Mỹ đã chuẩn bị cho chuyến thăm Kyiv bí mật của ông Biden thế nào?
Tiếng súng vang lên giữa một vùng nông thôn Nhật Bản. Một con gấu nằm gục trong lồng.Gấu đang tiến gần hơn đến nhà dân và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Việc giữ an toàn cho người dân thị trấn được đặt trên vai một nhóm thợ săn lớn tuổi, như ông Haruo Ikegami, người năm nay đã 75 tuổi.Từng là những thợ săn mạnh mẽ băng rừng, lùng sục trong những lùm cây rậm rạp để săn gấu, nhưng những thợ săn như ông Ikegami giờ đã lớn tuổi và số lượng cũng giảm đi rất nhiều. Dân số Nhật Bản đang già đi và giảm dần. Tính đến năm 2020, khoảng 60% người có giấy phép sử dụng súng, như ông Ikegami, đều đã trên 60 tuổi. Và tại những khu vực có gấu đi lại, một số cư dân tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi những người thợ săn này không còn làm được công việc của mình nữa.Chính quyền địa phương cho biết giới chức đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề gấu.Theo đó, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết có trợ cấp cho chính quyền địa phương để đào tạo cán bộ và tiến hành diễn tập ứng phó với gấu.Nhưng theo những người thợ săn, các quan chức, người dân và chuyên gia mà Reuters phỏng vấn, sự phụ thuộc của nước Nhật Bản vào những thợ săn gấu có thể sẽ không còn được đảm bảo.Các chuyên gia cho biết môi trường sống của cả gấu đen và gấu nâu đều đang mở rộng, một phần là do tình trạng suy giảm dân số ở các vùng nông thôn. Một số người tin rằng điều này - cùng với việc đất nông nghiệp ít được canh tác - có thể khiến loài gấu trở nên táo bạo hơn.Hơn nữa, gấu cũng nuôi con gần khu định cư của con người hơn, khiến chúng bớt sợ con người hơn trước.Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm gia tăng các vụ va chạm giữa người và gấu. Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3.2024, có 219 người đã bị tấn công. Trong đó, 6 người thiệt mạng.Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, hơn 9.000 con gấu đen và nâu đã bị mắc bẫy và tiêu hủy trong thời gian đó.Một số công ty đang chuyển sang sử dụng công nghệ như một giải pháp thay thế. Như con robot “Sói quái vật” có thể gầm gừ, sủa và phát ra tiếng đe dọa. Có giá khoảng 2.500 USD, sản phẩm này được kích hoạt bằng cảm biến và chạy bằng năng lượng mặt trời.Phương pháp này đã đạt được một số thành công, nhưng ông Yamagishi giải thích rằng con người phải mất nhiều năm mới học được cách bẫy gấu và khẳng định chuyên môn của họ vẫn là không thể thiếu.Sách lược mới của Úc với EU
Để phòng bệnh cho thú cưng cũng như tránh lây nhiễm sang người, Phương cho biết đã tiêm vắc xin đầy đủ cho vật nuôi khi chúng còn nhỏ. Ngoài ra, cô nàng còn tiêm 3 mũi phòng bệnh, cứ 3 tháng tiêm nhắc lại 1 lần và xổ giun định kỳ cho mèo. Và bản thân cô nàng gen Z cũng xổ giun định kỳ mỗi năm 2 lần.
