Cô gái vàng bóng rổ SEA Games 32 phá kỷ lục ghi điểm cá nhân tại Mỹ
Theo quy định của luật Quản lý thuế, thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch; đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.Căn cứ Nghị định số 91/2022/NĐ-CP, nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.Vì vậy, kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 có thời hạn như sau: đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì thời hạn chậm nhất là ngày 31.3. Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì thời hạn chậm nhất là ngày 5.5. Tuy nhiên, người nộp thuế lưu ý cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa theo quyết toán thì không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo thời hạn này.Sai sót nào thường gặp khi quyết toán thuế?Về đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024, Tổng cục Thuế nêu rõ: trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp dưới đây:Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 bao gồm: tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/QTT-TNCN; phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN; bản sao các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có)…Bên cạnh nội dung về thời hạn, đối tượng và hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân nêu trên, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, người nộp thuế cần lưu ý thêm: trường hợp cá nhân đáp ứng điều kiện được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định thì khuyến khích cá nhân thực hiện ủy quyền quyết toán cho tổ chức trả thu nhập nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân cũng như giảm tải số lượng hồ sơ quyết toán gửi tới cơ quan thuế.Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại khoản 8 điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ.Ngoài ra, từ công tác quản lý giải quyết hồ sơ, cơ quan thuế nhận thấy một trong những sai sót mà cá nhân thường hay mắc phải khi thực hiện kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc cá nhân không tổng hợp được đầy đủ các nguồn thu nhập của bản thân, hoặc kê khai không chính xác thu nhập nhận được từ các tổ chức trả thu nhập, số thuế thu nhập cá nhân đã được khấu trừ trong năm. Đây là điều cần hết sức lưu ý tránh tái diễn.Cháo trai nóng hổi phố Nghĩa Tân
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
Sốc: Vàng miếng SJC tăng 2,4 triệu đồng, lên gần 86 triệu đồng/lượng
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết.
Khệ nệ mấy túi xách gồm: đồ dùng, lương thực... đứng ở quốc lộ 1A đoạn qua H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để đón xe khách đến thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chị Lê Thị Quỳnh Ngân (30 tuổi), ngụ xã Đồng Phú, H.Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, bày tỏ: “Gia đình khó khăn, lại đang phải nuôi 2 đứa con nhỏ, làm vườn thì thu nhập chẳng đáng là bao nên vợ chồng tôi phải đi làm công nhân để kiếm tiền nuôi con. Đi thì nhớ con, nhớ nhà lắm, nhưng ở quê thì làm gì cho ra tiền? Cực chẳng đã, vợ chồng tôi mới gửi con cho ông bà nội chăm sóc để đi làm. Lần nào đi, mấy đứa con nó cũng khóc. Thương quá nhưng biết làm sao được”.
Nguy cơ tai nạn vì nhiều hố ga mất, bung nắp
4 nội dung trọng tâm của diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" gồm: xây dựng thế hệ trẻ thời kỳ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; chống lãng phí và trách nhiệm của thế hệ trẻ; xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị.T.Ư Đoàn cho biết, diễn đàn nhằm nắm bắt thông tin, hoạt động của đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh thiếu nhi bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến của mình cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.Đồng thời, diễn đàn cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.Chương trình được truyền hình trực tiếp trên các nền tảng số của Báo Thanh Niên.