7 điều tối kỵ chớ bao giờ nên làm ngay sau khi 'yêu'
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...Thất bại với Messi, bóng đá Hồng Kông mời Ronaldo
Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên tạp chí y khoa The Journal of Sexual Medicine, cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ dẫn đến cả rối loạn chức năng cương và chức năng tình dục. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ rối loạn cương và rối loạn chức năng tình dục cao trong số 401 bệnh nhân nam bị chứng ngưng thở khi ngủ.
Kinh tế Việt Nam 2023 còn nhiều dư địa phục hồi và tăng trưởng
“Mình luôn tin vào sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ sẽ đưa bản thân chạm đến ước mơ vào một ngày nào đó. Và mình hy vọng các bạn cũng đừng bỏ cuộc”, Hóa nói.
Ngày 10.3, tại Sóc Trăng, Hệ thống trường phổ thông FPT (FPT Schools) phối hợp Sở GD-TĐ tỉnh Sóc Trăng và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội thảo "Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và quản lý giáo dục". Sự kiện có sự tham dự của các cơ quan quản lý giáo dục, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu và gần 500 hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.GS-TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT), cho rằng AI đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại tư duy phát triển và chiến lược giáo dục của mỗi quốc gia. Các nhà quản lý và nhà giáo dục là lực lượng tiên phong, then chốt trong việc thực thi các chính sách giáo dục. Trong đó AI được coi là công cụ hữu ích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Theo đó, việc phát triển năng lực AI không chỉ xây dựng môi trường học tập sáng tạo mà còn giúp học sinh nhận thức rõ tiềm năng của bản thân, góp phần phát triển tư duy, hướng đến trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Bởi, AI có tác động toàn diện tới 3 trụ cột chính của giáo dục, gồm: chương trình học; quá trình dạy và học; kiểm tra đánh giá. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hóa, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời.Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sự bùng nổ của AI đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống. Giáo dục được xem là một trong những ngành chịu tác động rõ nét nhất, với cả cơ hội lẫn thách thức. Trong đó, những vấn đề đáng lo ngại là có thể sẽ làm gia tăng khoảng cách số (thuận lợi với những nơi có cơ sở hạ tầng, internet, trang thiết bị thuận lợi và ngược lại), các vấn đề đạo đức AI, bảo mật dữ liệu, sự phụ thuộc vào công nghệ, tính chính xác và khách quan của nội dung...Liên quan vấn đề này, thạc sĩ Đỗ Đức Lân, Phó trưởng Phòng quản lý khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ thêm, qua một nghiên cứu phối hợp với UNICEF Việt Nam năm 2024, trong hơn 11.000 học sinh tại 22 tỉnh thành cả nước, kết quả chỉ có hơn 23% học sinh biết thông tin AI từ nhà trường, còn lại đa số là biết từ sách báo, truyền thông xã hội. Về khó khăn khi sử dụng AI, các em cho biết có 3 vấn đề hàng đầu là thiếu kiến thức và kỹ năng về AI, thiếu trang thiết bị và công nghệ, thiếu hướng dẫn từ giáo viên. Điều này cho thấy còn rất nhiều nhà trường chưa có những chương trình hỗ trợ học sinh sử dụng AI một cách bài bản và kế hoạch. Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Giám đốc điều hành Hệ thống trường phổ thông FPT (Tập đoàn FPT), cho biết, từ 2 năm nay, Hệ thống FPT Schools đã triển khai chương trình về AI, robotics, steam theo tiêu chuẩn quốc tế để giảng dạy cho học sinh từ lớp 1. Những kết quả tích cực thời gian qua nói lên phần nào khả năng học tập, khả năng tiếp thu, bắt kịp những tiến bộ khoa học – công nghệ của giới trẻ, học sinh Việt Nam là rất mạnh mẽ. Những năm tới đây, dự đoán xã hội sẽ phát triển vượt bậc về khoa học – công nghệ với sự đa dạng và phức tạp hơn. Nhưng nếu ngành giáo dục tạo điều kiện tốt để các em trau dồi, rèn luyện thì chúng ta sẽ có một nguồn nhân lực rất mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, hoàn toàn có thể sánh vai với các nước trên thế giới.
Vợ chồng già lâm cảnh ngặt nghèo
Nhân ngày đầu năm, AFC đã ôn lại kỷ niệm với những ngôi sao đương đại của bóng đá châu Á từng trưởng thành từ sân chơi U.20. Trong đó có Sardar Azmoun (Iran), Omar Abdulrahman (UAE), Takefusa Kubo (Nhật Bản) cùng tiền vệ Nguyễn Quang Hải của Việt Nam."Đó là khoảnh khắc trước khi họ trở thành ngôi sao của nền bóng đá nước mình", AFC nhận xét. Quang Hải, Azmoun, Kubo hay Omar đều từng khoác áo đội U.20 quốc gia để tranh tài tại giải U.20 châu Á, sau đó tận dụng nền móng để bật lên.Ngoài Quang Hải còn có ngôi sao Ritsu Doan, Takefusa Kubo của Nhật Bản; Sardar Azmoun của Iran (từng đối đầu đội tuyển Việt Nam năm 2019); Omar Abdulrahman của UAE (được ví như Messi của bóng đá châu Á).Cách đây 9 năm, Quang Hải từng khoác áo U.19 Việt Nam dự giải U.19 châu Á 2016. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để vào bán kết, nhờ vậy đoạt vé đến sân chơi U.20 World Cup 2017. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Đến nay, Quang Hải vẫn là ngôi sao của đội tuyển Việt Nam. Anh ghi 2 bàn vào lưới Indonesia và Myanmar ở vòng bảng, cùng những dấu ấn đậm nét trên hành trình vô địch AFF Cup 2024. Quang Hải đã khép lại năm 2024 âm lịch thành công với cú đặt lòng khéo léo vào lưới Kuala Lumpur FC, giúp CLB Công an Hà Nội (CLB CAHN) thắng trên sân khách để đoạt vé vào bán kết ASEAN Club Championship.