Những chuyện hay tôi kể... với tổng giải thưởng 100 triệu đồng
Thông tin từ cơ quan công an, đơn vị đã lập biên bản đối với ông V.H.H (44 tuổi, ở xã Diên Thọ, H.Diên Khánh) về hành vi điều khiển xe đi không đúng làn đường quy định, theo điểm b, khoản 5, điều 6 Nghị định 168. Tài xế đồng thời bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng và bị trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.Trước đó, ngày 4.2, Phòng CSGT nhận được hình ảnh người dân cung cấp về trường hợp xe đầu kéo BS 79H - 066.50 do tài xế H. điều khiển đi không đúng làn đường, gây ùn tắc giao thông và gây bức xúc cho người tham gia giao thông trên tuyến tránh quốc lộ 1 qua địa phận H.Diên Khánh.Sau khi tiếp nhận, Phòng CSGT đã gửi hình ảnh cho Đội Cảnh sát giao thông đường bộ xác minh, xử lý theo thẩm quyền. Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra lúc 17 giờ 37 phút ngày 4.2 tại Km 1476+500 quốc lộ 1, tuyến tránh H.Diên Khánh. Tại cơ quan công an, tài xế H. đã thừa nhận hành vi vi phạm.Mạo hiểm treo người trên không, Phan Thị Mơ giành quán quân 'Cười xuyên Việt'
Không khác gì so với những con đường, tuyến phố lớn được trang trí tết bắt mắt, thu hút nhiều người đến tham quan chụp ảnh. Ở góc nhỏ của nhiều con hẻm hiện nay cũng trở nên sống động và rực rỡ không kém. Góc tết nhỏ ở hẻm không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn trở thành nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, khi người dân chung tay trang trí, làm đẹp để đón Tết Ất Tỵ.Dạo quanh một vòng các con hẻm như: 100 đường Trần Hưng Đạo, 168 đường Nguyễn Thái Bình, 245 đường Nguyễn Trãi (Q.1), 115 đường Nguyễn Công Hoan (Q.Phú Nhuận), 59 đường Trần Quang Diệu (Q.3)… mới thấy không khí tết ở hẻm ấm áp lạ thường. Tuy mỗi con hẻm được trang trí tiểu cảnh khác nhau, nhưng tựu trung lại đều đậm chất tết với những cành mai, cành đào, bánh tét, bánh chưng, khung cảnh tết xưa và nay…Bà Phan Thị Cẩm Hồng, Trưởng khu phố 9, P.Nguyễn Thái Bình (Q.1, TP.HCM) cho biết từ ngày 14.1 nhiều người dân trong khu phố đã cùng lên ý tưởng và bắt tay vào thực hiện. Sau vài ngày, khu vực đầu hẻm 168 đường Nguyễn Thái Bình cũng đã hoàn thành việc trang trí cho Tết Ất Tỵ năm nay. Bà Hồng nói thêm, không gian ở hẻm 168 năm nay được tái hiện không khí tết xưa. Trong đó, sẽ bài trí ti vi cũ, bình trà, cùng nhiều vật dụng của thời điểm cách đây hàng chục năm. Cạnh bên là gánh lúa, nếp và đậu xanh đều là những mặt hàng thật được đặt tại đây. Những ý tưởng này theo bà đến từ những người trẻ khi bắt tay thực hiện. "Nhờ không gian này mà khi ai ra vào đều cảm nhận được sự nồng ấm, không gian chụp ảnh và nhất là nhắc nhở cho bà con là tết đang đến gần", bà Hồng chia sẻ.
