Giúp học sinh tiếp cận chương trình mới lớp 10
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại với đất khác
Hai đơn vị sẽ đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp tiên tiến về thuốc bảo vệ thực vật; xây dựng các nền tảng, đào tạo, tập huấn và đổi mới phương thức tiếp cận nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả.
Kiến nghị tăng lương hưu 8% từ 1.7
Theo đó, đoàn thanh tra của Sở GD-ĐT TP.HCM đã làm việc với Phòng GD-ĐT quận 5 và kiểm tra, xác minh trực tiếp về các nội dung thanh tra tại 4 trường: tiểu học Minh Đạo, tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, Trường THCS Lý Phong, Trường THCS Trần Bội Cơ.Qua quá trình thanh tra, Thanh tra Sở GD-ĐT đưa ra kết luận:Phòng GD-ĐT quận 5 đã chỉ đạo các trường thực hiện chương trình giáo dục nhà trường đúng theo quy định; hồ sơ lưu trữ chặt chẽ, đầy đủ theo hướng dẫn. Trên cơ sở hướng dẫn của phòng, các trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục và bố trí dạy học trong mỗi học kỳ phù hợp với tình hình nhà trường, có thông qua Hội đồng trường…Tuy nhiên, ở bậc THCS, hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp chưa thực hiện đủ nội dung giảng dạy của chương trình. Kế hoạch dạy học các khối chưa cụ thể theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về nhiệm vụ chuyên môn. Nội dung ghi trong sổ đầu bài các lớp chưa thể hiện cụ thể nhiệm vụ học tập và hoạt động dạy học tương ứng. Sổ đầu bài chưa đảm bảo tính pháp lý (Trường THCS Lý Phong).Trường chưa xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Một số kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn chưa theo hướng dẫn của của Bộ về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (việc sắp xếp nội dung chưa hợp lý, khoa học); cấu trúc trình bày chưa thống nhất giữa các tổ chuyên môn, chưa bám sát định hướng chung, nội dung theo hướng dẫn (Trường THCS Trần Bội Cơ).Từ đó Thanh tra Sở đề nghị Phòng GD-ĐT quận 5 tham mưu UBND quận 5 chỉ đạo việc thực hiện chương trình nhà trường theo hướng dẫn. Phối hợp đề xuất Phòng Tài chính kế hoạch quận khi yêu cầu, chỉ đạo về công tác tài chính có liên quan đến chương trình nhà trường cần triển khai bằng văn bản để trường có cơ sở pháp lý thực hiện.Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình GDPT 2018 tại các cơ sở giáo dục để có hướng dẫn, giải pháp khắc phục kịp thời nhất là các trường có khó khăn về nhân sự, cơ sở vật chất trường lớp. Chỉ đạo các trường quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có kiểm tra việc thực hiện chương trình nhà trường.Đối với các cơ sở giáo dục được kiểm tra, Thanh tra Sở yêu cầu Trường THCS Lý Phong, Trần Bội Cơ xây dựng kế hoạch giáo dục cần sắp xếp nội dung hợp lý, khoa học. Cấu trúc trình bày cần thống nhất giữa các tổ chuyên môn để đảm bảo việc xây dựng kế hoạch theo một định hướng chung, đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn. Kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cần cụ thể các nội dung, phân công thực hiện, tiến độ thực hiện, thời gian, địa điểm,Trường THCS Lý Phong cần bổ sung những nội dung hoạt động: tên bài học, nội dung công việc còn thiếu, kế hoạch dạy bù, dạy thay... Lưu ý về tính pháp lý của sổ đầu bài, có kế hoạch kiểm tra định kỳ, ký duyệt.Việc triển khai chương trình nhà trường cần có hồ sơ lưu phiếu đăng ký của phụ huynh và đề ra những giải pháp thích hợp cho những học sinh không đăng ký tham gia. Thực hiện các hoạt động dạy học ngoài giờ chính khóa cần thông tin đầy đủ, đảm bảo sự đồng thuận của học sinh, phụ huynh học sinh.Kế hoạch giáo dục cá nhân Trường THCS Trần Bội Cơ nên chi tiết theo tình hình lớp giảng dạy. Xây dựng kế hoạch cần tách biệt kế hoạch dạy chính khóa với kế hoạch dạy buổi 2 và kế hoạch dạy chuyên đề. Cần có biện pháp cụ thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin. Kế hoạch kiểm tra đánh giá ghi cụ thể yêu cầu cần đạt, hình thức kiểm tra.Cũng trong kết luận thanh tra tại phòng GD-ĐT quận 5 có nêu rõ nội dung ghi trong sổ đầu bài các lớp Trường THCS Trần Bội Cơ cần thể hiện được nhiệm vụ học tập và hoạt động dạy học tương ứng. Nhà trường xây dựng lại kế hoạch dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp các khối cụ thể. Tiết hoạt động trải nghiệm dưới sân trường, cần có nội dung và phân công cho từng thành viên thực hiện.
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Sân đấu của U.23 Việt Nam cực 'khủng': Nơi Mbappe, Bellingham từng tung hoành
Ngày 4.1, thông tin từ Công an TX.Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Tính (38 tuổi, ngụ xã Long Hưng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó có cả giấy triệu tập của ngành công an. Trước đó, Công an TX.Thái Hòa phát hiện đường dây làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức và các loại giấy tờ giả này được rao bán qua mạng xã hội nên đã lập chuyên án để điều tra. Qua điều tra, cơ quan công an xác định Nguyễn Đức Tính là nghi phạm cầm đầu đường dây này với vai trò trực tiếp sản xuất, phân phối, điều hành. Khám xét khẩn cấp nơi tạm trú của Tính tại xã Long Hưng (TP.Biên Hòa), lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm tài liệu giả, gồm: bằng đại học, các loại chứng chỉ, thẻ nhà báo, giấy đăng kiểm phương tiện, căn cước công dân, tem kiểm định… và nhiều công cụ, máy móc phục vụ việc làm giấy tờ giả. Mở rộng vụ án, cơ quan chức năng đã bắt giữ Hoàng Thanh Tuyền (29 tuổi, ngụ H.Ý Yên, tỉnh Nam Định) và Nguyễn Tuấn Thông (28 tuổi, ngụ H.Chư Prông, tỉnh Gia Lai), là 2 mắt xích trong đường dây làm giả tài liệu này. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Tính khai nhận, từ đầu năm 2024 đến khi bị bắt, Tính và 2 đồng phạm đã làm giả hàng ngàn loại giấy tờ, tài liệu bán cho "khách hàng" trên khắp cả nước với giá mỗi giấy tờ, tài liệu giả từ 3 - 5 triệu đồng. Các giấy tờ, tài liệu giả được "khách hàng" đặt mua với mục đích đi xin việc, hợp thức hóa bằng cấp, hồ sơ… Đặc biệt, nhóm này còn làm giả cả giấy triệu tập của ngành công an để bán cho các đối tượng tội phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.