Chính phủ New Zealand tổ chức sự kiện giáo dục lớn nhất cho người Việt
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.VinaCapital ra mắt quỹ đầu tư thứ 7 tại Việt Nam
Chính sách quản trị kiên định, thực hành phát triển bền vững, tối ưu hóa nguồn lực trong năm 2023 giúp Masan High-Tech Materials được vinh danh trong nhiều giải thưởng lớn: TOP 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam (năm thứ 6 liên tiếp). Giải thưởng do Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng.
Trao bằng khen cho hai học sinh đoạt giải thưởng khoa học kỹ thuật quốc tế
Ngày 16.3, HĐND TP.HCM phối hợp Đài truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời tháng 3.2025, chủ đề Tinh gọn sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.Tại chương trình, cử tri Trần Thị Như Phương, thành viên hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) đặt vấn đề, TP.HCM có số lượng không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy đã được chăm lo theo Nghị định 178 năm 2024 của Chính phủ và Nghị quyết 01 của HĐND TP.HCM. "Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận vẫn còn sức khoẻ, có trình độ, năng lực. Do đó, mong muốn lãnh đạo TP.HCM quan tâm, có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ, giới thiệu việc làm mới để người lao động tiếp tục làm việc, được cống hiến cho sự phát triển của thành phố", bà Phương nêu ý kiến.Trả lời cử tri, ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết: "Hiện sở đã tham mưu UBND TP.HCM tiếp tục thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến Nghị quyết 178 của Chính phủ cũng như Nghị quyết 01 của HĐND TP.HCM về chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó, thành phố cũng huy động các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố ưu tiên tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư, tạo điều kiện trưng dụng và khai thác hiệu quả nguồn lực".Với các cá nhân mong muốn tự khởi nghiệp, thông tin về các chế độ, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, chuyển đổi công việc, ông Nam cho hay, TP.HCM có chương trình hỗ trợ thúc đẩy vay vốn ưu đãi, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và kết nối với các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, TP.HCM còn tăng cường thông tin, giới thiệu việc làm đến các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận nhân sự. Đồng thời, tích cực phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao… để giới thiệu việc làm cho đội ngũ dôi dư sau sắp xếp.Còn cử tri Lý Kim Anh (Q.6) đề nghị TP.HCM sớm hoàn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy để đưa vào hoạt động và phục vụ người dân được liên tục, thuận lợi. Với những cán bộ tiếp tục công tác sau sắp xếp bộ máy, cử tri Kim Anh đề xuất chính quyền thành phố có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.Về vấn đề này, ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết hiện TP.HCM đã triển khai thực hiện hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị, cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp từ cấp thành phố đến quận, huyện và đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.3.2025. Như vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện, các hồ sơ, thủ tục vẫn được đảm bảo thông suốt và phục vụ tốt theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp."Hiện TP.HCM cũng đang tiếp tục chuẩn bị các dự thảo, đề án để thực hiện chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục sắp xếp một số tỉnh, thành, không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã", ông Nam thông tin.Với các cán bộ còn tiếp tục công tác sau sắp xếp bộ máy, hiện TP.HCM tập trung thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ."TP.HCM đang xây dựng và triển khai đề án Xây dựng nền công vụ hiện đại, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Trung ương là ngày càng hiện đại và hội nhập. Tiếp tục triển khai đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn chuyên sâu và có tổ chức, giai đoạn 2026 - 2030. Năm 2025, thành phố sẽ tổ chức 55 lớp bồi dưỡng cho khoảng 32.000 cán bộ, công chức, kể cả trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, phục vụ người dân", lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM thông tin.Bên cạnh đó, TP.HCM cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động sắp xếp, bố trí các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại cơ quan, đơn vị và cử nhân sự tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo do Trung ương và thành phố tổ chức. Trong đó, ưu tiên đội ngũ cán bộ, công chức có tiếp nhận nhiệm vụ mới hoặc có chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ là từ đơn vị này sang đơn vị khác.
