10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.Đường thi công quá ì ạch
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
Thay đổi về hồ sơ học lái xe từ ngày 1.6.2024, học viên cần biết
Diễn biến giảm giá hiện nay phù hợp với các dự đoán trước đó của một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi. Cụ thể, giá heo hơi xuất chuồng của Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực tạo ra áp lực thẩm lậu qua biên giới, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn chưa hồi phục. Về phía người chăn nuôi, mức giá đang ở mức chấp nhận được để bù đắp lại giai đoạn thua lỗ trước đây.
Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm cơ bản thống nhất với đề xuất của thường trực các tiểu ban và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới; đồng thời lưu ý tiếp tục tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa các dự thảo báo cáo theo hướng ngắn gọn.Trong đó, Tổng Bí thư lưu ý, cần đánh giá khái quát những vấn đề mang tầm chiến lược, nêu bật ý chí quyết tâm, khát vọng phát triển bứt phá vươn lên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Tổng Bí thư yêu cầu, các báo cáo phải viết theo hướng hành động và triển khai ngay vào thực tiễn để các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên có niềm tin và thấy rõ mục tiêu đặt ra là có cơ sở và thực hiện được. Tinh thần là ngay khi được thông qua, cả hệ thống chính trị sẽ triển khai ngay.Tổng Bí thư chỉ rõ, cần cập nhật, làm sâu sắc hơn các đánh giá về kết quả đạt được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm 40 năm đổi mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Cùng đó là kết quả sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị phản ánh rõ nét hơn kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật trong những năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XIII. Tổng Bí thư yêu cầu việc này cần được thực hiện với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá những tồn tại, hạn chế, những điểm nghẽn, nút thắt nổi cộm trên các lĩnh vực.Tổng Bí thư lưu ý, phải đánh giá thật khách quan để định vị rõ chúng ta đang ở đâu, trình độ phát triển đang ở mức độ nào, có những giải pháp đúng để triển khai, không tô hồng thành tích nhưng cũng không bi quan chỉ thấy được tồn tại, hạn chế mà không đánh giá đúng thành tích kết quả.Bên cạnh đó, tiếp tục cập nhật bổ sung, đánh giá, phân tích dự báo chiến lược về bối cảnh quốc tế, xu hướng, nhất là những vấn đề mới có thể tác động trực tiếp đến nước ta cả trước mắt và lâu dài, để Đảng và Nhà nước có chiến lược, đối sách phù hợp…Tổng Bí thư nêu rõ, xuyên suốt các văn kiện phải bổ sung và nhấn mạnh vai trò then chốt của công tác xây dựng Đảng, khẳng định sự kiên định đường lối đổi mới. Đồng thời, phải thấy rõ Đảng đang gánh vác trọng trách lịch sử lãnh đạo đất nước bước vào kỷ nguyên mới với nhiều khó khăn, thách thức; đòi hỏi Đảng ta không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, năng lực đổi mới, từng bước tự hoàn thiện mình để hoàn thành trọng trách lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.Nhấn mạnh thời gian không còn nhiều, Tổng Bí thư đề nghị, thường trực các tiểu ban chỉ đạo tổ biên tập chỉnh sửa, hoàn thiện, dành thời gian thỏa đáng, tập trung công sức, trí tuệ để hoàn thành công việc đạt chất lượng cao nhất và đúng tiến độ đề ra.
Phong cách thời trang ấn tượng của dàn sao 85 khi chung khung hình
Tiêu chuẩn này yêu cầu khắt khe về mọi mặt của quy trình sản xuất ra sản phẩm, từ vật liệu, năng lượng, tái chế bao bì, sử dụng nước đến giảm thiểu carbon... Đáng chú ý, các nhà máy IMP2 và IMP3, IMP cũng xây dựng hệ thống xử lý nước thải ban đầu theo tiêu chuẩn châu Âu. Công ty tổng hợp số liệu phát thải carbon hằng quý, đồng thời phối hợp với các phòng ban trình Hội đồng Quản trị phê duyệt các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2025. Sự tuân thủ khắt khe này đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho IMP cũng như cho môi trường và hệ sinh thái trên địa bàn mà công ty hoạt động sản xuất kinh doanh.