Hành trình nối dài ký ức cho bệnh nhân Alzheimer của Eisai Việt Nam
Nhiều người cho rằng ô tô chỉ hư hỏng khi di chuyển nhiều nhưng thực tế, việc đậu xe tại chỗ lâu ngày, không sử dụng cũng có thể khiến nhiều bộ phận xuống cấp, hỏng vặt.Việc đậu tại chỗ, "ngó lơ" trong thời gian dài có thể khiến lốp ô tô bị thoát hơi, biến dạng và chai cứng do tác động của nhiệt độ và môi trường. Trong khi đó, ắc-quy cũng là bộ phận dễ bị hỏng, vì ô tô không được sử dụng, bộ phận này vẫn tiêu hao năng lượng theo thời gian. Ngoài ra, các chi tiết nhựa, cao su viền cửa, các đường ống dẫn bên trong khoang máy cũng có thể bị nứt gãy nếu không được bảo dưỡng, chăm sóc.Do đó, dù không sử dụng ô tô thường xuyên, người dùng vẫn nên kiểm tra và bảo dưỡng theo định kỳ để xe luôn ở trạng thái tốt nhất.Thầy chùa Sáu
Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong thập kỷ qua dù không mở mới thêm nhà băng nào. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2024 đã đạt hơn 21,4 triệu tỉ đồng, tương đương với khoảng 839 tỉ USD. Trong vòng 10 năm qua, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng hơn 3 lần, đặc biệt có những ngân hàng tư nhân tăng trưởng 5-6 lần như Techcombank, VPBank…Theo The AsianBanker, năm 2024, có 7 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngoài nhóm ngân hàng có vốn chi phối bởi Nhà nước, 2 ngân hàng tư nhân vào top cũng là Techcombank (thứ hạng 468) và VPBank (thứ hạng 481). Nhiều ngân hàng Việt cũng đã nhen nhóm tham vọng vươn ra biển lớn, vào top đầu khu vực, thế giới. Chẳng hạn như Vietcombank đề ra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á. Techcombank đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỉ USD, nằm trong Top 10 ngân hàng tại Đông Nam Á. Trong khi đó, VPBank xác định chiến lược phát triển 5 năm (2022-2026) trở thành ngân hàng có vị trí vững chắc trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đạt quy mô thuộc Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, chưa có ngân hàng Việt nào vào Top 10 trong bảng xếp hạng tổng tài sản, lợi nhuận và còn cách vị trí khá xa so với các ngân hàng Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dù điểm đáng mừng là tỷ lệ sinh lời như ROA, ROE của nhiều ngân hàng Việt thuộc nhóm cao vượt trội. Trở lại với bảng xếp hạng của The Asian Banker, những ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á có thể kể đến như DBS (Singapore), UOB (Singapore), CIMB Group (Malaysia), Maybank (Malaysia)… Điểm chung của họ là sự hiện diện rộng lớn tại nhiều thị trường trọng điểm trên toàn cầu, đặc biệt nhiều ngân hàng đẩy mạnh mô hình hệ sinh thái, hợp tác phát triển với các doanh nghiệp lớn trên nhiều lĩnh vực. Ngân hàng Việt đã có sự trở mình ấn tượng trong thập kỷ qua nhờ vào việc tập trung mảng "ngân hàng thương mại", đặc biệt là hoạt động cho vay. Các sản phẩm tín dụng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, đến vay sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Mô hình này giúp các ngân hàng mở rộng nền tảng khách hàng và duy trì nguồn thu ổn định từ lãi suất. Tuy nhiên trong tương lai, khi hướng đến quy mô lớn hơn, đặc biệt là xứng tầm khu vực và thế giới thì mô hình kinh doanh của các ngân hàng Việt phải có sự thay đổi. Đó có thể là đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy mảng "ngân hàng đầu tư", phát triển mô hình hệ sinh thái có sự hợp tác hiệu quả với những tập đoàn lớn khác. Mảng "ngân hàng đầu tư" có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng là cơ hội