Mất CCCD gắn chip có sợ lộ lọt thông tin?
Ngày 20.1, tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh cho biết, lực lượng của đơn vị vừa phát hiện nhiều gói đồ lạ, nghi chứa ma túy, trôi dạt vào bãi biển trên địa bàn tỉnh này.Thông tin ban đầu, lúc 4 giờ 50 ngày 19.1, người dân đi nhặt phế liệu ở bờ biển (đoạn thuộc ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, TX.Duyên Hải, Trà Vinh) phát hiện một gói hình chữ nhật, màu vàng, trọng lượng khoảng 400 gram. Trên vỏ gói in chữ nước ngoài màu đỏ, bên trong chứa chất bột màu trắng, nghi ma túy. Ngay sau đó, người dân trình báo vụ việc đến chính quyền địa phương.Nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp công an xác minh, điều tra. Qua quá trình tìm kiếm dọc bờ biển, đến 16 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng phát hiện thêm 10 gói tương tự, nghi chứa ma túy.Đại tá Nguyễn Hồng Lượng, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh cho biết, qua trao đổi với Bộ đội biên phòng tỉnh Bến Tre, được biết chiều 18 và sáng 19.1, lực lượng Đồn biên phòng Cổ Chiên (thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Bến Tre) cũng phát hiện 5 gói tương tự trôi dạt vào bờ biển, nghi chứa ma túy.Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh thông báo vụ việc đến UBND các huyện, thị xã ven biển để phối hợp tuyên truyền, vận động người dân nâng cao cảnh giác, khi gặp những vật tương tự cần báo ngay đến chính quyền địa phương.Hiện, Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh phối hợp với lực lượng chức năng tiếp tục xác minh nguồn gốc và tính chất của các vật thể nghi là ma túy.Nhận thức sâu sắc vị trí đặc biệt về quốc phòng, an ninh của An Giang
Ngày 6.2, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn (Công ty cổ phần Bệnh viện Việt Phúc Sài Gòn, 87 Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6).Theo đó, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn bị xử phạt 213 triệu đồng. Nguyên nhân, bệnh viện vi phạm người hành nghề không đăng ký; xét nghiệm khi chưa thực hiện thủ tục công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo không phép. Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc tháo gỡ quảng cáo không phép.Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh vào ngày 8.3.2024; hình thức tổ chức là bệnh viện chuyên khoa, do bác sĩ H.C.C chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Ngày 31.5.2024, Bộ Y tế cấp quyết định công nhận Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.Kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vào tháng 1.2025 cho thấy, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn có nhiều hành vi vi phạm. Cụ thể, bệnh viện thực hiện các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa được Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định. Chưa thực hiện thủ tục tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cho phòng xét nghiệm. Nhân sự tham gia khám chữa bệnh chưa được đăng ký hành nghề đầy đủ theo quy định và hoạt động không đúng thời gian đăng ký. Quảng cáo không phép.Liên quan đến lĩnh vực sản phụ khoa, ông Thân Trọng Thạch, chủ hộ kinh doanh Phòng khám sản phụ khoa hiếm muộn mẹ và bé (186A Trần Bình Trọng, P.3, Q.5) bị xử phạt 64 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 2 tháng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của người phụ trách chuyên môn 1 tháng và buộc tháo gỡ quảng cáo không phép.Cơ sơ sở của ông Thạch đã lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; người hành nghề không đăng ký; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn và quảng cáo không phép. Trong đợt này, đáng chú ý là Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt ông Nguyễn Thanh Tú, chủ hộ kinh doanh HV Health Services (12 - 14 Phổ Quang) với số tiền 24 triệu đồng và đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh. Nguyên nhân cơ sở này dùng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người trái phép.Đặc biệt, có đến 4 nhân viên của cơ sở này đã thực hiện khám chữa bệnh không phép; mỗi người bị xử phạt từ 35 - 36 triệu đồng, buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp.Công ty TNHH thẩm mỹ Linh Anh Saigon bị xử phạt 95 triệu đồng do có vi phạm tại địa chỉ kinh doanh trên đường Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phong, Q.7. Địa chỉ kinh doanh này vi phạm việc dùng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người trái phép; quảng cáo không phép. Địa chỉ này bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh, buộc tháo gỡ quảng cáo.Công ty cổ phần Viện chống lão hóa tế bào Dripcare (24 Lý Tự Trọng. P.Bến Nghé, Q.1) bị xử phạt 53,7 triệu đồng vì vi phạm không đeo bảng tên; lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; sai phạm về biển hiệu; quảng cáo không phép.Công ty TNHH chăm sóc sức khỏe C.C bị xử phạt đến 120 triệu đồng. Nguyên nhân, chi nhánh của công ty này tại 16 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1 đã cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo không phép. Chi nhánh này bị tước phép hoạt động 2 tháng, tước chứng chỉ hành nghề người phụ trách chuyên môn 1 tháng; buộc tháo gỡ quảng cáo…
Hiểu sao cho đúng về biển báo ‘hết cấm vượt’, để không bị phạt?
Giá cà phê robusta, kỳ hạn tháng 7 đứng ở mức 3.440 USD/tấn trong khi cà phê arabica cùng kỳ hạn 4.433 USD/tấn.
Theo đó, những hộ dân bị giải tỏa bởi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được bố trí tái định cư ở khu tái định cư rộng hơn 49 ha thuộc P.Phước Tân (TP.Biên Hòa, Đồng Nai).Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai cho biết, khu tái định cư này có gần 1.100 lô đất, hiện đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, phê duyệt hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.Khu tái định cư dự kiến khởi công xây dựng hạ tầng trong tháng 6.2025. Đến quý 1/2026 cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để bàn giao nền đất cho người dân xây nhà.Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 54 km. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 34,2 km, đi qua TP.Biên Hòa và H.Long Thành (gồm 11 xã, phường). Tổng diện tích thu hồi gần 290 ha của trên 3.400 hộ dân và nhiều tổ chức. Trong đó hơn 2.400 hộ cần bố trí tái định cư.Vào tháng 6.2023, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công, dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2026, rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai và TP.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu, nâng cao năng lực vận tải và tăng khả năng kết nối giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ.Hiện tại, đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã trải thảm nhựa, nhưng đoạn qua Đồng Nai thì vẫn còn ngổn ngang, thiếu mặt bằng để thi công. Bên cạnh đó việc thiếu đất đắp nền, đá cũng khiến tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm trễ.
Nhận định EURO 2020, tuyển Croatia vs tuyển Scotland (2g ngày 23.6): Đưa nhau vào chỗ chết?
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.