Cây xăng gắn IC để ăn cắp xăng dầu
Chiều 13.2, tin từ Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau, trên địa bàn H.Năm Căn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến cháu bé 3 tuổi mất tích.Cụ thể, khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, anh N.T.P (41 tuổi) điều khiển vỏ lãi composite chở vợ là chị N.T.K.N (40 tuổi) và con gái là N.G.B (3 tuổi) từ ấp Phòng Hộ, xã Đất Mới đến xã Đất Mới (H.Năm Căn) để làm giấy tờ.Khi đến ngã tư Ông Kiểng, thuộc ấp Tắc Năm Căn A, phương tiện của anh P. va chạm với một vỏ máy do B.V.L (50 tuổi) điều khiển đi từ hướng Kênh 5. Cú va chạm mạnh làm phương tiện của anh P. bị chìm.Anh P. và chị N. bơi được lên bờ nhưng cháu B. mất tích. Lực lượng cứu hộ tỉnh Cà Mau đã có mặt tại hiện trường hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân.Cùng ngày, lãnh đạo của UBND xã Đất Mũi cho biết đang phối hợp các đơn vị liên quan tích cực tìm kiếm ông N.V.P (45 tuổi ngụ xã Đất Mũi) bị mất tích khi đi mò ốc móng tay.Theo thông tin ban đầu, sáng 10.2, ông P. cùng 3 người dân ở địa phương đi vỏ lãi ra biển bắt ốc móng tay. Trong quá trình lặn bắt ốc, máy chạy ô xy không may bị hư nên cả 4 người ngoi lên mặt nước. Trong đó, 3 người may mắn lên được bờ, riêng ông P. bị nước cuốn trôi mất tích.Tiếp nhận thông tin, ngành chức năng địa phương đã thông báo đến các phương tiện đang hoạt động gần khu vực trên để phối hợp tìm kiếm ông P. nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy.UBND H. Ngọc Hiển và UBND xã Đất Mũi đã thành lập đoàn công tác đến thăm hỏi và động viên gia đình ông P.Người lao động còn được nghỉ dịp nào trong năm 2024?
Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên.
Ngoại ngữ không là môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT: Có mất động lực học tập?
Ngoài ra, các đại diện khác góp mặt ở vòng chung kết là CLB Đại Từ, Tùng Anh (miền Bắc), Betong 26 Gia Lai (miền Trung - Tây nguyên) và Đạt Tín, Bảy Núi (miền Nam).
Trong nhịp sống hiện đại, phụ nữ Việt không chỉ giữ vai trò là người giữ lửa gia đình mà còn trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Thấu hiểu điều đó, "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" đã ra đời nhằm tiếp sức cho phụ nữ Việt trên hành trình khởi nghiệp, giúp họ vượt qua giới hạn bản thân, phát triển kỹ năng và tạo dựng nền tảng kinh tế bền vững.Tiếp nối thành công của năm 2022 và 2023, tháng 4.2024 chương trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" đã đánh dấu bước khởi đầu mới khi các Hội Phụ nữ trên toàn quốc tích cực lan tỏa thông tin đến hội viên. Đây là lúc cánh cửa cơ hội mở ra, mang chương trình đến gần hơn với phụ nữ ở khắp các tỉnh thành.Ngay sau đó, các chị em được truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực thông qua các buổi chia sẻ. Không chỉ dừng lại ở các buổi chia sẻ trực tiếp, từ tháng 6 đến tháng 7.2024, chương trình còn triển khai chuỗi tập huấn trực tuyến linh hoạt qua nhóm Facebook. Các buổi học này tạo không gian học hỏi thuận tiện cho chị em trên cả nước, cung cấp kiến thức, lời khuyên thực tế về kinh doanh, cải thiện tay nghề nấu nướng, và giúp họ chuẩn bị nền tảng vững chắc để đối mặt với mọi thử thách trên hành trình khởi nghiệp.Thông qua các hoạt