cho các ngân hàng Việt trong kỷ nguyên mới với các dịch vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A), quản lý gia sản, tư vấn trái phiếu, bảo hiểm…Ví dụ, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MBS) của ngân hàng MB hay công ty quản lý quỹ Techcom (TCC) của ngân hàng Techcombank đều được biết đến là những công ty quản lý gia sản đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng "mẹ". Techcom Capital hiện đang quản lý 10 quỹ đầu tư đa dạng, tính đến ngày 31.10.2024, tổng giá trị tài sản quản lý của Techcom Capital đạt hơn 14.000 tỉ đồng. Ngay cả với hoạt động cho vay, các ngân hàng cũng có thể chuyển đổi mô hình, khai phá những ý tưởng kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Chẳng hạn với cho vay bất động sản, việc hợp tác với các công ty BĐS uy tín để cung cấp giải pháp vay mua nhà tích hợp, đồng thời hỗ trợ khách hàng tìm kiếm BĐS phù hợp. Tương tự cũng có thể áp dụng với các sản phẩm cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng... Có thể thấy ở mô hình hợp tác giữa Techcombank với Masterise và One Mount, khách hàng mua nhà tại các dự án của Masterise sẽ được sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói kèm nhiều ưu đãi từ Techcombank, bao gồm vay lãi suất thấp, đóng phí bảo hiểm tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác từ khi mua nhà cho đến lúc ở, sinh hoạt hằng ngày. Cùng với One Mount, việc kết hợp công nghệ số và dữ liệu để tích hợp các sản phẩm tài chính như vay mua nhà, gói tài chính cá nhân vào một nền tảng duy nhất OneHousing đã giúp trải nghiệm giao dịch bất động sản trở nên nhanh chóng, thuận tiện.Trên thực tế, các ngân hàng top đầu khu vực, hoặc trên toàn cầu hiện nay đều có dáng dấp tập đoàn tài chính với mô hình hệ sinh thái. Ví dụ gần gũi có thể kể đến DBS - một trong những ngân hàng đi đầu tại châu Á trong việc xây dựng mô hình hệ sinh thái toàn diện, kết hợp các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. DBS hợp tác với các công ty bất động sản lớn như PropNex và ERA Singapore để cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng mua nhà. Trong lĩnh vực tiêu dùng, DBS hợp tác với Shopify để cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trực tuyến. Trong mảng "ngân hàng đầu tư", hoạt động quản lý tài sản, DBS Wealth Management quản lý tới hơn 275 tỉ USD (năm 2023) tài sản khách hàng, với các dịch vụ đẳng cấp cho phân khúc giàu có. Tại Việt Nam, mô hình hệ sinh thái cũng đã hiện diện với những tên tuổi dẫn dắt như Vingroup, Techcombank, Sovico, Viettel, Doji, Thế giới di động…Những hệ sinh thái này được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bức tranh tài chính ngân hàng ở Việt Nam - ngành được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Chưa bao giờ người dùng có yêu cầu về trải nghiệm liền mạch trên hàng loạt dịch vụ tài chính và phi tài chính như hiện nay. Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, các ngân hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí như trước, trong khi khách hàng sẽ được hưởng lợi rõ rệt về giá cả nhờ sự hợp tác của các bên cung cấp. Đối với ngân hàng, mô hình này mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thị trường nhanh hơn nhiều so với tự mình phát triển tất cả các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Và hơn hết, sự tích hợp dữ liệu khách hàng trong hệ sinh thái cũng giúp ngân hàng hiểu sâu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm, nâng cao lòng trung thành và cá nhân hóa sản phẩm.