Những tấm lòng vàng 5.4.2024
Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh những ngày cận tết Ất Tỵ 2025 chìm trong mưa phùn và giá rét. Rét buốt, hanh khô của dải đất miền Trung cộng với nỗi khắc khoải nhớ nhà của các phạm nhân trong dịp tết đến, xuân về khiến cho không khí ở đây thêm phần da diết hơn.Tết là khoảng thời gian ai ai cũng nghĩ về gia đình, mong muốn được sum họp, đoàn viên với người thân bên mâm cơm ấm cúng. Song, những phạm nhân đang cải tạo chỉ có thể mơ ước hoặc hoài niệm về điều ấy. Theo quy định, trong những ngày tết, phạm nhân sẽ được ăn khẩu phần gấp 5 lần ngày thường. Do đó, từ đầu tháng chạp, cán bộ trại tạm giam đã lên kế hoạch cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm các loại.Những ngày cuối năm, khi "mùi của tết" len lỏi khắp phố phường ngoài kia thì bên trong Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, những cành đào cũng đua nhau khoe sắc. Các cán bộ quản giáo cùng với phạm nhân đang tất bật rửa lá dong, chẻ lạt, ngâm nếp, đậu xanh... chuẩn bị gói bánh chưng.Ở nơi tưởng chừng như không có mùa xuân này, cái tết đang về rất gần. Tết đối với những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại đây năm nào cũng có ý nghĩa riêng.Thượng tá Trần Hải Trung, Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết những ngày này tâm trạng các phạm nhân ảnh hưởng rất lớn bởi ai cũng mong muốn đoàn viên với gia đình. Bên cạnh việc siết chặt bảo vệ an toàn trại tạm giam, góp phần giữ vững an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán; lãnh đạo đơn vị cũng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chế độ cho các phạm nhân theo đúng quy định của Nhà nước.Năm nay, trại tạm giam tổ chức chương trình "Bánh chưng xanh", gần 1.000 chiếc bánh chưng đã được cán bộ và các phạm nhân tất bật gói nhiều ngày qua. Đây là hoạt động thường niên của đơn vị, qua đó tạo không khí ấm áp cho phạm nhân đang thụ án tại đây, cũng như để cho các phạm nhân cảm nhận được hương vị ngày tết. Đồng thời khích lệ, động viên để họ tích cực phấn đấu cải tạo, sớm được trở về với gia đình và tái hòa nhập xã hội.Năm nào cũng vậy, thời khắc giao thừa, ban giám thị sẽ chia nhau đến các phân trại, tặng quà, chúc tết các phạm nhân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để tìm cách khuyên giải, động viên họ yên tâm cải tạo, xóa bỏ những mặc cảm của mình.Cẩn thận xếp lá vào khuôn để gói bánh chưng, anh Nguyễn Quốc Trung (quê H.Đức Thọ, Hà Tĩnh) cho biết, đây là năm thứ 2, anh đón tết trong tù cho bản án 32 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. "Đây là những ngày buồn và nhớ nhà da diết. Khi vào tù, tôi mới thấm thía hết những tháng ngày tự do ở ngoài kia. Những ngày cuối năm cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những lỗi lầm mình đã gây ra và cũng nhắc nhở bản thân khi được trở về với gia đình, xã hội thì phải cố gắng nhiều hơn", Trung nói.Khi hỏi về nỗi nhớ nhà, nữ phạm nhân Nguyễn Thị Thúy giọng buồn rượi, đưa ánh mắt nhìn ra xa, chị nói "rất day dứt", không muốn nhắc lại ký ức đau buồn. "Tôi muốn quên hết tất cả, khi được trở về tái hòa nhập cộng đồng, tôi muốn mở ra một cuộc sống mới", chị Thúy chia sẻ.7 năm chấp hành án phạt tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chị đã nhìn nhận được tội lỗi của mình. Chị cho biết, từng có nghề nghiệp ổn định, gia đình hạnh phúc, nhưng vì một phút lầm lỡ, đã phải chôn vùi cuộc đời ở sau cánh cổng trại giam."Cái giá lớn nhất phải trả chính là đánh mất đi những điều quan trọng như người chồng hết mực yêu thương, tuổi trẻ, tương lai...", chị Thúy ngậm ngùi.Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh (P.Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh), thành lập năm 1991, là nơi tạm giam, tạm giữ hơn 500 phạm nhân, bị can các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như giết người, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Trong đó, có hơn 80 tử tù đang chờ thi hành án. Do tính chất đặc thù công việc, những ngày này, cán bộ quản giáo phải đảm bảo trực 100% quân số.
Ban giám khảo vòng chung khảo của cuộc thi có nhà thơ, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Chủ tịch ban giám khảo; nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến; đại diện Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu.
Những lưu ý trước khi đăng ký nguyện vọng lớp 10 tại TP.HCM
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...