Bộ đôi cổ phiếu Vingroup tăng trần tím lịm, dòng tiền bùng nổ ngày Thần tài
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…Ghế ôm
Festival hoa Đà Lạt 2022 diễn ra trong 2 tháng: 11 và 12.2022 tại TP.Đà Lạt và các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng (tối ngày 18.12 sẽ diễn ra lễ khai mạc tại Quảng trường Lâm Viên, TP.Đà Lạt).
'Bún chả nhà giàu' rẻ nhất 80.000 đồng trong hẻm TP.HCM: Quán toàn phụ nữ bán suốt 30 năm
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Ăn chay giữ dáng - nếu biết rõ fan của “thịt, cá” sẽ muốn thử ngay
Tết là khoảnh khắc để gia đình quây quần, bạn bè sum vầy, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện đã qua trong năm. Bên bàn tiệc quây quần rôm rả, Bia Saigon Lager không chỉ là thức uống, mà còn là cầu nối gắn kết tình thân.Bất kể đó là mâm cơm gia đình hay buổi liên hoan vui vầy, sự xuất hiện của Bia Saigon Lager luôn mang đến không khí gần gũi, chan hòa. Anh Hoàng Minh - một khách hàng lâu năm chia sẻ: "Tối mà vui vẻ với bạn bè, Bia Saigon Lager luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Không chỉ vì hương vị đặc trưng, nâng ly Bia Saigon Lager, tôi cảm nhận rõ ràng tâm hồn của người Việt trong từng giọt bia".Với mỗi buổi sum vầy, lon Bia Saigon Lager trở thành nhân chứng cho những khoảnh khắc đầy yêu thương. Chị Ngọc Dung ở Đà Nẵng kể: "Mỗi lần gia đình tôi quây quần bên nhau, lon Bia Saigon như là bạn đồng hành, giúp gắn kết tình thân, tình nghĩa".Hay như chị Bích Hằng ở Sơn La đã chia sẻ một kỷ niệm vô cùng thú vị với Bia Saigon Lager. "Hay tin Bia Saigon Lager có ra mắt phiên bản Tết 2025 với thiết kế vỏ lon in hình địa danh của các tỉnh thành Việt Nam, tôi đã tìm mua ngay để kiếm cho được lon Sơn La quê hương mình. Tuy nhiên, dù đã mở hết 10 thùng bia 24 lon, tôi vẫn không tìm thấy. Sau khi chia sẻ câu chuyện này, Bia Saigon Lager đã gửi đến tận quê hương tôi 2 thùng bia phiên bản giới hạn 63 tỉnh thành như một món quà đặc biệt. Tôi rất xúc động vì sự tâm huyết của thương hiệu". Những khoảnh khắc đáng nhớ như vậy chính là lý do khiến Bia Saigon trở thành biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và xứng đáng cho vị trí là dòng bia "quốc dân " tại Việt Nam.Năm nay, Bia Saigon Lager đã cho ra mắt phiên bản giới hạn đặc biệt dành riêng cho mùa Tết Ất Tỵ 2025 và tạo được cơn sốt trong cộng đồng người dùng từ những ngày đầu ra mắt. Mỗi lon bia đều mang tên một tỉnh thành Việt Nam, không chỉ lan tỏa niềm tự hào về quê hương mà còn muốn gắn kết tất cả mọi người từ khắp mọi nơi.Ngay từ thiết kế, bộ lon bia phiên bản 63 tỉnh thành đã ghi điểm khi sử dụng những màu sắc bắt mắt vừa truyền thống nhưng không kém phần hiện đại và mang đậm âm hưởng Tết với hai màu đỏ - xanh. Anh Phúc ở Vĩnh Long tấm tắc: "Tôi rất thích bộ sưu tập này, vì nó không chỉ đẹp, mà còn gợi nhớ tôi về tết ở quê nhà".Với hương vị Lager đặc trưng đã gắn liền với nhiều thế hệ, phiên bản giới hạn này không chỉ khơi lên niềm vui ngày đầu năm mới, mà còn là món quà ý nghĩa để gửi trao những người mình yêu quý. Không ít khách hàng đã lựa chọn Bia Saigon Lager như một món quà để biếu tặng họ hàng, đối tác trong ngày tết. "Tôi mua bộ lon bia tên những tỉnh thành quê hương để tặng ông bà. Họ vui lắm và rất trân trọng món quà này", chị Mai ở Hà Nội chia sẻ.Bằng việc khéo léo lồng ghép những yếu tố vùng miền thông qua bộ lon bia phiên bản Tết 2025, Bia Saigon Lager đã lan tỏa tinh thần gắn kết, kết nối mọi người từ khắp 63 tỉnh thành. Cùng nhau, chúng ta không chỉ nâng ly, mà còn mở ra một cái tết chung đầy ý nghĩa, nơi mọi trái tim hòa chung nhịp đập của niềm vui và sự đoàn viên.Phiên bản này hiện đã có mặt tại hầu hết các siêu thị lớn trên toàn quốc như Bách Hóa Xanh, Mega Market, Co.op Mart, Emart, AEON, GO!, WinMart, và LOTTE Mart. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt mua sản phẩm này qua các kênh thương mại điện tử như Lazada và Shopee, giúp việc sở hữu bộ sưu tập ý nghĩa này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.Hãy nhanh tay đặt hàng ngay hôm nay để sở hữu món quà ý nghĩa này và cùng chia sẻ niềm vui ngày tết với những người thân yêu!