Trao tiền bạn đọc giúp vợ chồng nghèo chữa bệnh
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), về tội nhận hối lộ.Đây là vụ án thứ 2 ông An bị truy cứu hình sự trong thời gian gần đây. Trước đó, tháng 11.2024, ông này bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội nhận hối lộ ở vụ án Xuyên Việt Oil.Theo cáo buộc của Viện KSND tối cao, Công ty Bách Khoa Việt (địa chỉ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) được thành lập năm 2007. Bà Trần Thị Loan Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này từ tháng 9.2010 đến tháng 10.2019, sau đó người khác lên thay.Vốn quen biết với ông Nguyễn Lộc An - người có thẩm quyền quản lý mảng xăng dầu, khí đốt, đầu năm 2013, bà Phương liên hệ, nhờ ông An giúp đỡ Công ty Bách Khoa Việt kinh doanh xăng dầu.Để được "ưu ái" trong quá trình kiểm tra điều kiện cấp phép cũng như cấp phép, bà Phương nhiều lần chi hối lộ cho ông An. Trong số này, bà Phương từng trực tiếp đến gặp ông An tại nhà khách Bộ Công thương ở Q.1, TP.HCM, đưa 200 triệu đồng.Đặc biệt, tháng 9.2015, ông An gọi điện cho bà Phương, nhờ "hỗ trợ" 9 tỉ đồng để mua căn nhà to hơn. Biết được "tầm quan trọng" của ông An, bà Phương đồng ý, yêu cầu nhân viên 2 lần chuyển tiền vào tài khoản của vợ ông An, tổng số 9 tỉ đồng.Cáo trạng mô tả rằng, ngày 9.9.2023, khi hành vi đưa - nhận hối lộ giữa 2 người chưa bị phát giác, bà Phương nhận thức được sai phạm của bản thân nên đã chủ động làm đơn tố giác đối với ông An, đồng thời tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.Trên cơ sở tố giác của bà Phương, khoảng 1 tuần sau, công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông An. Kết quả điều tra cho thấy, ngoài 9,2 tỉ đồng của bà Phương, ông An còn nhận hối lộ 5 tỉ đồng của một doanh nghiệp khác, cũng liên quan đến việc cấp phép kinh doanh xăng dầu.Theo quy định tại khoản 7 điều 364 bộ luật Hình sự, người nào đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND hướng dẫn "chủ động khai báo trước khi bị phát giác" là trường hợp hành vi phạm tội chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ mà mình thực hiện.Từ những căn cứ nêu trên, cơ quan tố tụng miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Phương, nhưng tịch thu toàn bộ số tiền 9,2 tỉ đồng mà bà này dùng để đưa hối lộ cho vụ phó thuộc Bộ Công thương.Trường hợp của bà Trần Thị Loan Phương không phải là hiếm, bởi trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, một số cá nhân khác cũng được miễn trách nhiệm hình sự dù đã thực hiện xong hành vi đưa hối lộ. Điển hình như ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Cơ quan tố tụng xác định ông Văn đã đưa hối lộ cho trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn tổng số tiền 5,2 triệu USD, nhằm bưng bít các sai phạm tại ngân hàng này.Quá trình giải quyết vụ án, ông Văn được xác định chỉ làm theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, đồng thời đã chủ động tố giác hành vi của bà Nhàn cũng như hợp tác tích cực với cơ quan điều tra… Do vậy, ông Văn không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ, chỉ bị đề nghị truy tố 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá cao về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nói chung và tội đưa hối lộ nói riêng. Điều này sẽ góp phần nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Theo luật sư, đưa và nhận hối lộ là những hành vi phạm tội diễn ra "kín", rất khó phát hiện. Nếu "người trong cuộc" chủ động tố giác và khai báo về hành vi của mình, việc điều tra, xử lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.Quy định về việc miễn hình sự thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước, qua đó bảo vệ và khuyến khích những người dám đứng ra tố giác tội phạm, ngay cả khi bản thân họ là người thực hiện hành vi phạm tội.Dù vậy, bộ luật Hình sự cũng quy định rất chặt chẽ về vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ. Điều kiện tiên quyết là phải "chủ động khai báo trước khi bị phát giác". Ngay cả khi đã chủ động khai báo thì người đưa hối lộ "có thể" chứ không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự, tức là còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác và sự đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng.
Liên quan thông tin 2 cô gái bị bắt cóc đưa sang Campuchia, chiều 18.2, một lãnh đạo Công an H.Cái Nước (Cà Mau) khẳng định là sai sự thật.Công an địa phương cũng có báo cáo ban đầu về vụ việc gây hoang mang dư luận này. Cụ thể, khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, Công an TT. Cái Nước nhận được tin báo có vụ bắt cóc xảy ra trên địa bàn. Ngay khi tiếp nhận, đơn vị đã tiến hành mời những người có liên quan về trụ sở làm việc.Theo trình bày của ông P.T.N (54 tuổi, ở Q.Tân Phú, TP.HCM), ông có quen một phụ nữ tên T., hiện sinh sống tại Campuchia. Bà T. thuê ông N. đến H.Cái Nước đón 2 người là L.N.Y. (15 tuổi, ở xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước) và P.K.V. (17 tuổi, ở TT.Cái Nước) để đưa sang Campuchia làm việc. Bà T. có đưa ông N. số điện thoại của L.N.Y. và P.K.V.Khoảng 9 giờ 30 cùng ngày, ông N. đón Y và V. tại điểm hẹn ở khóm 2, TT.Cái Nước. Sau đó, ông đưa cả 2 đi mua mỹ phẩm và ăn cơm (tiền mua mỹ phẩm do bà T. trả). Tuy nhiên, sau khi ăn cơm, L.N.Y không đồng ý lên xe để đi Campuchia nên gọi xe ôm đến rước. Lúc này, L.N.Y đề nghị ông N. mở cốp xe để lấy đồ nhưng ông không đồng ý, vì tiền mỹ phẩm do bà T. trả, phải chờ ông liên hệ bà T.Cùng thời điểm này, một số người dân xung quanh không hiểu rõ câu chuyện nên tung tin đồn "2 cô gái bị bắt cóc". Một số người quá khích đập vỡ kính ô tô của ông N. Nhiều người tập trung quay, phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.Như Thanh Niên thông tin, trưa 18.2, nhiều trang mạng xã hội Facebook có lượt theo dõi lớn chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người dân tại TT.Cái Nước tập trung rất đông chứng kiến một ô tô 7 chỗ bị đập bể kính để ngăn cản vụ người đàn ông bắt cóc 2 cô gái để đưa sang Campuchia. Thông tin này được chia sẻ chóng mặt, gây hoang mang dư luận.Hiện, Công an TT. Cái Nước đang phối hợp đội nghiệp vụ Công an H.Cái Nước làm việc với những người có liên quan vụ việc để xác định rõ bản chất, nội dung và xử lý đúng quy định.
Vòng cuối Ngoại hạng Anh, vì sao Man.City phải lo lắng ?
Vụ cháy chung cư mini kinh hoàng tại phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội vào tháng 9.2023 đã cướp đi 56 sinh mạng, trở thành một trong những thảm họa lớn nhất trong nhiều năm qua. Sáng nay, TAND TP. Hà Nội đã chính thức mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo, những câu hỏi về trách nhiệm đã được đặt ra.Tối qua, Nguyễn Đình Như Vân đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh khác để đăng quang Hoa hậu Toàn cầu. Tuy nhiên, đêm chung kết, cuộc thi đã vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả Việt Nam khi nhiều người xem chỉ ra rằng ban tổ chức đã sử dụng bản đồ chứa 'đường lưỡi bò'. Ngay sau đó, ban tổ chức đã lên tiếng xin lỗi.Sự ra đi của nghệ sĩ ưu tú Quý Bình để lại nhiều tiếc thương trong lòng công chúng. Tuy nhiên, có những hình ảnh chưa đẹp xuất hiện trong tang lễ làm dấy lên nhiều tranh cãi, một lần nữa câu chuyện văn hóa ứng xử nơi tang lễ được nhắc đến.