Ngày 9.2, anh Trần Đăng Dân (46 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết đã trình báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) về việc ông Trần Vệ (66 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình; ba ruột anh Dân) chở cháu đi học rồi mất liên lạc với gia đình nhiều ngày, chưa thấy về.Theo anh Dân, sáng 7.2, ông Vệ chạy xe đạp từ nhà ở đường Liên ấp 2-3-4 (xã Vĩnh Lộc A) chở cháu gái đến Trường tiểu học Vĩnh Lộc 2 (H.Bình Chánh) để đi học. Sau khi chở cháu gái đi học, đến trưa cùng ngày, người nhà không thấy ông Vệ quay về nhà nên đi tìm. Đến thời điểm hiện tại, đã 2 ngày gia đình mất liên lạc hoàn toàn với ông Vệ. Gia đình đi tìm nhiều nơi nhưng không gặp và cũng đã báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) để hỗ trợ tìm kiếm ông Vệ.Cũng theo anh Dân, hằng ngày con gái anh đi học đều do cha mẹ hoặc nhờ hàng xóm đưa đi giúp.Sáng 7.2, khi mọi người chưa kịp đưa bé đi học, vì thương cháu, ông Vệ lấy xe đạp chở cháu đi học.Đoạn đường từ nhà anh Dân đến trường học của con gái chỉ hơn 1,5 km. Tuy nhiên, theo anh Dân, ba ruột của anh từ quê Quảng Bình mới vào TP.HCM được 1 ngày (vào ngày 6.2) để thăm con cháu. Do chưa quen đường, đây có thể là nguyên nhân khiến ông Vệ bị lạc. Theo đó, khi đi ông Vệ chạy chiếc xe đạp màu trắng, quần dài màu xanh bộ đội, áo xanh biển đậm.Ông Trần Vệ đã mất liên lạc 2 ngày nay, hiện gia đình anh Dân cùng Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) đang tìm kiếm. Người dân khi thấy hay biết thông tin gì về ông Trần Vệ xin liên hệ gia đình qua số điện thoại 0938 717415.
Livestream kinh doanh quần áo trên TikTok, sẵn sàng 'cởi' để bán được hàng
Ra đời năm 2001 tại Thượng Hải, CHANDO Himalaya đã tạo được dấu ấn tại thị trường quốc tế nhờ những bước đi tiên phong về công nghệ và thành phần tinh khiết từ tự nhiên. Sau 23 năm phát triển, thương hiệu đã có mặt tại 10 quốc gia, trong đó Việt Nam là thị trường thứ 10 với nhiều tiềm năng bứt phá. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của CHANDO Himalaya nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khách hàng nhờ công dụng vượt trội, đem lại hiệu quả khác biệt trên làn da của người tiêu dùng Việt. Theo thống kê, doanh số của CHANDO Himalaya tại Việt Nam tăng trưởng dương mỗi tháng trong quý gần nhất.Những sản phẩm làm nên "tên tuổi" của CHANDO Himalaya có thể kể đến: mặt nạ chiết xuất thảo mộc, Himalayan Essence, tinh chất trẻ hóa New Time Frozen… Không chỉ vậy, CHANDO Himalaya còn chủ động nghiên cứu tính chất và nhu cầu riêng biệt của làn da phụ nữ Việt để cho ra những sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam: kem chống nắng phổ rộng, kem nâng tông 5 trong 1, dòng sản phẩm làm sạch sâu.Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, thương hiệu CHANDO Himalaya gia nhập thị trường như một tên tuổi đầy triển vọng. Đến với Việt Nam, CHANDO Himalaya định vị rõ sứ mệnh và giá trị mang lại cho cộng đồng - tôn vinh vẻ đẹp độc bản, hài hòa trong sự kết nối với thiên nhiên và bền vững với thời gian. Chính vì vậy, định hướng phát triển của CHANDO Himalaya được xây dựng dựng trên ba yếu tố: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".Thiên thời - xu hướng đổi mới thành phần, công nghệ của ngành mỹ phẩm toàn thế giới; sự thành công của chuyển đổi số giúp khách hàng tiếp cận được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu hơn. Địa lợi - sự cộng hưởng của văn hóa phương Đông, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng và nhu cầu nâng cấp tiêu dùng nói chung. Điều này định hình rõ nét ngành mỹ phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho CHANDO Himalaya thấu hiểu khách hàng nhiều hơn, từ đó nghiên cứu các dòng sản phẩm thực sự phù hợp.Nhân hòa - sự kết nối sâu rộng các kênh bán, giúp CHANDO Himalaya tạo được mạng lưới bán hàng và chăm sóc khách hàng chặt chẽ, cam kết đem đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất.Có thể nói, với những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển dựa trên những yếu tố cốt lõi, CHANDO Himalaya hoàn toàn có tiềm năng để phát triển ở thị trường Việt Nam. Thông qua sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người và tầm nhìn chiến lược, CHANDO Himalaya hứa hẹn sẽ góp phần tăng trưởng vững chắc cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai.