Thị xã Trà Vinh
Ngày 9.1.2025, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao hợp đồng nhượng quyền (Concession Agreement) dự án điện gió Savan 1 cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 (đơn vị thành viên của T&T Group).Theo hợp đồng nhượng quyền, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đồng ý cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 thiết kế, xây dựng, sở hữu và vận hành dự án điện gió Savan 1 với thời hạn hợp đồng lên tới 25 năm để xuất khẩu điện về Việt Nam. Dự án được triển khai tại huyện Phin, tỉnh Savannakhet, Lào với tổng công suất lắp đặt lên tới 495 MW và tổng mức đầu tư khoảng 768 triệu USD. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án có công suất lắp đặt 300 MW, tổng vốn đầu tư hơn 490 triệu USD và đưa vào vận hành thương mại trong cuối năm 2025.Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 cho biết, việc ký kết hợp đồng nhượng quyền dự án điện gió Savan 1 với Chính phủ Lào là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu trong chiến lược đầu tư năng lượng "xuyên biên giới" của T&T Group. Không chỉ góp phần phát triển lĩnh vực đầy tiềm năng của quốc gia láng giềng, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước thông qua việc sản xuất và xuất khẩu điện về Việt Nam, đây cũng là sự kiện quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào. "Nhà máy điện gió Savan 1 sẽ là dự án tiên phong và là nền tảng, cơ sở để Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư nhiều dự án năng lượng khác tại Lào trong thời gian tới", bà Nguyễn Thị Thanh Bình nhấn mạnh.Việc đầu tư Nhà máy điện gió Savan 1 và liên kết với lưới truyền tải quốc gia có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, từng bước hiện thực hóa cam kết hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào cũng như phù hợp với định hướng nhập khẩu điện tại Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15.5.2023.Đây cũng sẽ là dự án điện gió trên bờ có quy mô lớn nhất mà Tập đoàn T&T Group đầu tư cho đến nay, góp phần mở rộng danh mục đầu tư của Tập đoàn T&T Group để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035, tổng công suất phát điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo và phát thải carbon thấp dự kiến đạt khoảng 12-15 GW, chiếm khoảng 10% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.Cũng trong khuôn khổ sự kiện, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 và ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng đã trao Thỏa thuận thu xếp vốn cho dự án, mở ra cơ hội hợp tác chiến lược của T&T Group và Ngân hàng MB trong lĩnh vực năng lượng. Theo thỏa thuận, Ngân hàng MB sẽ là ngân hàng đầu mối cam kết thu xếp thành công và phân bổ toàn bộ gói tài trợ để chủ đầu tư thực hiện triển khai giai đoạn 1 của dự án điện gió Savan 1.Hiện nay, ở trong nước, T&T Group đã đưa vào vận hành 10 dự án điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Gia Lai,… với tổng công suất lắp đặt và hòa lưới điện quốc gia đạt gần 1.000 MW. Ngoài ra, T&T Group cũng đang liên doanh cùng KOGAS, KOSPO, HANWHA (Hàn Quốc) triển khai dự án điện khí LNG Hải Lăng Giai đoạn 1 có công suất 1.500 MW, vốn đầu tư khoảng 2,5 tỉ USD. Không dừng lại ở đó, nhằm tiếp tục khẳng định uy tín của nhà đầu tư, phát triển năng lượng hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp uy tín trên thế giới để khai mở những lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, như: hợp tác cùng Tập đoàn SK (Hàn Quốc) để sản xuất hydrogen xanh, thu hồi khí thải carbon và đầu tư tổ hợp khí tại Quảng Trị; hợp tác cùng Tập đoàn Erex (Nhật Bản) để nghiên cứu đầu tư các dự án nhà máy điện sinh khối; hợp tác với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam; hợp tác với Cospowers và Goldwind (Trung Quốc) để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ, phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng…Thể thao điện tử Việt Nam đoạt chức vô địch đầu năm 2024
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Cấm công ty chứng khoán biến tướng huy động vốn từ nhà đầu tư
Đến trưa 22.1, tại một số tuyến đường huyết mạch nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai xảy ra tình trạng xe đông di chuyển chậm và ùn ứ cục bộ.Cụ thể, tại đường Võ Nguyên Giáp, tình trạng ùn ứ diễn ra cả 2 chiều (Bình Dương đi TP.HCM và ngược lại). Tuy nhiên, tại các giao lộ vẫn thông thoáng, vẫn có làn đường cho xe máy, ô tô đi thẳng từ Bình Dương vào trung tâm TP.HCM và ngược lại.Ghi nhận tại các giao lộ, có rất đông CSGT của Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức và Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tích cực điều tiết, phân luồng.Đại diện Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, nguyên nhân của tình trạng nói trên là do gần tết các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào cảng Trường Thọ và cảng Bình Dương tăng đột biến, xe đông nên di chuyển chậm.Dự đoán trước tình trạng này, từ 0 giờ ngày 22.1, tại các giao lộ, lực lượng CSGT Rạch Chiếc phối hợp CSGT TP.Thủ Đức chủ động túc trực, điều tiết.Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ vụ cháy xe đầu kéo và vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai) cũng làm giao thông tuyến Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ và Võ Chí Công bị ùn ứ, sáng 22.1.Đến trưa cùng ngày, đại diện Đội CSGT Cát Lái cho biết, giao thông trên tuyến đường Võ Chí Công và Mai Chí Thọ cơ bản được giải tỏa, tuy nhiên phương tiện vẫn còn di chuyển chậm.Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, dự đoán trước tình hình giáp tết, lượng phương tiện, hàng hóa tăng cao, lực lượng CSGT toàn thành phố chủ động lên kịch bản, bố trí ca trực, 100% quân số tham gia điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông."Kể cả lãnh đạo các đội, trạm, tuyến quận, huyện toàn địa bàn cùng ra hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ người dân về du xuân, đón tết", lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.Lãnh đạo Phòng CSGT nhận định nguyên nhân ùn ứ tại một số tuyến huyết mạch qua TP.Thủ Đức sáng cùng ngày là do lượng phương tiện, hàng hóa vào các khu vực cảng tăng đột biến, cùng với các sự cố liên hoàn trên cao tốc gián tiếp gây ra sự việc. Hiện lực lượng CSGT đang tích cực phân luồng giao thông.
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.
Lúa đông xuân 'chạy mặn' trúng lớn
Sau khi mua lại từ Horowitz, Kosinski đã đấu giá một số trong toàn bộ nguồn tài liệu này vào năm 2012. Khi ấy, đại diện pháp luật của Henley đã liên lạc với Kosinski.