HyunA 'gây choáng' khi chỉ ăn một miếng cơm cuộn mỗi ngày
Đây là ca khúc "mở bát" Gala Nhạc Việt Tết 2025, chương trình nhạc xuân được ê kíp T Production sản xuất hàng năm. Noo Phước Thịnh bắt đầu tham gia Gala Nhạc Việt từ năm 2013 và đến nay đã góp mặt trong 11 số của chương trình. Anh đặc biệt ghi dấu ấn với 6 tiết mục mang chủ đề tết, gồm: Xuân ca (2013), Những ngày xuân rực rỡ (2016), Chúc Tết mọi nhà, Hạnh phúc xuân ngời (2017), Năm qua đã làm gì (2020), Về nhà thôi nhé (2024). Trong số đó, Năm qua đã làm gì được xem là "big hit" của Noo Phước Thịnh, được khán giả yêu thích bật nghe mỗi dịp Tết đến xuân về. Năm nay, với chủ đề Tết là nguồn cội, Gala Nhạc Việt đem lại không khí tết đậm chất truyền thống nhưng vẫn không kém phần hiện đại, với sự tham gia của hơn 50 văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam. Bài hát Khổ quá thì về mẹ nuôi được sáng tác bởi nhạc sĩ Phát Huy T4 (tên thật là Trương Đan Huy, sinh năm 2004 tại Quảng Ngãi), do ca sĩ Noo Phước Thịnh trình bày, là video music đầu tiên được Gala Nhạc Việt chọn ra mắt trên YouTube tối 7.1. Các tiết mục khác của chương trình sẽ chính thức trình làng từ 19 giờ ngày 22.1. Tiết mục Khổ quá thì về mẹ nuôi được dàn dựng mộc mạc, đơn giản với phần xuất hiện chính của Noo Phước Thịnh trên sân khấu cùng sự phụ diễn của nhạc sĩ Phát Huy T4 và vũ đoàn Bước Nhảy. Bài hát mang tiết tấu nhanh, với lời ca thể hiện tâm trạng của một người con đang cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi giữa guồng quay công việc nơi thành phố xa hoa. Người con chỉ khao khát được trở về quê hương, nơi có cha mẹ đợi chờ và những điều bình dị, thân thuộc nhất. Phần kết của bài hát là lời nhắn nhủ từ người mẹ: không cần con mang tiền về, chỉ cần cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy bên nhau.Noo Phước Thịnh chia sẻ, anh đã gắn bó với Gala Nhạc Việt hơn 10 năm, thể hiện nhiều thể loại ca khúc khác nhau, đặc biệt là những bài hát về mùa xuân đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. "Tôi đã thể hiện quá nhiều ca khúc xuân trước đây, nên chưa biết phải làm gì hay hát gì để tạo sự mới mẻ. Việc tìm một bài hát khiến tôi đặc biệt yêu thích cũng không hề dễ dàng. Nhưng rồi mọi thứ như một cái duyên, khi đến phút 90, tôi đã tìm thấy Khổ quá thì về mẹ nuôi, và vừa nghe qua bản demo, tôi đã khóc. Bài hát chạm đến cảm xúc của tôi rất nhiều", anh nói.Qua ca khúc, nam ca sĩ muốn gửi gắm thông điệp đến mọi người: "Tết này, hãy trở về bên gia đình, bởi dù cuộc sống có mệt mỏi và áp lực đến đâu, nhà vẫn luôn là nơi ấm áp nhất!"."Tôi hy vọng bài hát này, với giai điệu sâu lắng, sẽ chạm được đến trái tim của những ai đang băn khoăn giữa việc tiếp tục gồng gánh áp lực ở thành phố hay buông bỏ tất cả để trở về với gia đình...", Noo Phước Thịnh thổ lộ. Nam ca sĩ cũng bày tỏ rằng mỗi dịp xuân về, anh đều mong muốn được góp mặt trong một chương trình nghệ thuật hoành tráng để gặp gỡ và mang đến cho khán giả một mùa xuân tràn đầy niềm vui và hy vọng. Về những kế hoạch trong năm mới 2025, Noo Phước Thịnh không hứa hẹn nhiều mà chỉ tiết lộ sẽ có nhiều điều thú vị. Điều anh mong lúc này là khán giả sẽ ủng hộ "phát pháo" đầu tiên trong năm của anh với ca khúc Khổ quá thì về mẹ nuôi tại Gala Nhạc Việt.Cách sử dụng ChatGPT Plus miễn phí
Tối 31.12, không khí TP.HCM trở nên sôi động với hàng loạt sự kiện đón năm mới, thu hút hàng trăm nghìn người dân. Nhận thấy nhu cầu di chuyển tăng cao, đơn vị vận hành metro đã nhanh chóng đề xuất tăng chuyến để phục vụ, và quyết định này được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thông qua ngay trong chiều cuối năm.Chuyến tàu cuối cùng khởi hành lúc 23 giờ, trễ hơn một tiếng so với thường ngày, để kịp phục vụ người dân đi lại trong thời điểm đông đúc nhất.Anh Cao Minh Phụng (40 tuổi, Bà Điểm, Hóc Môn) lần đầu tiên trải nghiệm metro cùng gia đình trong dịp đặc biệt này. "Metro khai trương đã hơn 10 ngày, nhưng nay anh mới có dịp dẫn cả nhà đi. Tối nay, bọn anh còn tính đi xem pháo hoa. Hy vọng về không quá trễ," anh Phụng chia sẻ.Trên chuyến tàu từ TP.Thủ Đức về trung tâm thành phố, anh Phụng bồi hồi nhớ lại cảm giác lần đầu đi metro ở Singapore cách đây hơn 10 năm."Việt Nam mình bây giờ có metro hiện đại, sạch đẹp, đi rất thích. Năm mới hy vọng sẽ có nhiều dự định thành công," anh nói.Giống như anh Phụng, gia đình chị Thu Hà (Q.1) cũng tận hưởng không khí giao thừa trên tuyến metro mới. Chị cùng chồng và con trai nhỏ bắt tàu từ ga Bến Thành đến ga Tân Cảng để dạo phố."Ngày xưa chị từng đi metro ở Trung Quốc, giờ đi ở Việt Nam cảm thấy rất vui và tự hào. Tàu sạch, rộng, mát mẻ, đúng là niềm tự hào của thành phố", chị Hà bày tỏ.Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chị Hà không giấu được cảm xúc hồi hộp: "Dù năm cũ có khó khăn, mọi chuyện cũng qua. Năm mới mong mọi điều tốt đẹp hơn đến với gia đình và mọi người".Không khí nhộn nhịp ở ga tàu không chỉ đến từ hành khách mà còn từ những nhân viên âm thầm làm việc xuyên đêm để đảm bảo các chuyến tàu vận hành trơn tru."Dạ, mọi người hướng về phía tay trái giúp em nhé, đó là lối vào!" một nhân viên ga tàu nhiệt tình hướng dẫn.Từ 0 giờ 30 phút sáng 1.1, 14 chuyến tàu đặc biệt được tăng cường để chở người dân về nhà sau khi tham gia lễ hội chào đón năm mới. Metro số 1, với hành trình kéo dài 30 phút từ ga Suối Tiên (TP.Thủ Đức) đến ga Bến Thành (Q.1), đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho hàng nghìn người dân trong đêm giao thừa.Tuyến metro số 1 chính thức vận hành từ ngày 22.12.2024, và trong giai đoạn đầu, vé được miễn phí đến hết ngày 20.1.2025. Mỗi ngày, metro đón hàng trăm nghìn lượt khách, cao điểm lên đến hơn 200.000 lượt.Sau thời gian miễn phí, người dân có thể mua vé linh hoạt qua nhiều hình thức như mã QR, thẻ ngân hàng, hoặc căn cước công dân gắn chip.Hệ thống metro không chỉ mở ra một chương mới cho giao thông công cộng tại TP.HCM mà còn mang lại hy vọng về sự phát triển bền vững trong tương lai. Trên những chuyến tàu cuối năm cũ và đầu năm mới, không khí lạc quan, háo hức lan tỏa qua từng lời chúc và ánh mắt của hành khách.
Sản xuất nhang giả, 2 vợ chồng lãnh án tù
Hôm nay (20.3), Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức họp báo công bố "Giải pickleball Báo Phụ nữ TPHCM lần thứ 2 năm 2025 - 50 năm thống nhất non sông". Giải đấu hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Báo Phụ nữ TPHCM (19.5.1975 - 19.5.2025).Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ nữ TPHCM cho biết: "Đây là một giải đấu mang ý nghĩa đặc biệt, bởi chúng tôi tin rằng pickleball là môn thể thao gắn kết gia đình. Câu chuyện về sự gắn kết này đã được minh chứng rõ nét tại giải đấu lần đầu tiên vào năm ngoái. Nhiều cặp đôi đã chia sẻ rằng, từ khi cùng nhau chơi pickleball, mối quan hệ gia đình của họ trở nên khăng khít hơn. Thay vì mỗi người một góc với chiếc điện thoại, họ cùng nhau ăn tối, chia sẻ về những trận đấu, những người bạn mới. Nhờ đó, không khí gia đình trở nên ấm áp và gắn bó hơn". Nét đáng chú ý của giải là có đến 9 nội dung tranh tài gồm đôi nữ 4.5, đôi nữ 6.0, đôi nữ mở rộng, đôi mẹ con, đôi cha con, đôi vợ chồng, đôi người nổi tiếng, đôi nam nữ cán bộ công chức, đôi nữ cán bộ công chức. Với nội dung đa dạng là cơ hội để nhiều đối tượng, nhiều VĐV các trình độ khác nhau có cơ hội tham dự giải. Về cơ cấu giải thưởng, giải có tiền thưởng cao nhất là dành cho nội dung đôi nữ mở rộng với mức 10 triệu đồng cho hạng nhất, 5 triệu đồng hạng nhì, 3 triệu đồng hạng ba. Các nội dung còn lại có mức thưởng như nhau là 3 triệu đồng cho hạng nhất, 2 triệu đồng cho hạng nhì và 1 triệu đồng dành cho hạng ba. Giải diễn ra vào ngày 19, 20.4 tại sân pickleball Tana (29 Đào Duy Anh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Ngày 2.1, ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ (Nghệ An), cho biết vừa yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý việc doanh nghiệp mở đường, san lấp làm bãi tập kết cát sạn trái phép tại xã Kỳ Sơn (H.Tân Kỳ). Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, những ngày qua, Công ty TNHH Hải Liên (trụ sở tại TX.Hoàng Mai, Nghệ An) đã điều động máy múc, máy ủi đến xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn) để mở rộng con đường nối từ tỉnh lộ 534D đến sát mép sông Con (dài hơn 200 m) làm bãi tập kết và đường vận chuyển cát sạn. Đến nay, con đường đã được mở rộng khoảng 5 - 6 m, rải đá cấp phối và doanh nghiệp đang cho san lấp bãi tập kết cát sạn ngay gần sát mép sông. Việc làm bất chấp quy định của pháp luật này khiến người dân địa phương rất bức xúc.Sau khi nhận phản ánh của người dân, ngày 27.12.2024, UBND xã Kỳ Sơn đã kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp dừng thi công. Hạt Quản lý đường bộ H.Tân Kỳ cũng yêu cầu doanh nghiệp dừng việc đấu nối đường tự mở này với tỉnh lộ 534D.Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Kỳ Sơn, sau khi yêu cầu dừng thi công, doanh nghiệp đã không chấp hành các yêu cầu như biên bản đã lập, mà vẫn tiếp tục thi công. Một người dân ở xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn), cho biết do lo ngại việc khai thác cát sạn sẽ khiến nhà dân ở gần sông bị sạt lở, đời sống người dân gặp khó khăn khi hàng chục hộ dân lâu nay sống bằng nghề cào hến trên khúc sông này sẽ mất nghề nên người dân đã lập lán, cắt cử người ngăn cản việc mở đường, san ủi làm bãi tập kết cát sạn trái phép. Mỏ cát sạn này được cấp phép khai thác từ năm 2024, thời hạn 20 năm. Ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ, cho biết đến nay, doanh nghiệp chưa được cấp phép bãi tập kết cát sạn và việc doanh nghiệp tự ý mở đường, san ủi đất để lập bãi tập kết là trái quy định của pháp luật.
Nỗ lực vực dậy sức mua, nhiều mẫu ô tô tăng ưu đãi, giảm giá
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm: