Tổ chức lớn trước nguy cơ chết lâm sàng
Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20.3.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, Cục QLTT TP.HCM đã chỉ đạo các Đội QLTT tiến hành rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vàng trên địa bàn TP.HCM.Gặp phải đồng nghiệp ăn cắp vặt, có nên 'ngậm đắng nuốt cay'?
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.
Không được đưa lao động đi làm việc tại Israel cho đến khi có thông báo mới
Từ năm học 2025-2026, TP.HCM chính thức miễn học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT công lập, ngoài công lập. Chính sách này mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt với các gia đình khó khăn, khi học phí luôn là một gánh nặng trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, học phí THPT công lập dao động từ 100.000 - 200.000 đồng/tháng, mầm non có thể lên đến 300.000 đồng/tháng, giúp một gia đình có hai con đi học tiết kiệm từ 2 triệu - 6 triệu đồng/năm.Phụ huynh ở thủ đô rất quan tâm tới thông tin miễn học phí trên. Nhiều người mong điều tương tự sẽ có ở thủ đô, một số khác lại tỏ ra lo ngại về chất lượng giảng dạy khi sĩ số lớp có thể tăng cao và nguồn lực giáo dục bị phân bổ lại.
Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định, đạt nhiều kết quả tích cực.Cụ thể, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt khá. Hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch có nhiều chuyển biến. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh khá cao, ước đạt trên 10%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 8,5%.Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Trà Vinh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ban hiện đạt khoảng 95%. Đơn vị đang tiếp tục thực hiện giải ngân, đảm bảo phấn đấu tối thiểu phải đạt 98%. Một số dự án tiêu biểu thực hiện vượt tiến độ thi công như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế TX.Duyên Hải; Xây dựng hội trường 500 chỗ của Trường cao đẳng nghề Trà Vinh; Xây dựng sân vận động (mới) tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2)…Năm 2025, UBND tỉnh Trà Vinh đề ra 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu. Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7 - 7,5%; thu nhập bình quân đầu người là 101 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thuế sản phẩm trong GRDP đạt 73,91%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 30.000 - 32.000 tỉ đồng; phát triển mới 520 doanh nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,02%; tạo việc làm tăng thêm cho 23.000 lao động; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 95,1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,15%…Về dự toán thu, chi ngân sách năm 2025: dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 14.971 tỉ đồng; thu ngân sách địa phương được hưởng 13.223 tỉ đồng (thu nội địa 6.682 tỉ đồng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 4.886 tỉ đồng). Chi ngân sách địa phương 13.288 tỉ đồng.Để đạt được mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của đơn vị và phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025. Đồng thời, tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư công, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án - nhất là các công trình trọng điểm.Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương phát động phong trào thi đua năm 2025 và các sự kiện chào mừng ngày lễ lớn, đại hội Đảng các cấp. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, huy động nguồn lực hỗ trợ quà tết cho hộ nghèo, cận nghèo. Quan tâm chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp tết; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.
TP.HCM sắp xuất hiện căn hộ có giá thuê 200 triệu đồng/tháng
Hôm 10.1, Viện KSND TP.HCM ra quyết định kháng nghị yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án (THA) dân sự TP.HCM ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định thu hơn 78 tỉ đồng. Kháng nghị còn yêu cầu Cục trưởng chỉ đạo chấp hành viên thực hiện ngay việc thu phí THA, và số tiền còn lại sau thu phí chuyển cho Công ty Sen Việt để xử lý theo quy định của bản án; đồng thời làm rõ trách nhiệm của chấp hành viên (nếu có).Trước đó, hồi tháng 11.2020, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án tham ô xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng NN-PTNT VN (Công ty ALC II). Tòa tuyên: "Toàn bộ số tiền mà Công ty ALC II được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Sen Việt (gọi tắt Công ty Sen Việt). Đây là công ty quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty ALC II để xử lý theo quy định của pháp luật".Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, tòa án còn tuyên phạt 2 án tử hình đối với Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc Công ty ALC II) và Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng - thương mại Quang Vinh)…Quá trình tổ chức thi hành bản án, Cục THA dân sự TP.HCM đã ra nhiều quyết định THA chủ động. Trong đó có quyết định THA chủ động vào tháng 3.2021, buộc ông Lê Đoàn Tám hoàn trả 75 tỉ đồng cho Công ty ALC II để đảm bảo cho việc thi hành trách nhiệm bồi thường của bị cáo Vũ Quốc Hảo. Khoản tiền này sẽ được cấn trừ vào nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Hảo.Tháng 10.2024, ông Tám nộp 75 tỉ đồng và Công ty Hàm Rồng đã nộp hơn 3,4 tỉ đồng, tổng cộng hơn 78 tỉ đồng cho Cục THA dân sự TP.HCM. Ngay sau đó, Công ty Sen Việt có đơn đề nghị chuyển hơn 78 tỉ đồng vào tài khoản của công ty này theo như bản án phúc thẩm của TAND cấp cao.Tuy nhiên, yêu cầu của Công ty Sen Việt không được Cục THA dân sự TP.HCM chấp nhận, lý do là còn phải thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM. Trước đó, căn cứ vào điều 121 luật Phá sản, chấp hành viên đã ra văn bản vào năm 2018 với nội dung: "Yêu cầu Công ty Sen Việt thực hiện việc thanh lý tài sản của Công ty ALC II theo quy định của luật này. Sau 2 năm kể từ ngày nhận được văn bản này, nếu Công ty Sen Việt không thực hiện được thì phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao cho Cục THA dân sự TP.HCM xử lý, thanh lý tài sản theo khoản 4 điều 121 luật Phá sản…".Kháng nghị của Viện KSND TP.HCM cho rằng, theo bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM và bản án sơ thẩm năm 2019 của TAND TP.HCM đều giao khoản tiền bồi hoàn cho Công ty Sen Việt. Đây không phải tài sản đưa ra thanh lý theo quy định tại khoản 2 điều 121 luật Phá sản.Cả 2 bản án đều xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt nhận số tiền bồi thường của Công ty ALC II là thực hiện việc quản lý tài sản chứ không phải thanh lý tài sản như cách hiểu và áp dụng pháp luật của chấp hành viên.Theo kháng nghị, bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với vai trò đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Do Công ty ALC II phá sản nên tòa đã tuyên toàn bộ số tiền mà công ty này được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty Sen Việt để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật chứ không phải thanh lý.Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 điều 127 luật Phá sản năm 2014, việc ông Lê Đoàn Tám bồi thường cho Công ty ALC II và khoản tiền Công ty Hàm Rồng tự nguyện thi hành được xem là tài sản doanh nghiệp chưa chia sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. Thẩm quyền phân chia tài sản này là TAND TP.HCM đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt sẽ căn cứ khoản 2 điều 114 luật Phá sản để báo cáo TAND TP.HCM giải quyết phá sản xử lý tài sản thu được…Theo quy định tại khoản 3, điều 127 luật Phá sản năm 2014, Cục THA dân sự TP.HCM chỉ được quyền phân chia theo quyết định của TAND đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, việc chấp hành viên căn cứ khoản 4 điều 121 luật Phá sản cho rằng hết thời hạn 2 năm thanh lý tài sản của Công ty Sen Việt để ban hành quyết định giữ hơn 75 tỉ đồng là thi hành trái nội dung bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM.Cũng theo Viện KSND TP.HCM, việc làm này là "không đúng thẩm quyền xử lý, vi phạm quy định tại khoản 2 điều 114 luật Phá sản năm 2014". Đồng thời áp dụng không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan, vi phạm khoản 2 điều 20 luật THA dân sự.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM, cho biết sau khi có quyết định kháng nghị, nhận thấy vụ việc phức tạp, quan điểm của cơ quan này và Viện KSND TP.HCM còn có sự khác nhau, trái chiều. Do đó, để giải quyết dứt điểm vụ việc, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Cục THA dân sự TP.HCM đã mời lãnh đạo Viện KSND TP.HCM và TAND TP.HCM họp để trao đổi, thống nhất hướng giải quyết.Tại cuộc họp liên ngành hôm 21.1 đã kết luận: "Vụ việc có nội dung liên quan đến quy định pháp luật chưa cụ thể, liên ngành chưa thống nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau. Cục THA dân sự TP.HCM còn khó khăn, vướng mắc khi xử lý số tiền đã thu giữ được của Công ty ALC II. Liên ngành thống nhất đề nghị Cục THA dân sự TP.HCM có văn bản báo cáo và xin hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THA dân sự để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trước khi xử lý tài sản".Vì thế, hiện nay Cục THA dân sự TP.HCM đã báo cáo, đề nghị Tổng cục THA dân sự xem xét, hướng dẫn nghiệp vụ để có cơ sở xử lý đối với số tiền đã thu giữ nêu trên.Cũng theo ông Hà, tại thời điểm chấp hành viên ban hành quyết định về việc thu giữ tiền của người phải THA (Công ty ALC II) thì Cục THA dân sự TP.HCM đang thụ lý thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM.Theo đó, tài sản của Công ty ALC II được phân chia theo thứ tự sau: chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động với người lao động; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán cho chủ nợ. Theo danh sách chủ nợ thì Công ty ALC II có nghĩa vụ thanh toán cho 114 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền hơn 10.167 tỉ đồng và hơn 8,5 triệu USD.Vì thế, lãnh đạo Cục THA dân sự TP.HCM khẳng định rằng việc thu giữ số tiền trên là đúng. Mục đích để đảm bảo thi hành quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan này không có cơ sở để xem xét, giải quyết đề nghị của Công ty Sen Việt.