động này, chương trình đã củng cố niềm tin cho phụ nữ Việt rằng, bất kỳ ai, dù xuất phát điểm ở đâu cũng có thể chinh phục ước mơ kinh doanh của mình. Nhờ vậy, từ những ngày đầu, chương trình đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các chị em trên cả nước.Hành trình hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp của phụ nữ Việt bước vào giai đoạn đầy ý nghĩa khi, từ tháng 7 đến tháng 8.2024, những đề án tâm huyết được gửi về Ban tổ chức để đánh giá. Trong hàng trăm ý tưởng, 150 đề án xuất sắc nhất được lựa chọn, và 70 dự án tiềm năng nhất sẽ nhận hỗ trợ trực tiếp từ chương trình.Bên cạnh đó, các chị em cũng đã được tham gia tập huấn chuyên sâu thông qua những buổi làm việc 1:1 với đầu bếp MAGGI và các chuyên gia hàng đầu. Sự hỗ trợ này gồm trang bị kiến thức, kỹ năng nấu nướng cần thiết, giúp họ tự tin đưa dự án đi vào thực tế.Từ tháng 8 đến tháng 9.2024, các dự án chính thức bước vào giai đoạn nước rút. Đây là lúc các chị em có cơ hội nhận được gói hỗ trợ quan trọng, bao gồm ký kết thỏa thuận, thi công và lắp đặt cơ sở vật chất, vật dụng mở quán cho các dự án. Đây không chỉ là thời điểm các ý tưởng bắt đầu được hiện thực hóa.Điểm nhấn của hành trình đến từ tháng 10 đến tháng 12.2024. Đây là giai đoạn các dự án đi vào vận hành thực tế và được đánh giá sau một tháng kinh doanh. Ban tổ chức sẽ vinh danh 16 dự án xuất sắc nhất dựa trên sự tham gia tích cực, chất lượng triển khai và hiệu quả kinh doanh. Những giải thưởng này không chỉ ghi nhận thành công mà còn mà còn là động lực để họ tiếp tục phát triển và lan tỏa giá trị khởi nghiệp bền vững.Hành trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" năm 2024 khép lại với những thành tựu ấn tượng: 16 dự án xuất sắc được vinh danh, 72 mô hình quán ăn triển khai thành công tại 9 tỉnh và hơn 17.500 phụ nữ được tiếp cận hỗ trợ, với tổng tài trợ vượt 1,1 tỉ đồng.Từ những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ, phụ nữ Việt đã dần khẳng định bản thân qua những dự án khởi nghiệp đầy tự tin và ý nghĩa. Với sự đồng hành của chương trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" các chị em không chỉ được tiếp thêm cảm hứng mà còn được trang bị kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ thiết thực để từng bước hiện thực hóa ước mơ của mình. Đồng thời đây cũng là tiền đề cho phụ nữ Việt bước vào hành trình mới, được tỏa sáng với sự tự tin và tự chủ.Maggi là trợ thủ đắc lực trong căn bếp của hàng triệu phụ nữ Việt với các sản phẩm đa dạng như dầu hào, nước tương, hạt nêm nấm hương, mong muốn phụ nữ phát huy tối đa tiềm năng, tạo khác biệt tích cực cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ năm 2022, chương trình "Nấu nên cơ nghiệp" do MAGGI phối hợp cùng Hội LHPN Việt Nam thực hiện, trong khuôn khổ Nestlé đồng hành cùng Phụ Nữ, đã hỗ trợ hơn 14.500 phụ nữ nâng cao kỹ năng nấu nướng, kiến thức kinh doanh, cấp vốn khởi nghiệp và phát triển kinh tế gia đình, truyền cảm hứng lan tỏa giá trị bền vững cho cộng đồng. Theo dõi hành trình 'Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp' tại đây.
Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 sắp về Việt Nam, bị triệu hồi do lỗi trục sau
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.