Xe khách limousine chạy ẩu, cố tình chèn đường xe tải: Dân mạng phẫn nộ
Theo nghị quyết vừa được các đại biểu thông qua vào sáng 20.2, HĐND tỉnh Bình Thuận đã biểu quyết thành lập mới 6 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở Dân tộc và Tôn giáo (trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng quản lý, tham mưu tôn giáo từ Sở Nội vụ); Sở KH-CN (hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT); Sở Nội vụ (hợp nhất Sở Nội vụ với Sở LĐ-TB-XH); Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT); Sở Tài chính (hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT); Sở Xây dựng (hợp nhất Sở Xây dựng với Sở GT-VT).Đồng thời tổ chức lại Sở Công thương, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở VH-TT-DL và Sở Y tế...Nghị quyết này của HĐND tỉnh Bình Thuận có hiệu lực ngay sau khi được kỳ họp thông qua.Cũng tại kỳ họp, các đại biểu cũng biểu quyết cho thôi đại biểu HĐND tỉnh đối với đại tá Nguyễn Anh Nghĩa (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận) và Nguyễn Dân (nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Phong) do có đơn xin thôi làm nhiệm vụ, nghỉ hưu.Cũng trong sáng 20.2, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động, luân chuyển bà Nguyễn Thị Toàn Thắng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GĐ-ĐT Bình Thuận, đến nhận công tác tại Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Điều động ông Nguyễn Tuấn Anh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư; đến nhận công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận và giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có quyết định điều động, luân chuyển ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc Sở GT-VT Bình Thuận; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thay cho ông Nguyễn Tuấn Anh, kể từ ngày 20.2.2025.Buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường
Theo thông tin từ Booking.com, giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13 vinh danh hơn 1,71 triệu đối tác du lịch trên toàn cầu, bao gồm 1.711.539 cơ sở lưu trú, 1.329 công ty cho thuê xe và 124 đơn vị cung cấp dịch vụ taxi. Đây là cột mốc kỷ lục, tăng 16% so với năm trước. Việt Nam cũng ghi nhận bước tiến đáng kể với 13.003 đối tác đoạt giải, trong đó 6.502 đơn vị thuộc danh mục "Chỗ nghỉ như ở nhà", phản ánh xu hướng du lịch cá nhân hóa và trải nghiệm chân thực. Lọt vào danh sách những địa danh thân thiện nhất thế giới, tỉnh Kiên Giang đã khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của du lịch Việt Nam. Những năm qua, các đơn vị lưu trú tại Kiên Giang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho du khách trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, từ kiến trúc chỗ nghỉ, trải nghiệm ẩm thực phong phú cho đến phong cách phục vụ hiếu khách và dịch vụ tận tâm từ cộng đồng địa phương, đã giúp vùng đất này tạo dựng dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách quốc tế. Giữa bối cảnh du lịch toàn cầu ngày càng đề cao trải nghiệm cá nhân hóa và dịch vụ chất lượng, việc Kiên Giang được vinh danh trong Traveller Review Awards 2025 là rất đáng quan tâm. Với sự công nhận này, Kiên Giang không chỉ ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới mà còn góp phần đưa du lịch Việt Nam trở thành điểm đến đáng nhớ trên hành trình khám phá của du khách bốn phương.Danh sách "Những địa danh thân thiện nhất thế giới năm 2025" gồm nhiều điểm đến trải dài khắp các châu lục, từ những vùng đất giàu truyền thống văn hóa đến những thiên đường du lịch nổi tiếng: Osijek-Baranja (Croatia), Kakheti (Georgia), Madeira (Bồ Đào Nha), Misiones (Argentina), Graubünden (Thụy Sĩ), South Australia (Úc), Bretagne (Pháp), Baja California Sur (Mexico) và đặc biệt là Kiên Giang (Việt Nam) cùng Drenthe (Hà Lan).Bên cạnh đó, danh sách "Những thành phố thân thiện nhất thế giới năm 2025" cũng tôn vinh nhiều điểm đến hấp dẫn: Sigiriya (Sri Lanka), Cazorla (Tây Ban Nha), Urubici (Brazil), Taupo (New Zealand), St. Augustine (Mỹ), Orvieto (Ý), Manizales (Colombia), Quedlinburg (Đức), Ko Lanta (Thái Lan), Chester (Vương quốc Anh)…
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 10.10.2022
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Sáng nay (23.2), ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27.1.1995-27.1.2025). Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành và địa phương...Ngày 27.1.1995, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 16/CP thành lập ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế, giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, từ 3 trường ĐH thành viên với 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, đến nay hệ thống ĐHQG TP.HCM đã mở rộng thêm các lĩnh vực như: nông nghiệp, sư phạm, khoa học sức khỏe, nghệ thuật. Từ đó, góp phần hoàn thiện mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, mở rộng cả về không gian khi có thêm thành viên mới ở vùng ĐBSCL. Cơ chế tự chủ giúp đa dạng hóa nguồn lực tài chính, nổi bật là có 7 trên 8 trường ĐH thành viên đã tự chủ tài chính. Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM - mô hình quỹ ĐH đầu tiên của Việt Nam, đã huy động được gần 400 tỉ đồng tài trợ giúp sinh viên vượt khó.Với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có năng lực lãnh đạo và có tư duy khởi nghiệp, ĐHQG TP.HCM đã đào tạo và cung cấp gần 400.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ. Đơn vị ĐH này là cái nôi đào tạo, cung cấp nguồn cán bộ cấp chiến lược cho đất nước trong đó nhiều lãnh đạo giữ vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước; nhiều doanh nhân thành đạt, nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trong và ngoài nước cũng trưởng thành từ đây.ĐHQG TP.HCM còn là đơn vị tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip-bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng; dẫn đầu cả nước về số chương trình được xếp hạng thế giới. Đến năm 2025, ĐH này đã có 17 ngành, 3 lĩnh vực được xếp hạng, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế. Về nghiên cứu khoa học, ĐHQG TP.HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước về số bài báo công bố quốc tế với dấu mốc ấn tượng gần 3.200 bài báo trong danh mục Scopus năm 2024 (chiếm 13,6% tổng công bố cả nước). ĐH này còn là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ với nhiều bằng sáng chế quốc tế, nhiều sản phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là tế bào gốc, kỹ thuật y sinh, trí tuệ nhân tạo, chip - bán dẫn, đạt doanh thu trung bình 250-300 tỉ đồng mỗi năm.ĐHQG-HCM đã phát triển Khu đô thị ĐH xanh, thân thiện, hiện đại đầu tiên của cả nước với hệ thống giao thông được kết nối đồng bộ. Đáng chú ý trong đó, khu ký túc xá có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với hơn 50.000 chỗ ở hoàn thành...Với những thành tích xuất sắc đạt được, ĐHQG TP.HCM đã vinh dự được trao tặng các danh hiệu, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng nhất, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, ĐHQG TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng.Tầm nhìn của ĐHQG TP.HCM là trở thành hệ thống ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam với 3 giá trị cốt lõi: xuất sắc, tiên phong, chính trực trong đào tạo, nghiên cứu; trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động; gắn kết, phục vụ cộng đồng.Đến năm 2030, ĐHQG TP.HCM hướng đến mục tiêu thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trên 75%; đạt hơn 10 huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế cho các môn toán, tin học, vật lý, hóa học, sinh học; hầu hết sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp; công bố hơn 35.000 bài báo khoa học trong danh mục Scopus; có các chương trình đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học trong nhóm 50 châu Á…
'Khu nhà giàu' Thảo Điền nổi lên thành điểm ăn chơi 'ngầu' nhất TP.HCM
Ngày 16.1, tại P.Thuận Phước (Q.Hải Châu), UBND TP.Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định mở rộng và khai trương Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2. Đến dự có ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ.Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết Công viên phần mềm số 2 gồm 3 tòa nhà ICT, ICT1, ICT3 được đầu tư gần 1.400 tỉ đồng, xây dựng trên diện tích 2,8 ha, tổng diện tích sàn hơn 92.000 m2, dự kiến thu hút 6.000 người làm việc. Theo kế hoạch, từ hôm nay, TP.Đà Nẵng đưa vào sử dụng tòa nhà ICT1 với 8 tầng, tổng diện tích sàn hơn 39.000 m², diện tích khai thác 21.000 m². Trong đó, ưu tiên cho các đối tác chiến lược, các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. "Đã có hơn 30 doanh nghiệp đăng ký nhu cầu thuê văn phòng tại tòa nhà ICT1 với tổng diện tích đăng ký khoảng 25.000 m², vượt quá diện tích cho thuê của tòa nhà ICT1", ông Lê Trung Chinh cho biết. Cũng theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, sự kiện mở rộng và khai trương Công viên phần mềm số 2 góp phần tạo nền tảng, động lực mới… Nơi đây sẽ là điểm khởi đầu triển khai những chủ trương, chiến lược, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhất là các chính sách đặc thù đã ban hành đối với TP.Đà Nẵng.Ông Lê Trung Chinh thông tin thêm, toàn TP.Đà Nẵng hiện có 4 khu công nghệ thông tin tập trung. Cùng với các khu CNTT đang quy hoạch, xây dựng đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, từ một nơi gia công phần mềm ở thời kỳ đầu những năm 2000 với tỷ trọng gia công hơn 80%, nay TP.Đà Nẵng đã chuyển dịch sang phát triển sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT, tỷ trọng gia công giảm xuống dưới 40%. "Tỷ trọng kinh tế số năm 2023 chiếm 20,69% GRDP thành phố, vượt chỉ tiêu đề ra vào năm 2025 là 20%. Đà Nẵng từng bước định vị thương hiệu trên bản đồ công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới", ông Lê Trung Chinh nói.Cũng tại buổi lễ, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã trao quyết định mở rộng Khu Công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm số 2 cho UBND TP.Đà Nẵng; trao MOU với các đối tác hợp tác với thành phố trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ.