Arsenal và Man.City vượt chướng ngại vật
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 6.1 công bố ý định từ chức thủ tướng và lãnh đạo đảng Tự do cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử trong năm nay. Ông Trudeau nêu lý do là đang đối diện các cuộc đấu đá nội bộ gây xao lãng và cho rằng Canada xứng đáng với một lựa chọn thật sự trong kỳ bầu cử tới. Theo Reuters, Ngoại trưởng Melanie Joly hôm 10.1 thông báo sẽ không gia nhập cuộc đua thay thế ông Trudeau vì muốn tập trung đối phó mối đe dọa đánh thuế từ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Dominic LeBlanc cũng viện lý do trách nhiệm chính thức và quyết định đứng ngoài cuộc.Ngày 11.1, Bộ trưởng Giao thông Anita Anand xác nhận không tham gia tranh chức lãnh đạo đảng và cũng không tranh cử vào quốc hội sắp tới. Ngày 12.1, đến lượt Bộ trưởng Lao động Steven MacKinnon thông báo sẽ không chạy đua thay thế ông Trudeau nhưng sẽ tranh cử vào quốc hội sắp tới.Đảng Tự do sẽ chọn lãnh đạo mới vào ngày 9.3. Hạn chót để đăng ký làm đảng viên và bỏ phiếu bầu lãnh đạo là ngày 27.1. Phí để tranh cử là 350.000 CAD (6,1 tỉ đồng). Lãnh đạo đảng sẽ trở thành thủ tướng làm đến hết nhiệm kỳ còn lại của ông Trudeau. Cuộc tổng tuyển cử kế tiếp tại Canada sẽ diễn ra trước ngày 20.10 và đảng Bảo thủ đối lập được dự báo sẽ giành chiến thắng, bất kể ai trở thành lãnh đạo kế tiếp của đảng Tự do.Như vậy, theo Reuters, đường đua hiện còn một vài ứng viên nổi bật sau:Bà Freeland (57 tuổi) từng là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Trudeau trong 9 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo và từng được đánh giá là người có hồ sơ "khủng" nhất trong chính phủ. Tháng 12.2024, bà Freeland bất ngờ từ chức vì mâu thuẫn về việc chi tiêu chính phủ và viết thư chỉ trích sự lãnh đạo của ông Trudeau.Bà Freeland từng là nhà báo, làm việc trong các tòa soạn lớn như Financial Times, The Globe and Mail và Reuters. Bà Freeland gia nhập chính phủ từ tháng 11.2015 với chức vụ Bộ trưởng Thương mại. Bà Freeland làm Bộ trưởng Tài chính Canada từ tháng 8.2020 và giúp vạch ra chương trình chi tiêu xã hội nhiều tỉ đô la của chính phủ để chống đại dịch Covid-19.Bà từng là ngoại trưởng và là người dẫn dắt phái đoàn Canada đàm phán thành công thỏa thuận thương mại với Mỹ và Mexico trước sự đe dọa hủy bỏ thỏa thuận của lãnh đạo Mỹ.Ông Mark Carney (60 tuổi) là kinh tế gia kỳ cựu, là người đầu tiên lãnh đạo hai ngân hàng trung ương lớn. Ông Carney từng học ở Đại học Harvard và Đại học Oxford, làm việc cho Goldman Sachs trước khi gia nhập Bộ Tài chính Canada vào năm 2004. Ông là Thống đốc Ngân hàng Canada từ năm 2007-2013. Ông được cho là người đóng vai trò lớn để giúp Canada tránh tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007.Ông làm Thống đốc Ngân hàng Anh từ năm 2013-2020. Ông cũng từng cảnh báo mức thiệt hại kinh tế nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, khiến những người ủng hộ Brexit công kích kịch liệt. Sau cùng, Anh chính thức rời khỏi EU vào năm 2020 và năm đó ông Carney cũng rời khỏi Ngân hàng Anh. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về khí hậu và tài chính. Hiện tại, ông là Phó chủ tịch hãng Quản lý tài sản Brookfield.Ông là ứng viên nặng ký duy nhất không tham gia chính phủ của ông Justin Trudeau. Ông Carney trong nhiều năm qua được xem là ứng viên tiềm năng cho chức lãnh đạo đảng Tự do nhờ hồ sơ nổi bật trong lĩnh vực tài chính. Mới đây, ông nói sẽ cân nhắc việc chạy đua để chỗ ông Trudeau.Ông Champagne (55 tuổi) từng là luật sư và doanh nhân trước khi gia nhập chính phủ của ông Trudeau vào năm 2015. Ông từng kinh qua các vai trò bộ trưởng thương mại, hạ tầng và ngoại giao trước khi đảm nhiệm chức vụ hiện tại vào tháng 1.2021. Trên cương vị này, ông Champagne dẫn đầu nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực xe điện và pin ô tô của Canada.Ông Wilkinson (60 tuổi) là cựu doanh nhân, từng làm việc cho các công ty công nghệ xanh. Từ năm 2018-2019, ông lãnh đạo Bộ Ngư nghiệp, Đại dương và Tuần duyên. Từ năm 2019-2021, ông giữ chức Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu. Trên cương vị đó, ông phải giữ sự cân bằng giữa việc bảo vệ ngành khai thác tài nguyên và việc thực hiện kế hoạch cắt giảm khí thải dầu khí của chính phủ. Ông cũng vận động nới lỏng thủ tục cấp phép cho các công ty khai khoáng trong việc triển khai các dự án mới.
Câu chuyện bất ngờ của nàng dâu Việt 'triệu view' trên đất Hàn
Sáng 22.1, Tỉnh ủy Hà Giang đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định phân công, chỉ định ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định, tặng hoa chúc mừng ông Hầu A Lềnh nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.Ông Hầu A Lềnh (52 tuổi), quê quán tại TX.Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trình độ thạc sĩ khoa học nông nghiệp, cao cấp chính trị. Ông Hầu A Lềnh là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa: X, XI (dự khuyết); XII, XIII.Ông Hầu A Lềnh là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, trải qua nhiều vị trí công tác từ địa phương tới T.Ư, như: Trợ lý nghiệp vụ Cục 16, Tổng cục II (Bộ Quốc phòng); cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy Sa Pa; Bí thư Huyện đoàn Sa Pa; Bí thư Huyện ủy Sa Pa; Phó bí thư Tỉnh ủy Lào Cai rồi Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, IX.Từ tháng 4.2021 tới nay, ông Hầu A Lềnh được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.Trước đó, từ tháng 5.2023, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang sau khi ông Đặng Quốc Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ TN-MT.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc cho biết, Bộ Chính trị đánh giá ông Hầu A Lềnh là cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và có tư duy nhạy bén, phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết liệt, sâu sát cơ sở. Việc ông Hầu A Lềnh được Bộ Chính trị giao trọng trách mới là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang thể hiện sự tin tưởng, ghi nhận của Bộ Chính trị đối với ông.Trưởng ban Nội chính T.Ư cũng đề nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, lãnh đạo các cấp, các ngành trong toàn tỉnh Hà Giang tăng cường đoàn kết, cùng ông Hầu A Lềnh gánh vác công việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hà Giang.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ việc được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang là sự ghi nhận, tin tưởng của Bộ Chính trị, cũng là trọng trách được Đảng, Nhà nước giao.Ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, ông Hầu A Lềnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của T.Ư và các bộ, ngành. Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng hứa sẽ cùng với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trong các nhiệm kỳ vừa qua, phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các năm tiếp theo.
Bóng hồng đứng sau thành công của 'anh cả TVB' Trần Hào
Nhưng đã quá muộn, mặc dù đã phẫu thuật nhưng ung thư đã lan rộng và ông phải phẫu thuật lần nữa sau đó vài tháng để loại bỏ các hạch bạch huyết ở vùng bẹn và phải hóa trị cường độ cao vào 2 tháng sau.
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Cách sử dụng ChatGPT Plus miễn phí
Năm nay, giải đấu diễn ra trong 2,5 ngày (từ chiều 10.5 đến 12.5) tại nhà thi đấu TDTT tỉnh. Giải đấu có sự tham dự của 16 đội với gần 200 VĐV được chia thành 4 bảng, thi đấu vòng tròn một lượt xếp hạng, chọn 2 đội đứng đầu mỗi bảng vào thi đấu tứ kết, bán kết và chung kết.

Bí quyết làm giàu: Nuôi nhốt heo rừng
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Nữ sinh Bình Phước giành học bổng Mỹ 8 tỉ đồng cho 4 năm học
Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc Tòa án nhân dân TP.HCM (TAND TP.HCM) tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Trong đơn kháng cáo, TAND TP.HCM đã tuyên xử, xác định Hồng Loan là con hợp pháp, người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Võ Văn Ngoan (NSƯT Vũ Linh). Tuy nhiên, TAND TP.HCM lại phân chia di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh thành 2 phần theo tỉ lệ 85% cho Hồng Loan và 15% cho bà Hồng Nhung với lý do xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung. Theo Hồng Loan, việc tuyên xử phân chia như trên của tòa án sơ thẩm không có căn cứ pháp luật. Hồng Loan trình bày trong đơn, bà Hồng Nhung hoàn toàn không có công sức đóng góp vào di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM với ông Võ Thành Nhiêu, bà Hồng Nhung. Do đó, bà Hồng Nhung không có công sức đóng góp, không quản lý, không giữ gìn, không tôn tạo làm nên giá trị di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh."Do đó, việc TAND TP.HCM cho rằng bà Hồng Nhung có đóng góp công sức vào khối di sản của cha tôi để lại và tuyên cho bà Nhung được hưởng 15% trên tổng giá trị di sản của cha tôi là hoàn toàn không có căn cứ", Hồng Loan viết trong đơn kháng cáo. Bên cạnh đó, phía Hồng Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL và viện dẫn lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự vào trường hợp cụ thể của cô là chưa chính xác. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…". Trong khi đó, bà Hồng Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác bỏ tư cách hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ hai. Do đó, khi tòa án xác định Hồng Loan là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố nghệ sĩ Vũ Linh thì cô phải là người được toàn quyền thừa hưởng toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ. Tòa án chia cho Hồng Loan 85% và chia cho bà Hồng Nhung 15% nghĩa là đã xác định bà Hồng Nhung là đương sự được hưởng một phần di sản thừa kế."Việc bà Nhung chăm sóc bà nội tôi (nếu có) thì đó là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, bà Nhung cũng là con, không phải nghĩa vụ duy nhất cha tôi, thực tế cha tôi lúc đó đã làm việc vất vả nuôi cả gia đình anh em (trong đó có cả bà Nhung)... Tòa án sơ thẩm đã xét công sức cho bà Nhung trên những cơ sở, lập luận như trên là hoàn toàn không đúng và cũng vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện của bà Nhung là đang tranh chấp về hàng thừa kế", Hồng Loan trình bày. Ngoài ra, Hồng Loan cho rằng TAND TP.HCM áp dụng không đúng tinh thần của Án lệ 05/2026/AL và "lẽ công bằng" khi tuyên xử chia cho bà Hồng Nhung 15% di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để Hồng Loan đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu cô muốn giúp đỡ bà Hồng Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ôtô.Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Hồng Nhung 15% giá trị di sản. Khi đã hoàn tất nghĩa vụ hoàn tiền, bà Loan được quyền đăng ký sang tên và sử dụng số tài sản nêu trên, cũng như yêu cầu mẹ con bà Hồng Nhung di dời toàn bộ tài sản cá nhân ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Sau thời hạn quy định, nếu bà Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản nói trên.
tai nan bong da
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư