Các nữ thần tượng Kpop sở hữu vóc dáng 'cò hương'
Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an vừa trả lời những vấn đề xoay quanh việc thực hiện sắp xếp mô hình công an từ 4 cấp thành 3 cấp và tiếp nhận 5 nhiệm vụ từ các bộ, ngành.Theo đại tướng Lương Tam Quang, thời gian tới, lực lượng công an nhân dân (CAND) sẽ tiếp nhận 5 nhóm nhiệm vụ từ các bộ, ngành, gồm quản lý nhà nước và thực hiện bảo đảm an ninh hàng không; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp; quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.Cạnh đó, Bộ Công an cũng sẽ tiếp nhận các tổng công ty để xây dựng nền công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp."So với những lần trước đây, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này của Bộ Công an được tiến hành đồng bộ cùng với tổng kết Nghị quyết số 18 của các cấp, các ngành, trong thời gian rất ngắn; song cũng giống các lần trước, đều có khối lượng công việc hết sức lớn, tiến hành với trách nhiệm rất cao, sự đoàn kết, đồng lòng của toàn lực lượng với tinh thần hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân", đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.Chia sẻ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, theo đại tướng Lương Tam Quang, việc tổ chức bộ máy theo 4 cấp công an "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở" cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tầng nấc, giảm cấp trung gian để tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Theo đó, Đảng ủy Công an T.Ư, Bộ Công an đã báo cáo và được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư đồng ý chủ trương sắp xếp mô hình công an 4 cấp thành 3 cấp. Đối với công an địa phương, điều chỉnh phương châm "tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở" sang "tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở"."Công an cấp tỉnh giải quyết toàn diện mọi tình hình an ninh, trật tự tại địa phương; công an cấp xã được tăng cường xây dựng vững mạnh, bám cơ sở, giải quyết các vấn đề phát sinh về an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở", Bộ trưởng Bộ Công an nói.Theo Bộ trưởng Bộ Công an, khi không tổ chức công an cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động đối với 694 công an cấp huyện và khoảng gần 6.000 đội thuộc công an cấp huyện."Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy công an địa phương nhằm thay đổi cơ chế vận hành, giảm tầng nấc để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác, chất lượng phục vụ nhân dân.Tiến hành bố trí, sắp xếp lại đối với hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ theo hướng điều động, bố trí, tăng cường cán bộ phù hợp tại công an cấp tỉnh và công an cấp xã, trong đó ưu tiên bố trí, tăng cường cán bộ tại công an cấp xã, nhất là tại các địa bàn có diện tích lớn, dân số đông, phức tạp về an ninh, trật tự, địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa", đại tướng Lương Tam Quang cho hay.Theo đại tướng Lương Tam Quang, chủ trương của Bộ Chính trị là duy trì, bảo đảm biên chế lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới."Bộ Công an tiếp nhận thêm nhiệm vụ từ các bộ, ngành nên không khuyến khích cán bộ, chiến sĩ nghỉ công tác trước hạn tuổi phục vụ, đồng thời, vẫn tích cực thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp phẩm chất, năng lực yếu kém", Bộ trưởng Bộ Công an nói và cho biết việc đánh giá năng lực cán bộ và hiệu quả công tác sẽ được đo lường bằng chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự; sự hài lòng của nhân dân trong thực hiện các thủ tục hành chính về an ninh, trật tự.Tập đoàn nội thất tùy chỉnh Suofeiya bổ nhiệm giám đốc kinh doanh mới tại Việt Nam
Từ ngày 2.1, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đưa vào sử dụng dịch vụ xe buýt nhanh (UEH Shuttle bus) với 5 tuyến xe phục vụ cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường. Đáng chú ý, lộ trình mới của dịch vụ xe buýt nhanh có trạm dừng kết nối trực tiếp với tuyến metro số 1, hỗ trợ người lao động và người học của trường sử dụng hiệu quả mạng lưới giao thông công cộng.Lộ trình chi tiết như sau:Tuyến 1: Khởi hành từ khu vực Bến xe miền Đông → Trạm 291A Đinh Bộ Lĩnh → Trạm 85 Đinh Bộ Lĩnh → Trạm 49 Bạch Đằng → Nhà chờ Xô Viết Nghệ Tĩnh → Nhà chờ Sân vận động Hoa Lư → 1 Võ Văn Tần → Trạm metro Bến Thành (lối ra tại cửa số 4) - đón tại trạm xe buýt Trường THPT Ernst Thälmann → Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 2: Khởi hành từ Đầm Sen → Nhà chờ Bệnh viện Trưng Vương (Sân vận động Phú Thọ) → Trạm 635 đường 3/2 → UEH Nguyễn Tri Phương → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 3: Khởi hành từ 1 Võ Văn Tần → Trạm metro Bến Thành (lối ra tại cửa số 4) - đón tại trạm xe buýt Trường THPT Ernst Thälmann → Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Tri Phương → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 4: Khởi hành từ UEH Nguyễn Tri Phương → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 5: Khởi hành từ UEH Nguyễn Tri Phương → UEH Nguyễn Văn Linh.Như vậy, lộ trình của UEH Shuttle bus sẽ có 2 tuyến bổ sung trạm dừng Bến Thành kết nối với metro số 1. Theo đại diện nhà trường, việc kết nối với metro số 1 không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm giao thông hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. UEH Shuttle bus là dịch vụ xe buýt nhanh với các tuyến, chuyến và trạm dừng được thiết kế riêng biệt dành cho viên chức và sinh viên của ĐH Kinh tế TP.HCM trong việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến cơ sở Nguyễn Văn Linh, với mức giá 5.000 đồng/lượt.Trước đó, ngày 22.12.2024, TP.HCM chính thức khai trương tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên). Tuyến metro số 1 bắt đầu từ ga Bến Thành (Q.1), di chuyển qua các ga: Nhà hát thành phố, Ba Son, Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, ĐH Quốc gia TP.HCM, ga Bến xe Suối Tiên. Tổng thời gian di chuyển khoảng 30-32 phút (tính cả thời gian dừng ở các ga). Thời gian di chuyển giữa các ga 1-2 phút.Với hành trình trên, sinh viên nhiều trường ĐH, CĐ nằm gần các tuyến đường này đều có thể sử dụng metro để đi lại từ nhà tới trường hoặc giữa các cơ sở đào tạo.Để thuận tiện cho việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng này, TP.HCM có khoảng 150 chiếc xe buýt điện phục vụ cho 17 tuyến mới kết nối cho tuyến metro số 1. Lộ trình 17 tuyến xe buýt điện đưa khách đến các nhà ga metro:Trong 17 tuyến xe buýt điện, có 2 tuyến kết nối với ga ĐH Quốc gia TP.HCM, phục vụ nhu cầu đi lại của sinh viên, người dân tại khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, gồm tuyến số 164 và 166.Ngoài ra, Trung tâm quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) cũng đã thông tin các tuyến xe buýt truyền thống kết nối với ga metro số 1.
Lái ô tô hết hạn đăng kiểm… đi đăng kiểm có được không?
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa.
Ngày 11.1, UBND TP.HCM, Công an TP.HCM tổ chức diễn tập phương án xử lý tình huống khẩn cấp cháy nổ và tổ chức thoát nạn, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại nơi tổ chức lễ hội, sự kiện tập trung đông người trên địa bàn.Đây là buổi diễn tập có quy mô lớn, diễn ra tại 3 khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Bến Bạch Đằng và khu vực cầu cảng số 3 thuộc Bến tàu khách Thành phố - sông Sài Gòn, với sự tham gia của 7.220 người đến từ 23 đơn vị trên địa bàn TP.HCM.Tình huống giả định lúc 21 giờ, diễn ra sự kiện bắn pháo hoa ở quảng trường Thủ Thiêm - sông Sài Gòn và lễ hội ABC tổ chức trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Lúc này, sân khấu trên đường Nguyễn Huệ đang tổ chức sự kiện âm nhạc thì gặp sự cố cháy nổ hệ thống điện gây cháy lan ra toàn bộ khu vực sân khấu chính. Do bức xạ nhiệt tỏa ra từ sự cố cháy làm một số bình khí nổ, gây sụp đổ công trình sân khấu.Vụ việc làm hàng trăm nghìn người dân tham quan tại công viên Bến Bạch Đằng hoảng loạn, tìm cách tháo chạy, chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau gây thảm họa làm thương vong hàng trăm người. Lúc này, khu vực cầu cảng có tàu nhà hàng đang xuất bến, trên tàu có số lượng lớn người đang tập trung ăn uống vui chơi thì phát hiện cảnh cháy nổ nên hoảng loạn, gây cháy lớn trên tàu, nhiều người mắc kẹt.Vụ việc làm trật tự an toàn giao thông trên đường Tôn Đức Thắng bị ảnh hưởng, xảy ra vụ tai nạn giữa xe tải với ô tô 4 chỗ, gây cháy lớn.Nhận tin báo, lực lượng PCCC tại chỗ triển khai các hoạt động hướng dẫn thoát nạn, chữa cháy ban đầu. Lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến hiện trường tổ chức chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu. Công an TP.HCM tham mưu Chủ tịch UBND TP.HCM huy động lực lượng, phương tiện, lực lượng quân đội đóng ở địa phương tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Đây là giai đoạn chính, tập hợp đầy đủ các lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để tổ chức thoát nạn, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy.Dưới đây là một số hình ảnh buổi diễn tập:
VinFast VF8 City Edition giảm giá, tăng phạm vi hoạt động
Ngày 3.1, thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an TP.Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính một người giao xe cho người khác không có giấy phép lái xe, với mức phạt 9 triệu đồng, theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1.1).Đây là trường hợp đầu tiên được lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP.Thanh Hóa phát hiện, lập biên bản xử lý vi phạm đối với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện mà áp dụng mức phạt mới và cao hơn.Ngoài trường hợp trên, một người khác cũng đã bị lập biên bản, xử phạt số tiền 5 triệu đồng đối với hành vi giao xe máy không đầy đủ giấy tờ (không có đăng ký xe) cho người khác điều khiển.Đây là hai vụ việc bị áp dụng mức phạt mới theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.Cũng theo thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an TP.Thanh Hóa, từ khi Nghị định 168 có hiệu lực, tình trạng vi phạm giao thông giảm khoảng 20% so với những ngày trước.