Món ngũ cốc má rang - truyện ngắn của Đặng Khuất Hậu (Bình Định)
Ngày 9.2, anh Trần Đăng Dân (46 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết đã trình báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) về việc ông Trần Vệ (66 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình; ba ruột anh Dân) chở cháu đi học rồi mất liên lạc với gia đình nhiều ngày, chưa thấy về.Theo anh Dân, sáng 7.2, ông Vệ chạy xe đạp từ nhà ở đường Liên ấp 2-3-4 (xã Vĩnh Lộc A) chở cháu gái đến Trường tiểu học Vĩnh Lộc 2 (H.Bình Chánh) để đi học. Sau khi chở cháu gái đi học, đến trưa cùng ngày, người nhà không thấy ông Vệ quay về nhà nên đi tìm. Đến thời điểm hiện tại, đã 2 ngày gia đình mất liên lạc hoàn toàn với ông Vệ. Gia đình đi tìm nhiều nơi nhưng không gặp và cũng đã báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) để hỗ trợ tìm kiếm ông Vệ.Cũng theo anh Dân, hằng ngày con gái anh đi học đều do cha mẹ hoặc nhờ hàng xóm đưa đi giúp.Sáng 7.2, khi mọi người chưa kịp đưa bé đi học, vì thương cháu, ông Vệ lấy xe đạp chở cháu đi học.Đoạn đường từ nhà anh Dân đến trường học của con gái chỉ hơn 1,5 km. Tuy nhiên, theo anh Dân, ba ruột của anh từ quê Quảng Bình mới vào TP.HCM được 1 ngày (vào ngày 6.2) để thăm con cháu. Do chưa quen đường, đây có thể là nguyên nhân khiến ông Vệ bị lạc. Theo đó, khi đi ông Vệ chạy chiếc xe đạp màu trắng, quần dài màu xanh bộ đội, áo xanh biển đậm.Ông Trần Vệ đã mất liên lạc 2 ngày nay, hiện gia đình anh Dân cùng Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) đang tìm kiếm. Người dân khi thấy hay biết thông tin gì về ông Trần Vệ xin liên hệ gia đình qua số điện thoại 0938 717415.
Các bạn nhỏ và phụ huynh thoải mái đọc sách miễn phí, tham gia các trò chơi vui nhộn và đặc biệt là cùng quyên góp sách ủng hộ trẻ em vùng cao. Thật bất ngờ chỉ với lời kêu gọi được gửi đi trước đó, hơn 600 cuốn sách cũ đã được ủng hộ. Toàn bộ số sách này sẽ được ban tổ chức mang tới với trẻ em vùng cao xứ Nghệ.
Anh Nguyễn Minh Triết thăm, tặng quà các đội hình Tiếp sức mùa thi tại Đồng Nai
Những ngày giáp Tết Nguyên đán luôn là khoảng thời gian đông vui nhất, nao nức nhất. Người người, nhà nhà hối hả ngược xuôi lo những công việc còn dang dở cho kịp xong xuôi trước giao thừa, người tới chợ lá dong lo mua lá gói bánh, người ghé chợ mua những món ăn truyền thống để chuẩn bị cúng kiếng ông bà tổ tiên. Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Tân Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM, mặc áo dài, hòa mình trong không khí hối hả của giáp tết, ghi lại bộ ảnh đẹp độc đáo.Thầy Nguyễn Tuấn Anh cho hay bản thân mình muốn chọn chủ đề "tết về quê" bởi "về quê" chính là trở về cội nguồn, truyền thống nhất. Truyền thống không chỉ là hình ảnh những tà áo dài ở những hội thi trang trí hoa mai, hoa đào, gói bánh chưng, bánh tét... Và vẻ đẹp không chỉ nằm ở những bộ ảnh được "check in" ở những nơi sang chảnh, mà ở ngay những nơi quen thuộc - ngôi chợ."Tôi đã nhận ra vẻ đẹp độc đáo của chợ truyền thống, đặc biệt trong những ngày giáp tết. Những hàng quà bày bán ở mỗi chợ tiêu biểu cho mỗi vùng miền. Như chợ lá dong trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM hay còn gọi là ngã ba Ông Tạ, mấy chục năm qua, cứ mỗi độ tết đến lại tấp nập với cảnh mua bán lá dong phục vụ người dân gói bánh chưng tết. Mặc dù được gọi là chợ, song nơi này rất đặc biệt, khi một năm chỉ họp một lần duy nhất vào những ngày cận Tết Nguyên đán, từ ngày 21 đến 28 tết. Chợ bắt đầu tấp nập người mua bán từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya trong các ngày họp chợ", thầy Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.Trong bộ ảnh tết của mình, thầy giáo Tuấn Anh còn chụp nhiều tấm ở chợ Bà Hoa, quận Tân Bình - ngôi chợ từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc với những người con miền Trung xa quê. Trong những ngày giáp tết, ngôi chợ này luôn nhộn nhịp cảnh người bán, người mua từ sáng sớm đến tận tối. Những gian hàng thường ngày chỉ bán mì Quảng, cao lầu, bánh tráng, bánh thuẫn… thì nay có thêm bánh tét, bánh chưng, những cây bánh in vàng rực để cúng bàn Phật, hay những cây bánh ngũ sắc để cúng ông, bà, tổ tiên.Theo giáo viên mỹ thuật tại TP.HCM, chợ tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hóa màu sắc bao đời của người Việt. Chợ tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. "Tôi muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp ngày xuân trong chợ tết. Chợ tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua. Bởi thế, những phiên chợ tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt", thầy Nguyễn Tuấn Anh bộc bạch.