Hoa Kiếm Mobile chính thức cập bến Việt Nam trong tháng 6
Ngày 20.1, liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của ông Võ Văn Ngoan (nghệ sĩ Vũ Linh), bà Võ Thị Hồng Nhung đã nộp đơn kháng cáo. Trong đơn, bà Nhung viết: "Tôi chân thành cám ơn Hội đồng xét xử đã vì lẽ phải, sự công bằng, đánh giá đúng những nội dung, tình tiết là sự thật khách quan của vụ án, giải tỏa những oan ức mà gia đình chúng tôi đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua, xem xét và tuyên công nhận cho tôi một số quyền lợi ích hợp pháp theo quy định. Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, vừa qua phía Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo cũng như có những chia sẻ trên truyền thông. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Theo bà Hồng Nhung, việc tòa sơ thẩm xác định Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng 85% giá trị di sản là không đúng. Bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp vì cố NSƯT Vũ Linh không đi đăng ký con nuôi; các giấy giao nhận việc nuôi con nuôi, giấy khai sinh do UBND quận Phú Nhuận cấp là không đúng quy định. Bản án sơ thẩm nhận định NSƯT Vũ Linh nhận nuôi Hồng Loan ngay tình và quan hệ với chủ hộ là "con"; mọi người trong gia đình đều thừa nhận cố nghệ sĩ nhận nuôi bà Loan từ nhỏ… là không đúng. Theo bà Nhung, Hồng Loan được một người quen đưa về cho mẹ của bà nuôi dưỡng. Sau khi mẹ bà mất, cố NSƯT Vũ Linh cùng cả gia đình nuôi dưỡng bà Loan. Việc yêu thương chăm sóc bà Loan là tấm lòng thương người; việc khai quan hệ với chủ hộ là "con" là những thủ tục để bà Loan sinh sống, học tập. Bên cạnh đó, bà Nhung cho rằng, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Hồng Loan không thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của người con... Khi nghệ sĩ Vũ Linh qua đời, bà Nhung cùng con gái và người thân, bạn bè thân thiết của ông lo tang lễ một cách chu đáo và trang trọng. Hồng Loan không đóng góp, không lo cho tang lễ của ông mà chỉ tranh thủ làm thủ tục thừa kế sang tên tài sản.Đối với căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM, bà Nhung cho rằng căn nhà này đã được cố nghệ sĩ cho Hồng Phượng thông qua hợp đồng bằng lời nói. Khi cố nghệ sĩ qua đời đã không thay đổi ý định, nên không còn là di sản ông.Từ những căn cứ trên, bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh và không đủ điều kiện hưởng di sản của cố nghệ sĩ để lại. Những năm cuối đời, khi biết mình bị bệnh nặng, NSƯT Vũ Linh đã chọn bà cùng Hồng Phượng về ở cùng để chia sẻ và cho Hồng Phượng căn nhà để ở, làm nơi thờ cúng.Bà Hồng Nhung làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà và bác toàn bộ yêu cầu phản tố của Hồng Loan. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ô tô. Đến ngày 17.1, Hồng Loan đã cùng luật sư đến TAND TP.HCM để nộp đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc TAND TP.HCM tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh.Messi và đồng đội gây sốt tại Peru: 80.000 khán giả xem mãn nhãn
“Tôi đau buồn sâu sắc về vụ tai nạn máy bay thảm kịch tại sân bay Muan hôm nay. Xin gửi lời chia buồn chân thành đến các nạn nhân và gia đình họ, và tôi xin đại diện các đồng nghiệp chia buồn với những người bị thương”, đại sứ viết trên mạng xã hội X.
Tài xế lái xe Kia Morning chạy ngược chiều, quyết không quay đầu khi bị nhắc nhở
Hướng đến mục tiêu trở thành đơn vị luyện thi IELTS số 1 Việt Nam về chất lượng đầu ra, IELTS Arena không ngừng đổi mới, đem đến phương pháp giảng dạy thực chiến hiệu quả giúp học viên vừa đạt được band IELTS cao, vừa sử dụng tiếng Anh thành thạo trong mọi tình huống.Để hiện thực hóa sứ mệnh, tầm nhìn ấy, IELTS Arena xây dựng năm giá trị cốt lõi làm nền tảng, đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam vươn ra thế giới với tri thức vững vàng và tâm thế tự tin.IELTS Arena mang đến môi trường học tập tiên tiến, chất lượng cao, là nơi học viên được dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên tận tâm, phương pháp học IELTS thực chiến giúp học viên chinh phục được mục tiêu IELTS trong thời gian ngắn.
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Cần Thơ sẽ tổ chức tốt vòng loại bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023
Dự kiến ngày 5.2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Bộ Tư pháp cho hay, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng.Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, đầy đủ.Để khắc phục tình trạng nêu trên, tại lần sửa đổi luật này, Chính phủ đề xuất phương án quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật.Trong đó, điều 68 dự thảo luật quy định cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự thảo văn bản do mình trình.Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự thảo văn bản được phân công soạn thảo; chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, truyền thông, tham vấn chính sách, phản biện, thẩm định, thẩm tra.Quốc hội, hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành…Đặc biệt, dự thảo luật quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.Đồng thời, chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm…Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Dự thảo luật cũng quy định rằng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.