Đội tuyển Việt Nam chuẩn bị đặc biệt trước đối thủ mạnh ở tứ kết châu Á
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 6 giờ sáng nay 7.2 ở khu vực ngã tư đường Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị (Q.5), nơi nổi tiếng với nhiều tiệm heo quay, vịt quay có thâm niên ở TP.HCM đông nghẹt người tới mua. Dòng người xếp hàng đông, có tiệm hơn 20 nhân viên tất bật chặt thịt, gói hàng, giao hàng và thu tiền.Một nhân viên tại tiệm vịt quay, heo quay cho biết, bình thường tiệm mở cửa lúc 5 giờ nhưng sáng nay mở sớm hơn 1 tiếng, từ 4 giờ để phục vụ khách hàng. Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng chờ tới lượt mua để về cúng ngày vía Thần Tài. Hôm nay, giá heo quay từ 350.000 – 400.000 đồng, vịt quay là 350.000 đồng/con."Giá bán không tăng so với ngày thường, chúng tôi phải đứng đây để hướng dẫn vì lượng khách mua quá đông. Sáng nay, người mua heo quay nhiều hơn vịt quay, ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm khách đến rất đông nên phải chuẩn bị hàng nhiều hơn. Chúng tôi mở bán đến tối muộn, càng về sáng lượng khách đến mua càng đông. Thời điểm 6 – 7 giờ đông nhất vì mọi người tranh thủ mua về cúng sớm, không nhất thiết phải đợi đến trưa", nam nhân viên cho hay. Bà Phương (67 tuổi, ở Q.3) đến từ 6 giờ xếp hàng mua heo quay. 30 phút sau vẫn chưa tới lượt nhưng bà vẫn vui vẻ chấp nhận vì "ai cũng phải đợi như vậy". Người phụ nữ theo đạo Công giáo không cúng ngày vía Thần Tài nhưng xếp hàng giữ chỗ cho con rể mua cúng mong làm ăn phát đạt. "Vợ chồng con gái bận chút việc nên tôi xếp hàng đợi, lát nữa con sẽ quay lại mua về cúng. Bình thường tôi hay ăn heo quay, vịt quay ở đây nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh đông đúc vì hôm nay lượng người mua tăng đột biến. Con rể tôi mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài mong gặp nhiều may mắn, nhìn cảnh xếp hàng đông không biết bao giờ mới tới lượt", bà Phương nói. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thiệt (57 tuổi, ở Q.6) đến tiệm vịt quay, heo quay mua từ sáng sớm. Dù biết sẽ có đông người mua vào ngày vía Thần Tài nhưng bà vẫn đến đây đợi vì thường xuyên mua ở tiệm quen thuộc. Năm nào bà cũng mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài. "Ngoài heo quay, tôi còn mua thêm cá lóc. Tôi mua cá lóc nhanh hơn heo quay, không phải đợi lâu, phía trên còn quá trời người đợi, không biết bao giờ mới tới lượt. Nãy giờ tôi xếp hàng 20 phút vẫn chưa tới lượt, mua vịt quay không phải đợi nhưng nhà tôi thường cúng heo quay. Mấy tiệm này nổi tiếng nên việc xếp hàng chờ tới lượt mua là điều bình thường, chỉ mong đến lượt vẫn còn heo quay để mua là được", bà Thiệt cho hay. Ông Tuấn, một shipper chia sẻ: "Khách đặt thịt đùi nhưng nãy giờ tiệm chỉ mới có ba rọi, tôi chờ lâu quá giờ gọi lại hỏi khách có muốn đổi cho nhanh không nhưng họ không bắt máy. Tôi vẫn đang đợi, chưa dám đi giao vì sợ khách không đồng ý, bởi vậy mới khổ, tôi còn ứng mấy trăm cho đơn hàng này nên phải đợi. Hôm nay, khách đến mua đông, chờ mãi mới tới lượt".Diễn đàn Đầu tư Úc 2023 thu hút doanh nghiệp Việt Nam
