Tương ớt Chin-su Sriracha thu hút ở Nhật Bản vì vị cay thơm độc đáo
Khoảng sáng gầm (mm)Hố ga nguy hiểm
Chính sách giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực từ tháng 12.2024 tạo nên nhiều thay đổi trên thị trường ô tô Việt Nam. Nhiều mẫu mã tiếp tục được nhà sản xuất phân phối áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá… tuy nhiên khi không còn sự "trợ lực" từ chính sách, doanh số bán theo đó cũng sụt giảm. Trong đó, Toyota Vios - mẫu xe được ví như "gà đẻ trứng vàng" của Toyota là một ví dụ điển hình.3 tháng trước đây, khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP, Toyota Vios với việc được Toyota triển khai chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho khách mua xe, là một trong những mẫu ô tô thuộc diện hưởng ưu đãi kép trên thị trường. Việc không phải mất tiền đóng lệ phí trước bạ khi có sự hỗ trợ từ chính sách cùng chương trình khuyến mãi từ nhà sản xuất đã thu hút khách hàng xuống tiền chọn Toyota Vios. Chính vì vậy, từ tháng 9 - 11.2024, doanh số bán mẫu xe này liên tục tăng trưởng. Trong đó, với hơn 2.000 xe đến tay khách hàng trong tháng 11.2024, Toyota Vios vươn lên dẫn đầu phân khúc sedan hạng B đồng thời cải thiện vị trí trong top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam.Bước sang tháng 12.2024 - thời điểm Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực, Vios dù vẫn được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi 50% lệ phí trước bạ vẫn mất dần sức hút. Số liệu bán hàng trong tháng 12.2024 được Toyota Việt Nam (TMV) công bố mới đây cho thấy, lượng tiêu thụ Toyota Vios chỉ đạt 1.504 xe, giảm hơn 630 xe, tương đương gần 30% so với tháng trước đó. Không chỉ Toyota Vios, một số mẫu xe lắp ráp trong nước của Toyota như Veloz Cross, Avanza Premio cũng ghi nhận doanh số sụt giảm so với tháng trước đó. Cụ thể, lượng tiêu thụ Veloz Cross trong tháng 12.2024 đạt 916 xe, giảm 230 xe so với tháng 11.2024. Sự sụt giảm của những dòng xe chủ lực như Toyota Vios, Veloz Cross… khiến Toyota không còn giữ được đà tăng trưởng doanh số, dù thực tế một số mẫu mã khác như Toyota Yaris Cross, Innova Cross vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của những mẫu xe này không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm của Toyota Vios, Veloz Cross trong tháng 12.2024. Đây chính là lý do Toyota khép lại tháng bán hàng cuối năm 2024 với 8.642 xe, giảm 51 xe so với tháng 11.2024.Toyota cũng khép lại năm 2024 với 66.576 xe, tăng gần 9.200 xe so với năm 2023, qua đó vẫn góp mặt ở top đầu những thương hiệu ô tô bán chạy nhất Việt Nam.
Chiêm ngưỡng tượng Phật A Di Đà thời Lý từng bị mất trộm phần đầu
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA, thông báo: Niên vụ cà phê 2023/2024 đã đi được nửa chặng đường. Trong 6 tháng qua, VN đã xuất khẩu được 956.000 tấn cà phê, giảm 1% về lượng nhưng giá trị đạt hơn 3 tỉ USD, tăng đến hơn 40% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá cà phê tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng vì giá cà phê biến động mạnh nên chuỗi sản xuất chế biến, thu mua cung ứng và kinh doanh cà phê xuất khẩu đang đối mặt nhiều thách thức. Đặc biệt, đã xảy ra tình trạng các bên tham gia chuỗi không giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký dù đã bàn bạc chia sẻ rủi ro.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Đề xuất cá nhân chỉ được bán, cho thuê tối đa 5 căn nhà một năm
Ngày 2.3, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau, đơn vị này đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam chủ hụi Trần Thúy Hằng (40 tuổi, ngụ TT.Năm Căn, H.Năm Căn, Cà Mau), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm 2014, Hằng tổ chức chơi hụi để hưởng tiền hoa hồng. Tuy nhiên, từ tháng 5.2021 đến tháng 5.2023, lợi dụng lòng tin của các hụi viên và sự lỏng lẻo trong việc bỏ thăm khui hụi, Hằng tự ý hốt 71 chân hụi, chiếm đoạt số tiền hơn 869 triệu đồng. Ngoài ra, Hằng còn bán khống 50 chân hụi, lừa đảo hơn 545 triệu đồng. Tổng số tiền bị can này chiếm đoạt hơn 1,4 tỉ đồng.Trước đó, ngày 15.8.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Cà Mau điều tra theo thẩm quyền. Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau có đủ căn cứ xác định Hằng có hành vi lừa đảo nên bắt tạm giam để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.