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho hay 2 bên sẽ lập các nhóm để "đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.Theo đó, Mỹ và Nga đã nhất trí giải quyết "những vấn đề gây khó chịu" trong mối quan hệ song phương và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt chiến sự tại Ukraine, đồng thời nêu rõ nỗ lực này vẫn đang trong giai đoạn đầu."Một cuộc gọi điện thoại tiếp theo là một cuộc họp là không đủ để thiết lập hòa bình lâu dài", Reuters phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết.Cũng trong ngày 18.2, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc dàn xếp đối với chiến sự Ukraine cần sự sắp xếp lại các thỏa thuận phòng vệ châu Âu.Moscow từ lâu đã kêu gọi NATO rút quân khỏi Đông Âu, coi liên minh này là mối đe dọa hiện hữu bên sườn mình. "Một giải pháp khả thi và lâu dài là không thể nếu không xem xét toàn diện các vấn đề an ninh trên lục địa này", theo AFP dẫn lời ông Peskov.Trả lời câu hỏi về khả năng Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Peskov nói rằng "đây là quyền chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào".Trong cuộc họp báo vào ngày 18.2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là "không thể chấp nhận được" đối với Nga."Điều này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của chúng ta và sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho toàn bộ châu Âu", theo bà Zakharova. Phát ngôn viên này cho biết rằng "việc từ chối chấp nhận Kyiv vào NATO ngay bây giờ là chưa đủ", ám chỉ rằng Moscow có thể muốn có sự đảm bảo lâu dài hơn rằng Ukraine sẽ không được phép tham gia liên minh quân sự này trong tương lai.Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thủ đô Ankara, văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cho biết 2 bên sẽ gặp nhau để "tăng cường hơn nữa hợp tác" giữa 2 nước. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vn68. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vn68.Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP. ️
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an. ️
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đưa ra cam kết trên trong chuyến thăm Jakarta, nơi ông đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto về một loạt các vấn đề song phương, theo AFP."Chúng tôi đã đồng ý thiết lập các cuộc tham vấn quốc phòng về an ninh hàng hải của chúng tôi, trong đó có cả hợp tác kỹ thuật về thiết bị quốc phòng", ông Ishiba được trích dẫn trong một tuyên bố chung."Chúng tôi cũng đã đồng ý... cung cấp tàu tuần tra tốc độ cao thông qua Hỗ trợ an ninh chính thức, đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi cung cấp tàu như thế cho Indonesia", ông Ishiba nhấn mạnh. Ông cho biết thêm hai nước cũng đã nhất trí hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng phi carbon, chẳng hạn như năng lượng địa nhiệt và nhiên liệu sinh học.Trước khi đến Jakarta, Thủ tướng Ishiba đã có cuộc hội đàm tại Kuala Lumpur với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, mô tả việc tăng cường quan hệ với Đông Nam Á là "một trong những ưu tiên lớn nhất" của Nhật Bản. Chuyến công du Malaysia và Indonesia đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước chính thức đầu tiên của Thủ tướng Ishiba kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10.2024.Thủ tướng Ishiba cho biết thêm chuyến đi đã giúp ông nhận thức được "sự phát triển bùng nổ của hai nước" và khẳng định lại quan điểm của ông rằng Nhật Bản và đồng minh chủ chốt là Mỹ phải tiếp tục hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á."Sự tiếp xúc ngoại giao trong khu vực này cực kỳ quan trọng đối với Nhật Bản cũng như đối với Mỹ. Tôi muốn chia sẻ sự hiểu biết với... (Tổng thống đắc cử Mỹ Donald) Trump rằng việc Nhật Bản và Mỹ cùng nhau hợp tác hướng tới hòa bình và ổn định của khu vực này sẽ đóng góp đáng kể vào hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và toàn thế giới", ông Ishiba nói. ️