Vừa tan học là Lê Nguyễn Hoàng Phúc, học sinh lớp 9, Trường THCS Phan Bội Châu (Q.Tân Phú) liền tìm đến địa chỉ bán loại bánh có hình chiếc dép để thưởng thức món ăn “hot trend”. Đang xếp hàng để đợi đến lượt, Phúc chia sẻ: “Mình biết đến loại bánh này thông qua mạng xã hội. Vì ấn tượng với hình dáng ngộ nghĩnh, vô cùng mới lạ và đặc biệt nên mình rất muốn ăn thử”.Cũng tò mò muốn thưởng thức hương vị của loại bánh đang “gây sốt” nên Dương Hiền Thảo Vy (29 tuổi), ngụ tại đường Gò Dầu (Q.Tân Phú), sẵn sàng bỏ thời gian để chờ đợi. Cô gái 9X chia sẻ: “Mọi hôm đi ngang thấy có rất đông người ngồi đợi nên mình không vào mua, nay thấy vắng hơn nên ghé lại nhưng không ngờ vẫn phải đợi khá lâu”.Sau khi nhận bánh, Thảo Vy cho biết loại bánh này “hot” có lẽ là nhờ hình dạng chiếc dép độc đáo, lạ mắt. “Về thành phần và hương vị thì mình thấy không có gì khác so với bánh đồng xu “hot trend” của năm ngoái. Nó chỉ đặc biệt hơn là nhờ hình dạng chiếc dép ngộ nghĩnh”, Thảo Vy chia sẻ.Tương tự, theo các bạn trẻ đã thưởng thức món bánh này, họ cũng cho rằng điều khiến món ăn vặt “mới nổi” này trở nên “hot” là nhờ có hình dạng giống như chiếc dép thật. “Thời gian gần đây lướt mạng xã hội thấy mọi người nhắc đến món bánh này nhiều nên mình cũng mua ăn thử. Bên ngoài là lớp vỏ bánh mềm màu vàng óng và rất thơm mùi trứng, sữa, còn nhân bên trong là phô mai béo ngậy. Nên ăn khi bánh đang còn nóng, mình thấy cũng khá ngon nhưng không có gì quá đặc biệt. Điều mà mình thích nhất là vì bánh dễ thương”, Võ Thị Thanh Phương (26 tuổi), ngụ tại đường Tân Thới Nhất 1B, Q.12 cho hay.Còn Lê Thị Phương (24 tuổi), học viên tại Saigontourist (TP.HCM), thì biết đến món bánh có hình chiếc dép này thông qua lời giới thiệu của một người bạn. Phương chia sẻ: “Thấy bánh này “hot” và được bạn bè review nên mình cũng tò mò muốn thử xem hương vị như thế nào. Mình gọi một cái với giá là 30.000 đồng, hy vọng là hương vị sẽ ngon”.Vì là món ăn vặt đang “hot trend” nên bánh hình chiếc dép được rất nhiều người tìm mua để thưởng thức. Trần Thị Hồng Điệp (26 tuổi), người đang bán loại bánh đang “hot trend” này trên đường Phạm Văn Xảo (Q.Tân Phú), cho biết mỗi ngày bán được khoảng 1.500 - 1.700 cái bánh. “Mình bán món bánh này được khoảng nửa tháng nay. Thời gian đầu mỗi ngày chỉ bán được khoảng 500 cái, nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây bán rất chạy. Mọi người tìm đến mua rất đông, cao điểm nhất khách phải đợi 3 tiếng đồng hồ mới có bánh, làm không ngơi tay", Hồng Điệp cho hay.Cô gái này cũng cho biết thêm bánh được làm từ các nguyên liệu là: sữa tươi, trứng, bột mì và nhân phô mai. Vì vậy hương vị sẽ giống như bánh đồng xu, nhưng ấn tượng là ở hình dạng đặc biệt, giống như chiếc dép thật. "Mình còn trang trí thêm hình dáng khá ngộ nghĩnh nên khách rất thích", Hồng Điệp nói. Tự nhận mình là người kinh doanh theo "trend", không bỏ qua món "hot" nào, Hồng Điệp cho biết đây là món thu hút được đông khách nhất từ trước đến giờ. “Món bánh này không chỉ thu hút được các bạn trẻ mà kể cả những cô chú lớn tuổi, các bạn nhỏ cũng rất yêu thích”, cô gái 9X cho biết.
Đu trend lưng cánh bướm, sao Hoa ngữ trung thành với kiểu váy hở lưng, trễ vai
Bên cạnh kết quả dạy học, thời gian qua, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng còn gây ấn tượng với thành tích bảo vệ môi trường. Điểm thú vị là hiện nay nhà trường không còn bố trí thùng rác công cộng, vì học sinh đang lan tỏa tốt tinh thần "nói không: với rác thải nhựa. Hình ảnh những cô cậu học trò Cần Thơ mang theo bình nước, hộp cơm thay ly nhựa, hộp xốp đã trở nên quen thuộc tại ngôi trường này. Buổi sáng, Đào Minh Ngọc (lớp 11A5) mang một chiếc balo đựng sách vở và một túi vải đựng nước uống, thức ăn chuẩn bị ở nhà vào trường. Nước được đựng trong bình giữ nhiệt, cơm thì bảo quản trong một chiếc hộp bằng thủy tinh. Sau khi ngồi ăn với bạn bè giờ ra chơi, Ngọc cho hộp cơm và bình nước vào lại túi vải, mang đi rửa sạch để mang về nhà. Ngọc cho biết, khi vào học lớp 10, em đã được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động đã đi vào nền nếp, trở thành phong trào thi đua giữa các lớp tại trường. Ngọc bộc bạch: "Trước đây, em hay mua đồ bằng hộp xốp, ly nhựa vì sự tiện lợi, ăn xong thì bỏ vào thùng rác. Nhưng khi vào trường, em rất bất ngờ vì mọi người đều thay đổi thói quen này, chuyển qua dùng bình nước và hộp cơm. Tìm hiểu thì em biết lý do là mọi người đang nối tiếp truyền thống thực hiện hành trình xanh hóa".Theo đó, hành trình "xanh hóa" của Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng bắt đầu từ năm 2018. Lúc này, trường mới chuyển về được 1 năm, khuôn viên ít cây xanh, buổi trưa gió thường thổi đổ các thùng rác, ly nhựa, bọc ni lon bay khắp nơi. Nhằm giải quyết thực trạng này, Đoàn trường đã nghĩ đến việc thành lập CLB Zero Waste; trong đó có mục tiêu khuyến khích học sinh sử dụng các vật phẩm thay thế rác thải nhựa (ly nhựa, hộp xốp) để bảo vệ môi trường.Anh Nguyễn Hoài Thanh, Bí thư đoàn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, cho biết thời gian đầu, việc thực hiện phong trào khá khó, nhiều phụ huynh phản ứng sự bất tiện. Bởi, học sinh vào tiệm mua một hộp cơm rất nhanh, với phong trào này thì họ phải chuẩn bị đồ ăn sáng sớm cho các con. "Nhưng với sự nỗ lực tuyên truyền từ nhà trường, phụ huynh cũng dần đồng thuận khi thấy rằng việc này không chỉ có ý nghĩa về bảo vệ môi trường mà còn tốt cho sức khỏe con mình. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm đi học được tích cực chia sẻ trên mạng xã hội, từ đó mà nhiều người hưởng ứng theo", anh Thanh nói.Điểm thú vị của CLB Zero Waste là mọi việc đều do chính học sinh điều hành. Mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là "đại sứ" truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, trên tinh thần người đi trước lan tỏa đến người đi sau. Lượng rác thải của lớp nào sẽ do lớp đó tự quản lý, phân loại để hình dung cụ thể số lượng bao nhiêu, qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Không có bất kỳ hình phạt cho người làm sai, nhưng lớp nào làm tốt sẽ được thưởng điểm phong trào. Vì vậy, các học sinh rủ nhau mang bình nước, hộp cơm để phấn đấu vì thành tích tập thể. Ngô Nguyễn Trung Nam (lớp 11A4), Trưởng ban phân loại rác CLB Zero Waste, cho biết mỗi ngày các lớp sẽ trang bị 3 thùng rác khác nhau để phân loại: rác tổng hợp, rác tái chế, rác hữu cơ. Cuối buổi học thì đại diện lớp sẽ tập kết về CLB, dù trường có hơn 900 học sinh nhưng hiện nay rất ít khi thấy xuất hiện các ly nhựa, hộp xốp. "Mỗi ngày, em dành 20 phút tiếp nhận rác từ các lớp. Dù về trễ hơn các bạn nhưng em khá thích công việc này, vì rất muốn góp phần bảo vệ cảnh quan trong trường", Nam chia sẻ.Với sự hưởng ứng mạnh của học sinh, hiện Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã cất thùng rác công cộng, nhưng cảnh quan xung quanh vẫn sạch đẹp. Lượng rác thải tái chế chỉ còn đa số là chai nhựa nên Đoàn trường tận dụng để làm bầu ươm cây xanh. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm được các ngôi trường khác trong địa bàn hưởng ứng, thực hiện theo.Càng ý nghĩa hơn khi tháng 12.2024, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là một trong 6 trường học trong cả nước đạt tiêu chí "Vì môi trường xanh quốc gia".
Ngày 7.2, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh cho biết vừa phối hợp Công an tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 177 người Việt Nam do Campuchia trao trả, liên quan đến lao động và cư trú bất hợp pháp tại nước này.Cụ thể, ngày 6.2, tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh) phối hợp Công an tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 177 công dân (19 nữ và 158 nam) do Campuchia trao trả. Trong đó, có 2 trường hợp đang bị công an phát lệnh truy tìm. Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh, trong 177 người Việt Nam do Campuchia trao trả lần này có 48 trường hợp xuất cảnh hợp pháp và 129 trường hợp xuất cảnh trái phép. Trong đó, 176 trường làm việc trong công ty lừa đảo tại tòa 11, khu kim sa 4, cửa khẩu Bavet, tỉnh Svay Riêng (Campuchia) dưới hình thức lừa đảo trực tuyến và một trường hợp làm shipper.Hiện Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp lực lượng biên phòng và lực lượng công an cấp huyện mời 30 trường hợp nghi vấn, có liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán người để tiếp tục điều tra, làm rõ. Trước đó, ngày 11, 12.12.2024, tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp các lực lượng chức năng tiếp nhận 410 người Việt Nam được lực lượng chức năng Campuchia trao trả vì lao động và cư trú bất hợp pháp tại nước bạn. Cụ thể, ngày 4.12, cơ quan chức năng Campuchia tiến hành kiểm tra hành chính khu vực Venus Casino - Resort thuộc TP.Bavet, tỉnh Svay Riêng (Campuchia), qua đó đã tạm giữ 410 công dân Việt Nam do vi phạm về xuất cảnh trái phép và lao động trái phép, nghi vấn lừa đảo trên không gian mạng. Theo cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh, trong số 410 người nói trên có 5 trường hợp có quyết định truy tìm, 1 lệnh bắt tạm giam và 4 quyết định truy nã.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân kể 70 năm cuộc đời tận hiến cho văn, báo, thi, họa..
Nhiều tiểu thương bán hoa tết ở các chợ hoa TP.HCM thở dài nói rằng năm nay, tình hình buôn bán chậm hơn so với những năm trước. Họ cũng chủ động hạ giá hoa ở mức phù hợp để hút khách mua hơn, mong sớm bán hết về ăn tết cùng gia đình.9 năm bán hoa tết ở một chợ hoa nổi tiếng ở Q.Gò Vấp, chị T., một chủ vườn ở miền Tây tâm sự năm nay, bán "ế thê thảm". Ngồi từ sáng tới chiều 28 tết, chị chỉ mới bán được vài cặp bông vạn thọ, trong khi còn hàng trăm chậu đang chờ khách mua.Chăm bón hoa vất vả để tết mang lên TP.HCM bán, chị T. hạnh phúc vì được đem tết đến mọi người. Ở chợ hoa này bao năm nay, chị có vô số những kỷ niệm cùng khách, đặc biệt là những vị khách dễ thương, năm nào cũng ghé ủng hộ."Có người này cũng có người kia, không ít khách trả giá ở mức quá đáng, mình không chịu thì họ kỳ kèo mãi. Nhiều người đợi tới ngày giao thừa mình bán ế, đòi mua với giá rẻ không thể chấp nhận được dù mình đã giảm giá sâu", chị bày tỏ.Chủ vườn nói rằng có năm bán không hết, chị thà đập chậu bỏ hoa, những năm gần đây thì đem cho chùa chứ nhất quyết không bán rẻ vì sợ tạo tiền lệ xấu. Chị lo lắng nếu bán với mức giá "khó chấp nhận" đó, nhiều người sẽ có thói quen chờ đến ngày cuối cùng để ép giá người bán. Người phụ nữ chia sẻ rằng việc trả giá trong buôn bán là điều bình thường, nếu thuận mua vừa bán thì tốt, còn không cũng chẳng sao. Tuy nhiên, chị hy vọng người mua hiểu được giá trị của từng chậu hoa để có mức trả giá phù hợp vì chị khẳng định từ trước đến giờ, chị chưa bao giờ nói thách với khách."Tình hình buôn bán năm nay tệ quá. Nếu năm nay thất bại, mình cũng nghĩ tới chuyện bỏ nghề", chị thở dài, chia sẻ.Vừa mua hoa chị T. chiều 28 tết, một vị khách cho biết mình là khách quen của chị và hầu như năm nào cũng đến ủng hộ. "Hoa ở đây đẹp, những năm trước chưng được lâu. Thêm nữa là chị bán rất dễ thương.Bản thân mình nghĩ việc trả giá khi mua hoa cũng là điều vui, nhưng trả giá sao cho vui mình mà cũng vui người ta, chứ nếu trả quá sâu, kỳ kèo mãi thì cũng kỳ. Tôi cũng không bao giờ lợi dụng sát giao thừa để ép người bán vì thứ nhất lúc đó hoa không còn quá đẹp, thứ hai là làm vậy cũng tội người bán, họ cũng từ quê lên thành phố để mưu sinh những ngày này, ăn ngủ ngoài đường, xa gia đình…", chị bày tỏ.Chị H., một nhà vườn đến từ Bến Tre cũng có hàng chục năm bán hoa tết ở TP.HCM. Tết năm nay là một năm buôn bán không mấy thuận lợi, nhưng chị nói rằng "còn nước còn tát", cứ đợi đến phút cuối xem tình hình thế nào.Nhiều năm buôn bán, chị gặp nhiều khách khác nhau. "Năm nay, tôi gặp nhiều vị khách dễ thương lắm. Có một khách là cô Việt kiều Mỹ, cũng gần 80 tuổi rồi mà nhìn trẻ lắm, cô mua chậu hoa kiểng giá 1 triệu, nhưng trả giá còn 800.000 đồng. Thấy cô dễ thương nên mình cũng chịu giá. Lúc thanh toán, cô gửi mình 1 triệu, nói còn lại lì xì. Lúc đó, mình bất ngờ mà cũng vui lắm", chị cười kể lại.Có những năm bán đắt, chị H. không phải bán hoa tết tới ngày giao thừa. Nhưng cũng có những năm bán chậm, chị phải ở lại. Chị H. cho biết Tết Nguyên đán Ất Tỵ này, chị phải ở lại vì còn hàng trăm chậu hoa cúc mâm xôi chưa bán xong.Hiện tại, chị cho biết đã giảm giá sâu. Tuy nhiên ngày mai, chị chia sẻ sẽ tiếp tục giảm, hy vọng bán hết để có thể sớm về ăn tết cùng gia đình. Chị H. nói rằng mức giảm giá của mình chạm đáy cũng 200.000 đồng/cặp cúc mâm xôi, không thể thấp hơn."Cúc của tôi là cúc bự, hoa đẹp, nếu giảm nữa thì không có lời. Tôi không phải người trồng mà cũng nhập về từ bà chị. Nếu ai đó lợi dụng ngày 30 để ép giá, mua với giá rẻ mạt, tôi thà bỏ chứ không bán. Bán mà không có lời thì bán làm chi, còn tạo tiền lệ xấu", chị tâm sự.Anh V., một người bán hoa tết khác ở Q.Gò Vấp cũng cho biết ngày cuối cùng trong năm, anh vẫn hay xả hàng với mức giá rẻ. Tuy nhiên theo anh, giá của chợ vãn vẫn phải ở mức chấp nhận được chứ không phải "rẻ như cho". Anh hy vọng năm nay buôn may bán đắt để không phải bán xả lỗ.